logo

Soạn bài: Lưu biệt khi xuất dương (chi tiết)

Hướng dẫn soạn bài Lưu biệt khi xuất dương để tìm hiểu về giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm, cũng như hiểu hơn về lí tưởng cao đẹp của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu.


Khái quát tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương

Soạn văn 11: Lưu biệt khi xuất dương


Bố cục

• 4 phần

+ Hai câu đề: Quan niệm về chí làm trai

+ Hai câu thực: Khẳng định ý thức trách nhiệm của cá nhân trước thời cuộc

+Hai câu luận: Quan niệm về nguyên tắc hành xử mới trước vận mệnh đất nước

+ Hai câu kết: Tư thế, khát vọng buổi lên đường


Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương

Câu 1 (trang 5 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Bối cảnh lịch sử có ý nghĩa đến sự ra đời bài thơ:

+ Phong trào Cần Vương chống Pháp thất bại, báo hiệu sự bế tắc của con đường cứu nước theo tư tưởng phong kiến do các sĩ phu lãnh đạo.

+ Tình hình chính trị đen tối.

+ Phong trào Đông Du được nhen nhóm, tạo điều kiện mở ra những điểm mới trong con đường cứu nước

->Trong bối cảnh đó, một số nhà Nho – trong đó có Phan Bội Châu đã nuôi ý tưởng đi tìm cho mình một con đường cứu nước mới theo lối dân chủ Tư sản đầu tiên ở nước ta, và ông đã hướng đến Nhật Bản, hay cũng chính là hướng về một chân trời mới đầy hi vọng và ước mơ.

Câu 2 (trang 5 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Tư duy mới mẻ và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng được biểu lộ:

+ Quan niệm mới mẻ, táo bạo về chí làm trai: “ Phải lạ” tức là phải biết sống cho phi thường, biết mưu đồ việc lớn, lưu danh muôn đời. Đã làm trai phải tích cực, chủ động trpng cuộc sống, không được khuất phục trước số phận và hoàn cảnh.

+ Tự ý thức về cái tôi, về vai trò của mình trong cuộc đời và trong lịch sử: Cá nhân cần ý thức được và có trách nhiệm gánh vác những trọng trách của thời cuộc, có khát vọng sống hiển hách, phi thường, phát huy hết tài năng, trí tuệ cho đời.

+ Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ: Trước cảnh đất nước rơi vào tay giặc, đau về nỗi nhục mất nước, phủ nhận cách học cũ kĩ, lạc hậu (đọc sách thánh hiền – đạo Nho) không hợp thời, vô nghĩa trong buổi mất nước nhà tan -> Tư tưởng sâu sắc, tiến bộ, thể hiện khí phách ngang tàn của nhà cách mạng tiên phong, có tinh thần trách nhiệm.

+ Khát vọng hành động và tư thể buổi lên đường:Tư thế hăm hở ra đi tìm đường cứu nước, thể hiện khát vọng hòa nhập với vũ trụ bao la.

Câu 3 (trang 5 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Cách dịch thơ ở 2 câu 6 và 8 chưa thể hiện được đầy đủ tinh thần so với bản gốc vì:

+ Thái độ của tác giả đối với những điều xưa cũ và khi lên đường vô cùng dứt khoát, quyết liệt với sự xuất thần cao độ của tác giả. Từ ngữ khi dịch thơ chưa toát hết ý tác giả muốn biểu đạt.

Câu 4 (trang 5 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Sức lôi cuốn của bài thơ được thể hiện ở những điểm sau:

+ Tư tưởng sâu sắc, tiến bộ, thể hiện khí phách ngang tàng, táo bạo của nhà cách mạng tiên phong, có tinh thần trách nhiệm cao độ trong thời đại mới.

+ Con người với tư thế mới, khỏe khoắn, ngạo nghễ chứ không tầm thường và buông theo số phận.

+ Hoàn cảnh ra đời bài thơ khiến tác phẩm trở thành tiếng lòng chung của nhiều chí sĩ yêu nước lúc bấy giờ.

Luyện tập (trang 5 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Hai câu thơ bày tỏ thái độ quyết liệt, dứt khoát của tác giả trước tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” của đất nước và nói lên khát vọng hành động cùng tư thế buổi lên đường. Người chí sĩ cách mạng đã xác định rõ bổn phận, trách nhiệm của bản thân đồng thời thấy được những việc cần phải làm để góp sức vào việc phục quốc. Những hình ảnh thơ mang tính vũ trụ, lớn lao: “bể Đông”, “cánh gió”, “sóng bạc”. Việc sử dụng những hình ảnh này như lời khẳng định đầy mạnh mẽ của tác giả về tư tưởng muốn thoát khỏi những điều đã cũ, vươn mình ghi dấu với thời đại, lưu danh muôn đời. Lúc này, ước mơ về một cuộc sống mà con người không còn là nô lệ, không phải đe mình dưới những luật lệ hà khắc và vô lí rõ ràng hơn bao giờ hết. Hai câu thơ khẳng định sức mạnh ý chí lớn lao của con người thời đại mới, khơi dậy sự nhiệt huyết của một thế hệ.


Tổng kết tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương

Soạn văn 11: Lưu biệt khi xuất dương | Ngữ văn 11 chi tiết nhất

Các bài viết liên quan:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác