logo

Soạn bài: Viết bài làm văn số 5. Nghị luận văn học (chi tiết)


Soạn văn 11: Viết bài làm văn số 5. Nghị luận văn học

Đề 1 ( trang 10 SGK Ngữ Văn 11 tập 2)

Dàn ý:

Mở bài:

- Dẫn dắt và giới thiệu những nét cơ bản về đại thi hào Nguyễn Du và kiệt tác “Truyện Kiều”.

- Thế nhưng dưới thời phong kiến đã có lúc Truyện Kiều bị kết tội là “dâm thư” và lưu truyền câu nói: “Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều.”

- Khẳng định đây là một ý kiến không đúng về nội dung “Truyện Kiều” và nêu lên quan điểm bản thân.

Thân bài:

1. Giải thích câu nói

Câu nói răn đe những người phụ nữ trong xã hội không được có những hành động trái với lễ giáo phong kiến như Thúy Kiều. 

2. Vì sao có câu nói trên? 

- Đây là quan điểm chưa đúng của một số nhà Nho bảo thủ thời phong kiến.

- Có câu nói này là do những quan niệm đạo đức của người phụ nữ phong kiến mà Nho giáo qui định: 

+ Đạo đức ấy quy định người phụ nữ phải đoan chính, phải giữ chữ trinh làm đầu.

+ Người phụ nữ sống trong xã hội cũ phải nhất nhất tuân theo tam cương ngũ thường, đảm bảo công dung ngôn hạnh. 

- Các nhà Nho cho rằng những hành động của Kiều coi thường chuẩn mực đạo đức phong kiến

+ Nho giáo qui định “nam nữ thụ thụ bất thân” -> Thúy Kiều lại dám: “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” sang gặp Kim Trọng để thổ lộ lòng mình. Điều này diễn ra những hai lần. 

+ Trong quãng đời mười lăm năm lưu lạc, Thúy Kiều phải trải qua: “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” (2 lần bị bán vào lầu xanh của Bạc Bà và Bạc Hạnh; gá nghĩa Thúc Sinh rồi kết duyên với Từ Hải)

=> Nguyên nhân khiến các nhà Nho phê phán và lên án Thúy Kiều. 

3. Phân tích tính sai lầm, phiến diện của câu nói. 

- Đây là quan điểm phiến diện và sai lầm bởi nhiều lẽ: 

+ Quan điểm trọng nam khinh nữ của Nho giáolà nguyên nhân dẫn đến cách đánh giá nhân phẩm của người phụ nữ có nhiều khắt khe quá đáng.

+ Kiều là người phụ nữ có số phậnđáng thương và tâm hồn đáng trân trọng.

+ Trong tình yêu với Kim Trọng, nàng dám vượt qua những trói buộc hà khắc của lễ giáo phong kiến để chủ động đi tìm hạnh phúc của đời mình. Tuy nàng chủ động đến với Kim Trọng nhưng Kiều luôn giữ được sự đoan trang, giới hạn và đúng mực.

+ Đối với cha mẹ, Thúy Kiều là người con hiếu thảo -> Thúy Kiều phải ngậm ngùi gác mối tình đầu trong sáng, thiết tha với Kim Trọng rồi quyết định bán mình cho Mã Giám Sinh để đổi lấy được ba trăm lạng vàng. Món tiền ấy đủ để chuộc cha và em ra khỏi chốn ngục tù.

+ Tất cả những đọa đày mà Kiều phải trải qua không phải nàng chủ động làm vậy mà do hoàn cảnh đã bức nàng đến thế. 

Kết bài:

- Phủ định tính đúng đắn của câu nói trên. 

- Kiều là nạn nhân đáng thương của xã hội phong kiến nhiều hà khắc; Kiều là người phụ nữ đẹp toàn diện về tâm hồn và nhan sắc.

- Khẳng định giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. 

Đề 2 ( trang 10 SGK Ngữ Văn 11 tập 2)

Mở bài

- Giới thiệu đề tài người nông dân trước Cách mạng trong các sáng tác của Nam Cao: lão Hạc, chị Dậu… Họ đều là những kiếp người gặp những bi kịch cuộc đời. 

- Cùng với đề tài đó, khi nhắc đến Nam Cao không ai có thể quên hình ảnh Chí Phèo – người nông dân đáng thương đại diện cho số phận người nông dân bị tha hóa, mất đi cả nhân hình lẫn nhân tính. 

Thân bài

1. Chí Phèo bản chất là một anh nông dân lương thiện, sống với những ước mơ giản đơn. 

- Chí Phèo là người dân làng Vũ Đại với những bản tính tốt đẹp: 

+ Hoàn cảnh sống vô cùng đáng thương: Mới ra đời, còn đỏ hỏn, Chí đã bị bỏ rơi bên cạnh chiếc lò gạch cũ giữa một cánh đồng mùa đông sương trắng.

+ Chí Phèo được người ta nhặt về rồi lớn lên bằng sự cưu mang của cả làng Vũ Đại, lớn lên làm anh tá điền chân chất, sống bằng sức lao động của mình. + Chí sống  qua ngày với ước mơ bình dị, giản đơn như bao người: “có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc muốn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. 

+ Chí có lòng tự trọng của một con người đúng nghĩa: Khi được bà Ba gọi lên bóp chân, đấm lưng, Chí không thấy thích mà chỉ thấy nhục -> Chí giàu lòng tự trọng. 

=> Đây là khoảng thời gian bình yên nhất trong cuộc đời của Chí, bởi đó là quãng đời lương thiện, quãng đời tuổi trẻ nhiều mộng đẹp. 

2. Chí Phèo bị lưu manh hóa, mất đi cả nhân hình lẫn nhân tính. 

- Nguyên nhân:Chỉ vì một cơn ghen vu vơ, không lí do của Bá Kiến đã đẩy Chí vào cảnh tội tù. Nhà tù thực dân đã thành công trong việc biến Chí Phèo từ một anh nông dân canh điền khỏe mạnh thành một kẻ lưu manh hóa, một kẻ tội đồ.

- Nhân hình trở nên gớm ghiếc : "cái đầu thì trọc lóc, cái mặt thì đen mà lại rất cơngcơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết... cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế".

- Mất đi nhân tính, trở thành con quỉ dữ của làng Vũ Đại:

+ Chí xuất hiện ngay đầu tác phẩm với tiếng chửi:  "chửi đời, chửi trời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn". Rồi chửi cả người đã đẻ ra hắn -> sự giao tiếp vô cùng thô tục nhưng bộc lộ khao khát được giao tiếp, Chí cũng không còn được xem là con người nữa.

+ Hắn trở thành tay sai cho Bá Kiến, đối đầu với lợi ích của làng Vũ Đại – những người đã cưu mang hắn. 

+ Chí sống bằng rượu, máu và nước mắt của bao người dân lương thiện: đập đầu ăn vạ, tự rạch mặt, giết bao người trong lúc say để rồi say nữa say vô tận.

=> Cuộc đời Chí bị xã hội tàn ác bóp nghẹt ước mơ và khát vọng, người nông dân bần cùng hóa dẫn đến lưu manh hóa.

3. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người – bi kịch đau đớn nhất của Chí.

- Thị Nở xuất hiện trong đời Chí – Thị xấu“ma chê quỉ hờn” đã khơi dậy, thức tỉnh bản tính làm người của Chí Phèo. 

- Cuộc tình ngắn ngủi đêm trăng đã có ý nghĩa lớn lao với Chí: Chí nghe được những âm thanh cuộc sống, nhớ lại những ước mơ của mình, Chí thấy lòng buồn man mác -> hối hận vì những điều trước kia. 

- Bát cháo hành Thị nấu chính là liều thuốc giải độc về cả sinh học và tâm hồn, góp phần thức tỉnh phần người trong con quỷ dữ.

- Bà cô Thị Nở, đại diện cho định kiến xã hội đã ngăn cấm Chí đến với Thị, chặn đứng con đường hoàn lương của Chí. ->Tuyệtvọng, Chí uốngrượu rồi xách dao đên nhà Bá Kiến đâm chết Bá Kiến và tự sát.

- Hành động đâm chết Bá Kiến và tự sát là lời kết tội xã hội phong kiến tàn ác, bóc lột người nông dân dã man.

Kết bài

- Khẳng định giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực của tác phẩm. 

- Tài năng của tác giả. 

Đề 3 ( trang 10 SGK Ngữ Văn 11 tập 2)

Mở bài:

- Giới thiệu về tác phẩm  “Chữ người tử tù” – tiêu biểu cho phong cách Huấn Cao. 

- Dẫn dắt tới thái độ của Huấn Cao với viên quản ngục là minh chứng cho thiên lương và tấm lòng cao cả của Huấn Cao.

Thân bài:

1. Cuộc gặp gỡ có “kì quái” và đặc biệt giữa Huấn Cao và viên quản ngục

   + Không gian: nhà tù. Đây vốn là nơi ẩm thấp, tăm tối, xưa nay chẳng ai muốn đặt chân vào nữa là những cuộc đàm đạo, nói chuyện.

   + Thời gian: những ngày ngắn ngủi trước khi Huấn Cao bị đem đi hành quyết.

⇒ Không gian và thời gian đóng vai trò quan trọng tăng sự kịch tính cho tình huống.

- Cuộc gặp gỡ khác thườngcủa hai con người khác thường: Một kẻ tử tù, một người cai tù, hai vị trí khác nhau. 

⇒Sự chuyển biến trong thái độ của ông Huấn đối với viên quản ngục là yếu tố rất quan trọng làm nên sự cao trào cho tình huống truyện và độ kịch tính, hấp dẫn của cuộc gặp gỡ này.

2. Sự chuyển biến tâm lí của nhân vật Huấn Cao đối vói viên quản ngục

- Khi Huấn Cao xuất hiện:

+ là một người có khí chất, tài năng, không hề dễ dàng để viên quản ngục tiếp cận.

+ thái độ hiên ngang, hùng dũng. Chẳng màng gì đến những tên lính áp giải tới, không hề mảy may để ý đến vẻ mặt và cách nhận tù vô cùng hiền lành,khác hẳn ngày thường của viên quản ngục.

+ chi tiết dỗ gông của Huấn Cao thể hiện sức mạnh, khí phách cao cả của người anh hùng.

+ Khi được khoản đãi đặc biệt y vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, trả lời quản ngục bằng thái độ vô cùng khinh miệt “Ta chỉ có một mong muốn là nhà người đừng bao giờ đặt chân vào đây nữa”

=>thái độ hoàn toàn coi khinh đối với viên quản ngục. 

- Sự thay đổi thái độ của Huấn Cao với viên quản ngục:

+ Nguyên nhân: Ngục quan đã tâm sự, chia sẻ với thầy thơ lại. 

+ Sự thay đổi thể hiện rõ ràng nhất qua câu nói “Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.”

+ từ chỗ ánh mắt coi khinh ông Huấn đã thay đổi, thực sự cảm động trước niềm say mê cái đẹp của ngục quan.

+ ông Huấn đưa ra câu  trả lời cho nỗi niềm ấy bằng một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. [..]

+ ông Huấn đưa ra lời khuyên với viên quản ngục về việc thay đổi chỗ ở để giữ gìn cho trong sạch cái thiên lương -> sự thăng hoa của mối hòa giải giữa hai người.

- Hình tượng Huấn Cao đang “dậm tô nét chữ” trên “tấm lụa trắng còn nguyên vẹn lần hồ” trong hoàn cảnh “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” ở nơi tù ngục tối tăm ⇒ kết tinh cho tài hoa, khí phách, thiên lương

Kết bài

- Khẳng định sự chuyển biến thái độ của Huấn Cao với quản ngục là hoàn toàn hợp lý, mang nhiều ý nghĩa. 

- Rút ra những nhận thức có ý nghĩa nhân sinh về cái đẹp.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác