logo

Soạn bài: Phương pháp tả cảnh (chi tiết)


Soạn văn 6: Phương pháp tả cảnh


I. PHƯƠNG PHÁP VIẾT VĂN TẢ CẢNH

a. Đoạn 1:

Tả người – hình ảnh Dượng Hương Thư trong một chặng vượt thác để gợi lên hình ảnh thác nước hung dữ, đầy hiểm trở.

→ Chỉ bằng một đoạn văn miêu tả hình ảnh Dượng Thư thả rút sào, ghi sào ví như pho tượng đồng đúc, như hiệp sĩ oai linh hùng vĩ. Tác giả đã khéo léo dùng hình ảnh con người để tạo nên hình ảnh cảnh vật, cụ thể ở đây là hình ảnh thác dữ.

b. Đoạn 2:

- Tả cảnh dòng sông và rừng đước Năm Căn

- Miêu tả theo trình tự từ xa đến gần

c. Đoạn 3:

- Đoạn văn có bố cục 3 phần:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến màu của lũy : Giới thiệu khái quát về lũy tre làng

+ Đoạn 2: Tiếp đến lúc nào không rõ!: Miêu tả ba vòng của tre làng

+ Đoạn 3: Còn lại: Cảm nghĩ và nhận xét về loài tre

- Phương pháp tả cảnh: Từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong.


II. LUYỆN TẬP PHƯƠNG PHÁP VIẾT VĂN TẢ CẢNH VÀ BỐ CỤC BÀI TẢ CẢNH 

Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Nếu phải miêu tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn thì em sẽ miêu tả như thế nào?

a, Tả quang cảnh đó theo trình tự không gian, từ ngoài vào trong

+ Cảnh học sinh nhận đề, những gương mặt tiêu biểu của lớp

+ Các bạn chăm chú làm bài tập, giáo viên quan sát học sinh làm bài

+ Bên ngoài ô cửa sổ: lá cây, sân trường, âm thanh…

b, Theo trình tự thời gian từ lúc trống vào lớp đến lúc hết giờ

 Mở bài:

          Tiếng trống quen thuộc vang lên báo hiệu giờ vào lớp của chúng tôi, cuối cùng thì cũng đến tiết văn yêu thích của tôi rồi. Buổi học này chúng tôi sẽ tham gia viết tập làm văn, bài đầu tiên của năm học mới, tâm trạng thật khó tả. Không biết chúng tôi có làm tốt không đây, mọi người cũng đang lo lắng giống như tôi. Cứ mỗi lần đến giờ tập làm văn là lớp tôi lại yên lặng, tập trung đến lạ thường khác hẳn với sự nghịch ngợm, ồn ào mọi khi đó là điều đặc biệt khiến tôi luôn ghi nhớ.

Kết bài:

      Mỗi lần làm tập làm văn tôi lại có dịp ngắm nhìn kỹ các bạn của mình ở trạng thái trầm tư, đăm chiêu suy nghĩ khác với vẻ hồn nhiên, năng động ngày thường. Ngắm nhìn sự tập trung của mọi người, cảm nhận không gian yên tĩnh, chỉ có trong giờ tập làm văn luôn làm tôi thích thú.

Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

a, Tả theo trình tự thời gian:

- Trống thông báo hết tiết

- Học sinh từ các lớp ùa ra như đàn ong vỡ tổ

- Các trò chơi quen thuộc: đá cầu, nhảy dây, đuổi bắt,…

- Trống vào lớp: học sinh về lớp, có đám vẫn tiếc nuối,…

- Cảm xúc của người viết.

b, Lựa chọn một cảnh của sân trường trong giờ ra chơi viết thành đoạn văn:

     Giờ ra chơi nào cũng vậy, lớp chúng tôi lại cùng nhau chơi nhiều trò chơi. Hôm thì chơi đuổi bắt, hôm thì trốn tìm, nhảy dây. Hôm nay, lớp tôi chọn chơi ném lon sau một hồi bàn luận nhiệt tình. Có lớp thì chơi đá cầu, lớp chơi nhảy cao, bắn bi. Ở sân trường chúng tôi như có ranh giới riêng, mọi người đều hòa đồng chia sẻ khoảng sân để cùng nhau vui đùa. Trên hành lang là những bạn học sinh đứng trò chuyện, có bạn thì đứng theo dõi hoạt động trên sân. Những tán bang to tỏa ra như những chiếc ô lớn che mát cho lũ học trò nghịch ngợm chúng tôi. Cả không gian rộng lớn tràn ngập tiếng cười, tiếng nói, đó là không gian của tuổi thơ, của kí ức tuyệt vời.

Câu 3 (trang 47 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Dàn ý:

a, Mở bài: Giới thiệu khái quát về cảnh biển đẹp

b, Thân bài: Cảnh biển đẹp ở những thời điểm khác nhau:

- Buổi sớm nắng sáng: những cánh buồm …

- Buổi chiều gió mùa đông bắc: biển lặng, đỏ đục …

- Một ngày mưa rào: mưa dăng dăng bốn phía, biển óng ánh đủ màu sắc

- Có buổi nắng sớm mờ: biển bốc hơi,

- Một buổi chiều lạnh: nắng tắt sớm; nước biển dâng

- Chiều nắng tàn

- Buổi xế trưa

- Cảnh biển thay đổi màu sắc: trời dải mây trắng, trời âm u, trời àm ầm

c, Kết bài: Nêu cảm nhận khái quát về vẻ đẹp của biển

Tham khảo thêm: Soạn văn 6 Bài 21 (chi tiết)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác