logo

Soạn bài: Viết bài tập làm văn Số 5 - Văn tả cảnh (chi tiết)


Soạn văn 6: Viết bài tập làm văn Số 5 - Văn tả cảnh

Đề 1: Tả lại hình ảnh cây đào ngày tết

A: Mở bài : Giới thiệu khái quát

Mỗi độ xuân về là dịp để muôn hoa khoe sắc, nhưng đặc trưng của miền Bắc có lẽ là hình ảnh cây hoa đào của ngày tết cổ truyền.

B: Thân bài:

1. Hình dáng:

- Mỗi cây đào đều được trồng và cắt tỉa theo các dáng, các thế khác nhau, các cành thì được bó lại gọn gàng

- Có cây cao, cây thấp, trung bình tầm 1m50

- Gốc cây khá nhỏ đường kính tầm từ 4 đến 5 cm

- Từ cành chính mọc ra các nhánh nhỏ khác nhau tạo thành một hình vòm

- Cây có nhiều hoa, nụ hoa xen nhau mọc, tiết xuân làm cho những chiếc lá non mơn mởn màu xanh hòa với sắc hồng của hoa đào, chỉ có ở mùa xuân

2. Tả hoa đào:

- Một cây có nhiều hoa, những nụ hoa mọc từ cành cây,

- Có 2 loại đào: đào phai và đào bích, đào phai có màu hồng nhạt hơn, ví như viên ngọc hồng lung linh

- Khi nở thấy nhị hoa màu vàng, các cánh hoa xếp xen kẽ nhau

- Chạm nhẹ cánh hoa mịn màng như tấm lụa đào

- Hương thơm thanh mát

3. Cảm nhận của bản thân

- Hoa đào là lựa chọn đặc biệt ưu tiên của ngày tết của người dân miền Bắc

- Là nét đẹp truyền thống trong lòng người dân Bắc Bộ

- Tạo nên màu sắc không thể thiếu mỗi dịp tết đến xuân về

C: Kết bài

- Khẳng định vị trí của cây đào trong ngày tết, trong lòng người viết

- Cảm xúc khi mỗi lần đến dịp hoa đào nở …

Đề 2: Tả cây phượng vĩ

A: Mở bài

- Giới thiệu khái quát về cây phượng

+ Mỗi mùa thì có một loài cây loài hoa gắn liền, cây phượng là loài cây gắn liền với mùa hè và với mọi thế hệ học sinh Việt Nam

+ Miêu tả cụ thể cây phượng tại sân trường em

B: Thân bài

- Có từ năm nào em cũng chẳng biết nữa, chỉ biết bác bảo vệ kể nó có từ rất lâu rồi

- Cây phượng cao hơn nhà hai tầng

- Cành lá xum xuê, thân cây vừa vòng tay người ôm

- Lá phượng nhỏ như lá me, mọc lên đối xứng nhau, vươn ra từ các tán cây đón ánh nắng mặt trời

- Khi hạ đến, cùng với tiếng ve râm ran cả vùng trời là màu hoa phượng đỏ rực rỡ

- Mỗi bông hoa phượng có 4 cánh, 1 cánh sẽ có họa tiết khác tạo sự đặc biệt của loài hoa

- Có nhiều hoạt động dưới tán cây phượng trong những giờ ra chơi: đuổi bắt, bắn bi, trốn tìm…

- Các bạn nữ lấy hoa phượng kẹp vào sách, hay ép khô để lưu giữ kỉ niệm ngày hè, các bạn nam lấy nhụy hoa chơi chọi gà ….

- Cảm xúc: Phượng ra hoa báo hiệu mùa hè rực rỡ nắng vàng đến nhưng cũng báo hiệu một mùa chia tay lại đến, cảm xúc bồi hồi, có rạo rực, có luyến tiếc, có chút buồn man mác…

C: Kết bài

- Nêu cảm nghĩ của bản thân về hình ảnh cây hoa phượng, một hình ảnh quen thuộc luôn gắn liền với tuổi học trò.

Đề 3: Miêu tả trận bão lũ khủng khiếp

A: Mở bài:

Giới thiệu khái quát về trận bão em được chứng kiến hoặc được nhìn thấy trên ti vi, sách báo

B: Thân bài

- Khái quát những nét chúng về cơn bão:

+ Diễn ra trong thời gian nào, là cơn bão to được dự báo trước như thê snaof trong các chương trình thời sự, ủy ban thông báo mức độ cơn bão như thế nào trước khi đổ bộ, và sau khi đổ bộ thì mức độ của cơn bão đó như thế nào.

+ Nó kéo trong bao lâu và khái quát mức độ thiệt hại về người và của của cơn bão để lại

- Tả cảnh trước khi bão đến

+ Bầu trời âm u, gió dần quật mạnh, mây đen kéo đến, mưa theo mây rào qua trước

+ Mọi người trống cây to, hoàn thiện nốt công tác chống bão, trẻ con ở hết trong nhà

+ Mọi nguồn điện đều bị cắt, các cây to được chặt bớt cành trơ ra …

- Tả cảnh trong bão:

+ Gió lốc ào ào, quật ngã, cuốc đi mọi thứ nó đi qua kèm theo đó là mưa to, những hạt mưa rào rào đổ xuống như ông trời đang ném ngàn viên đá xuống

+ Sấm sét ầm ầm, đánh xé trời

+ Nước càng ngày càng dân lên cao, cuốn trôi mọi thứ, nhấn chìm đồng ruộng, nhà cửa

+ Cây cối đổ rạp, có cây bị lật gốc …

+ Người dân phải di chuyển đến nơi an toàn: người khỏe mạnh ra sức ngăn cơn lũ theo bão đến, khắc phục khó khăn trước mắt bảo vệ gia đình trẻ nhỏ và người già.

+ Mọi người sinh hoạt cùng nhau tiết kiệm nước sạch, dầu đốt, lương thực

- Sau khi bão tan:

+ Khung cảnh hoang tàn, xác xơ, cây cối đổ rạp, nhà cửa bị gió lốc hoang tàn, động vật chết…

+ Mọi người trở về nhà, khắc phục lại hậu quả cơn bão để lại

+ Thiệt hại sau cơn bão: về người, về tài sản …

C: Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân 

Đề 4: Viết thư cho người bạn ở xa tả lại thôn xóm, bản làng nơi mình ở vào một ngày đông giá lạnh

- Trình bày như nội dung của một bức thư :

+ Có ngày tháng năm, thân gửi ai …

- Nội dung thư:

+ Giới thiệu khái quát mùa đông đã về trên xóm nhỏ nơi mà trước đây tớ với cậu cùng nhau sống: một làng quê Hải Dương

+ Năm nay mùa đông đến sớm hơn rồi: gió mùa đông bắc về báo hiệu… không khí lạnh, trời tối nhanh hơn, sương sớm,…

+ Cảm nhận về độ lạnh: cắt da,cắt thịt, mọi người mặc nhiều quần áo dày

+ Khói bếp trời chiều ấm áp

+ Cảnh trẻ con ra đồng nướng ngô khoai -> khơi lại kỉ niệm ngày xưa,

+ Cây lộc vừng đầu ngõ lá bắt đầu chuyển màu đỏ

+ Con sông quanh làng nước rút cạn, hai bên bờ bùn khô …

+ Lá vải rụng nhiều, sáng nào quét sân cũng rụng đầy lá vải, mùi lá vải khô…

+ Nói về những kỉ niệm dưới mùa đông của 2 đứa

- Cảm xúc của bản thân khi viết thư này, mong nhận được hồi âm, mong bạn có dịp về quê cùng nhau ôn lại kỉ niệm, cùng nhau trải qua mùa đông cùng nhau, tuy lạnh giá nhưng đầy yêu thương của người dân nơi đây.

Tham khảo thêm: Soạn văn 6 Bài 21 (chi tiết)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác