logo

Soạn bài: Chữ người tử tù (Chi tiết)

Hướng dẫn soạn bài Chữ người tử tù trong SGK Ngữ văn 11 giúp chúng ta hiểu hơn về nét đẹp truyền thống của dân tộc nay đã bị mai một đó là nghệ thuật viết chữ thư pháp. Ngoài ra, thông qua cuộc gặp gỡ đầy éo le giữa người tử tù và viên quản ngục, nhà văn Nguyễn Tuân muốn khẳng định cái đẹp luôn gắn với cái thiện và cái đẹp luôn có sức mạnh cảm hóa con người.


Khái quát tác phẩm Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

Soạn văn 11: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)


Bố cục

Phần 1 (Từ đầu… dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu): mường tượng hình ảnh của Huấn Cao trong mắt viên quản ngục qua lời của thầy thơ lại. Một chút tâm trạng của viên quản ngục được bộc lộ.

- Phần 2 (tiếp… đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ): tình cảnh ngược: viên quản ngục đối xử đặc biệt tốt với Huấn Cao, thì ra viên quản ngục là một người yêu cái đẹp, ông ngưỡng mộ tài năng của Huấn Cao.

- Phần 3 (còn lại): Cảnh tượng cho chữ trong tù


Tóm tắt: Chữ người tử tù 

     Huấn Cao bị tù vì mang tội là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình, ông bị kết án tử hình. Ông là người nổi danh viết nhanh viết đẹp nên có nhiều người xin chữ, tuy nhiên ông chỉ cho chữ những ai xứng đáng mà không cho chữ bừa bãi. Ở nhà tù nơi Huấn Cao bị giam, viên ngục tù ở đó là người có thiên lương, tâm hồn nghệ sĩ, viên quản ngục đã tiếp đãi đối xử với Huấn Cao một cách tử tế. quản ngục đã biệt đãi Huấn Cao và các đồng chí của ông. Viên quản ngục ngưỡng mộ nét chữ của Huấn Cao nên rất muốn xin được chữ của ông. Ban đầu khi chưa hiểu tấm lòng quản ngục, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt, nhưng khi mọi điều đã rõ, hiểu được tấm lòng thiện lương của viên quản ngục, cảnh tượng cho chữ trong ngục tù tối tăm bẩn thỉu giữa đêm khuya đã diễn ra, đó quả thực là một cảnh tượng chưa từng thấy: Huấn Cao – kẻ tử tù - tay viết như rồng bay phượng múa trên tấm lụa bạch còn viên quán ngục và thầy thơ lại – người coi tù- khúm núm đứng bên. Huấn Cao cũng đưa ra những lời khuyên tốt cho quản ngục, ông khuyên quản ngục hãy về quê để giữ cho "thiên lương" trong sáng,  bởi cái đẹp khó có thể dung hòa và vẹn nguyên nơi tối tăm của cái ác. Viên quản ngục nghe lời khuyên của ông Huấn Cao một cách kính cẩn "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".


Soạn bài: Chữ người tử tù 

Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Có rất nhiều truyện ngắn nắm bắt được cái xuất sắc của tình huống và khai thác nó, với Chữ người tử tù cũng vậy. Nguyễn Tuân cũng vậy, ông dựng nên cảnh cho chữ ở nơi tối tăm xấu xí thành một cảnh cho chữ xuất thần của người nghệ sĩ Huấn Cao. Tưởng chừng kẻ xấu là viên quản ngục, nhưng không, viên quản ngục cũng chỉ là nạn nhân của xã hội, một tấm lòng đẹp nhưng vì hoàn cảnh trở nên xấu xí tàn bạo ở lớp vỏ của người coi phạm nhân. Chính vì thế cái đẹp tâm hồn khi gặp Huấn Cao- một tử tù lại càng đẹp hơn. Đó chính là giá trị của nghệ thuật, của cái đẹp tâm hồn thoát xác khỏi chiếc áo danh phận.

- Tác dụng của tình huống đặc biệt: tôn lên vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao – con người tài hoa và nét đẹp tâm hồn của viên quản ngục. Chúng cũng tô đậm sâu sắc chủ đề ca ngợi cái đẹp, nghệ thuật, cái thiện chiến thắng tà ác giữa không gian tối tăm của cái ác. 

Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

a. Hình tượng nhân vật Huấn Cao

Cái đẹp lẩn khuất và len lỏi mọi nơi, dù cho nơi đó bao trùm bóng tối. Huấn Cao và viên quản ngục là hình ảnh thể hiện điều đó.

    ∗ Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa

- Một con người có nhân cách của người nghệ sĩ, có tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp – con chữ thể hiện con người và tâm hồn. Mỗi đường mỗi nét chữ đều lan tỏa, chứa đựng khát vọng, hoài bão tung hoành

 - Người ta đồn: Có được chữ ông Huấn là có được báu vật ở đời. Ấy mới bảo chữ ông đẹp và quý lắm

    → Đó chính là truyền nhân của hình tượng tài hoa mà Nguyễn Tuân viết nên, ông ca ngợi nét tài hoa của Huấn Cao cũng là ca ngợi cái đẹp, cái xuất sắc. Từ đó toát lên tư tưởng trọng người tài hoa, yêu mến nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc. 

  ∗Huấn Cao là con người có khí phách hiên ngang

- Thái độ, tư thế của người có đạo đức: dỗ gông, nhận rượu thịt một cách thản nhiên. Và tư thế với cái ác cái xấu luôn vững vàng. 

  ∗ Thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả

- Quan niệm cho chữ: không coi trọng tiền bạc, vì cái đẹp con chữ không đến từ tiền : trừ chỗ tri kỉ ngoài ra không vì vàng bạc châu báu mà cho chữ

- Thái độ với quản ngục:

     + Khinh miệt khi ban đầu cho rằng tên coi ngục cũng chỉ là kẻ tiểu nhân.

     + Khi đã nhận ra, Huấn Cao xúc động trước tấm lòng chân thành và yêu cái đẹp của quản ngục, ôngđã coi quản ngục là tri âm tri kỉ 

  → Huấn Cao là khuôn mẫu của con người có có vẻ đẹp uy nghi, đan cài hài hòa cái tài cái tâm nghệ sĩ, bậc anh hùng vững vàng đứng hiên ngang dẫu giông bão ập đến.

    b. Quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp

- Cái đẹp đi liền với cái thiện

 - Chỉ có sự dung hòa giữa cái tâm – cái tài thì đó mới là một nhân cách đẹp

 - Nguyễn Tuân ca ngợi và quý trọng Huấn Cao, tiếc nuối những người nghệ sĩ có tâm có tài như ông Huấn

Câu 3 (trang 144 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    Để trở thành một nhân vật được Huấn Cao cảm kích yêu quý, nhân vật quản ngục ấy hẳn là một người có say mê, có tình yêu với nghệ thuật, đồng thời cũng là người có tài năng. Dù là khi chưa gặp Huấn Cao hay là khi đã gặp rồi, con người ấy vẫn giữ được nét phẩm chất đáng quý là yêu mến cái đẹp. Viên quản ngục ngợi khen cái tài cái tâm của người viết nên các nét chữ đẹp, khen ngợi Huấn Cao (một tử tù) có một chí khí ngang tàng, đồng thời trân trọng người có tài mà muốn biệt đãi Huấn Cao trong những ngày ở tù khổ cực. Còn khi đã gặp Huấn Cao rồi, con người ấy thể hiện thái độ tôn trọng của mình, dùng phẩm chất của mình để khiến Huấn Cao nhận biết được tấm lòng mình, ông đã thiết đãi đặc biệt tử tế với một kẻ tử tù có tài có tâm.

Con người đẹp khi họ có tâm hồn đẹp. Viên quản ngục ở đây cũng vậy, tác giả đã ngợi ca con người ấy như “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”, bởi người đại diện bảo đảm cho cái ác lại có một tâm hồn thiện nghệ, một  tâm hồn nghệ sỹ. Ông ta có thú say mê thư pháp mà chỉ những người yêu cái đẹp mới nuôi dưỡng được tình yêu này. Mà thú chơi chữ ấy có đơn thuần là một con chữ đâu, con chữ ấy phải được viết ra bởi một người cao quý trong sạch như Huấn Cao. 

Nói vậy đã rõ, quản ngục chính là  một tấm lòng trong thiên hạ như Huấn Cao đã nói, cũng là một nốt nhạc trong giữa chốn ngục tù như.

Câu 4 (trang 144 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Cảnh cho chữ thì không có gì lạ vào thời thư pháp lên ngôi bấy giờ. Nhưng để trở thành một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” thì nó thật không đơn giản chút nào. Nó phải có dấu ấn, phải có đặc biệt để trở thành cảnh tượng hiếm hoi và đáng trân trọng.

Xét nét khung cảnh ấy, con chữ đẹp đến mấy cũng dễ bị mờ bẩn bởi không gian tăm tối của chốn ngục tù. Nhưng không, nơi này tối tăm thật, bẩn thỉu ẩm ướt thật, nhưng nó chỉ càng làm tôn lên con chữ và tấm lòng người cho chữ cũng như người xin chữ mà thôi. Tại sao phải cho chữ trong không gian tối và thời gian đêm khuya như thế? Có khó nói gì không? Có đấy. Một câu hỏi tại sao không khó để trả lời, ấy là bởi điều này không thể thực hiện giữa ánh sáng ban ngày, giữa ánh sáng độc ác của xã hội, của chế độ, nó bị kìm hãm. Nhưng chính cái kìm hãm đó mới nói lên giá trị của cảnh cho chữ hiếm thấy.

 - Cảnh tượng đẹp cũng bởi hai con người mang danh nghĩa của hai giai cấp, hai thế lực khác nhau lại có nút giao giữa thế giới tâm hồn. Người cho chữ là tử tù, mất tự do, khắp người là gông là xích, còn người kia, con người xin chữ ấy lại là kẻ giữ khóa gông xích nhưng không thể mở khóa theo ý mình, ngược lại với quyền năng cầm khóa, người quản ngục lại khúm núm trong thế bị động. Người tử tù là người đem tặng chữ và cũng là người cho lời khuyên.

- Sự hoán đổi ngôi vị tạo ra thế nghịch đảo trong tình huống. Người tử tù đưa ra lời khuyên rằng cái đẹp có thể mọc mầm và dưỡng trong nơi tối tăm của cái ác. Nhưng nó không thể hòa thuận sống chung mãi được. Vì thế con người chốn tăm tối địa ngục chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi thiên lương được vững vàng. Đây cũng là thông điệp ý nghĩa mà Nguyễn Tuân đưa ra tới người đọc, cảm hóa con người. Cái đẹp, cái tài, và thiên lương trong sáng được cảm hóa bởi một người tử tù đã mang đến ánh sáng tươi mới cho truyện ngắn.

 Câu 5 (trang 144 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Nguyễn Tuân thật sự là bậc thầy khi sử dụng ngôn ngữ, xây dựng hình tượng, nghệ thuật lãng mạn, tương phản. Hình tượng nhân vật được khắc họa qua những tình huống éo le kịch tính (người có thiên lương lại làm nghề giết chết thiên lương). Nhân vật trong truyện được lí tưởng hóa  về vẻ đẹp nội tâm đến mức phi thường. Rồi thì tác giả cũng hài hòa và sâu sắc trong sử dụng ngôn từ cổ kính sang trọng giàu tạo hình và gợi cảm. 


Luyện tập

Huấn Cao – một người tài hoa và có tâm với chính nghĩa, với nghệ thuật. Hình ảnh Huấn Cao được khắc họa qua các tình huống éo le, qua ngôn ngữ và nhân phẩm cao đẹp. Ông loáng thoáng xuất hiện ở đầu truyện qua lời qua tiếng đồn về tài viết chữ rất nhanh rất đẹp. Người ta bảo nhau chữ ông Huấn là báu vật đời người, thế nên có được chữ của  ông khác nào có được con chữ đầy khát vọng, đầy hoài bão tung hoành. Một con người chịu gông xích trên người nhưng không bao giờ khuất phục, mang trong mình khí phách hiên ngang, khí phách của người có đức trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Một con người bị lấp trong bóng tối của ngục tù tối tăm bẩn thỉu nhưng chưa bao giờ bị mờ đi thiên lương trong sáng và nhân phẩm cao đẹp. Ông dồn tâm tình vào con chữ nên ông quan niệm chỉ cho chữ những người xứng đáng, không vì vàng bạc mà cho chữ. Đối với viên quản ngục, Huấn Cao không cho chữ nếu chưa rõ tấm lòng quản ngục, ông từng cho rằng quản ngục chỉ là kẻ tiểu nhân mà tỏ khinh biệt. Nhưng khi đã rõ lòng người, Huấn Cao không ngại gì cho chữ mà còn coi quản ngục như một tri kỉ. 

Vốn dĩ Huấn Cao được Nguyễn Tuân viết lên thật có vẻ đẹp đủ đầy giữa tài và tâm, cái tài cái tâm của một người nghệ sĩ, của bậc anh hùng có khí phách.


Tổng kết tác phẩm Chữ người tử tù

Soạn văn 11: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) | Ngữ văn 11 chi tiết nhất

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác