logo

Soạn bài: So sánh (Tiếp theo) (chi tiết)


Soạn văn 6: So sánh (Tiếp theo)


I. CÁC KIỂU SO SÁNH

- Những ngôi sao – mẹ đã thức -> so sánh hơn kém

- Mẹ - ngọn gió -> so sánh ngang bằng

-Tìm thêm những những từ ngữ chỉ so sánh:

Như, tựa, hơn, hơn là, kém, kém hơn, khác, tựa như, bao nhiêu, bấy nhiêu, chưa được, chẳng là,…


II. TÁC DỤNG CỦA SO SÁNH

-Các phép so sánh:

+ có chiếc lá rụng như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi xuống cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc,không do dự vẩn vơ.

+ có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không

+ có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại, rụt rè, rồi nhớ gần tới mặt đất, còn muons mình cất bay trở lại cành.

- Tác dụng:

+ Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc: Giúp người đọc hình dung ra những cách rụng lá khác nhau

+ Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết: Thể hiện quan niệm của tác giả về sự sống và cái chết.


III. LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

a, Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

- Từ so sánh “là” – so sánh ngang bằng: mang giá trị gợi hình

b, Con đi … chưa bằng…; con đi đánh giặc … chưa bằng khó nhọc…

- Từ so sánh “chưa bằng” là so sánh không ngang bằng: mang giá trị biểu cảm

c, Như nằm trong giấc mộng; ấm hơn ngọn lửa hồng

- Từ so sánh “như”: so sánh ngang bằng: mang giá trị gợi hình

- Từ so sánh “hơn” so sánh không ngang bằng: mang giá trị biểu cảm cao

Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài Vượt thác:

- Thuyền rẽ sóng… như đáng nhớ núi rừng…

- Núi cáo như đột ngột hiện ra…

- Những động tác… nhanh như cắt…

- Dượng Hương Thư như pho tượng đồng đúc… giống như… hùng vĩ.

- …những cây to … như những cụ già.

Trong những hình ảnh so sánh trên, em đặc biệt thích hình ảnh tác giả miêu tả Hương Thư, thân hình mạnh mẽ với những hành động dứt khoát, dám đương đầu với thác dữ. Cho người đọc thấy được sức mạnh to lớn của con người sẵn sàng đối đầu, chế ngự thiên nhiên. Hương Thư khi đối đầu với thác dữ khác xa hoàn toàn với một Hương Thư ở nhà ăn nói nhỏ nhẹ, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ. Cho ta thấy phẩm chất tốt đẹp của người lao động Việt Nam luôn khiêm tốn, nhu mì trong cuộc sống hàng ngày nhưng lại vô cùng mạnh mẽ, can đảm quyết liệt trong công việc, thử thách của cuộc sống.

Câu 3 (trang 43 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Qua tác phẩm “Vượt thác”, hình ảnh Hương Thư vượt thác dữ luôn để lại ấn tượng sâu sắc đối với tôi. Chiếc thuyền của Hương Thư cứ vùng vằng như tụt xuống, quay đầu về nhưng những động tác của anh chàng lại nhanh hơn cắt, từng động tác nhịp nhàng dứt khoát, cây sào như một thứ vũ khí phi thường cùng con người ấy vượt qua thác dữ, đánh bại lại rào cản của thiên nhiên. Hương Thư hiện lên oai phong, hùng dũng như những người anh hùng dân tộc. Nếu trong thơ ca hay truyện cổ tích thì những người anh hùng có thể là người đã cứu nước, người anh hùng trong tấm gương làm việc tốt, còn Hương Thư lại được ví như người anh hùng trong lao động, chẳng công việc khó khăn nào cản được anh.

Tham khảo thêm: Soạn văn 6 Bài 21 (chi tiết)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác