logo

Soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận so sánh (chi tiết)


Soạn văn 11: Luyện tập thao tác lập luận so sánh


Hướng dẫn học bài

Bài 1 (trang 116 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Hoàn cảnh của hai bài thơ giống nhau ở điểm cùng đều chứa đựng cảm xúc của người đi xa khỏi 1 nơi lâu ngày, nay trở về thì rất nhiều thứ thay đổi. Chính xác hơn là cả hai nhân vật đều rời quê hương mình khi trẻ, đi biền biệt và trở về khi tóc đã bạc màu. Họ bỗng nhiên trở thành người xứ lạ trên chính quê hương mình

    + Với Hạ Tri Chương, trẻ con hồn nhiên và hình ảnh của một thế hệ mới đã không còn biết ông là ai nữa rồi: Khách ở chốn nào lại chơi?

     + Chế Lan Viên không nhìn lũ trẻ ngô nghê, ông quay ngược hỏi chính bản thân mình. Ông nhìn mình để thấy rằng là ông quên quê hương chứ không chỉ là quê hương đổi khác quá nhiều sau chiến tranh mà quên ông: Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người.

Bài 2 (trang 116 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

   Người ta so sánh có sai: “Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả”.

- Câu nói này dùng phép ẩn dụ, dùng thời gian của thiên nhiên để nói về các giai đoạn của đời người. Ở xứ nhiệt đới này, mùa đông lạnh giá cây cối không tươi tốt đơm hoa được, nhưng đến mùa xuân, các chồi non, các nụ hoa bắt đầu rộ lên, cho không gian ngập tràn sắc xanh hơn là cành cây khô khốc. Rồi sau một mùa hè mưa nhiều nắng gắt, thu đến cho các quả rộ chín và mùa hái khơi màu.

 - Chuyện học hành cũng vậy: nếu chịu khó học tập (đơm hoa) thì sau cùng sẽ có được những kiến thức trong não bộ (quả ngọt)

Bài 3 (trang 116 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Hai bài thơ có nét tương đồng ở thể thơ thất ngôn bát cú, cách gieo vần chặt chẽ và luật đối (câu 3, 4 và câu 5, 6).

- Nhưng có sự khác biệt về cách sử dụng từ ngữ:

Tự tình II

(Hồ Xuân Hương)

Chiều hôm nhớ nhà

(Bà Huyện Thanh Quan)

 thơ Nôm, sử dụng nhiều từ ngữ, hình ảnh trong sinh hoạt hàng ngày (tiếng gà văng vắng, mõ thảm, chuông sầu, những tiếng rền rĩ, cớ sao om, duyên mõm mòm, già tom), ít dùng từ Hán Việt nhiều từ Hán Việt: hoàng hôn, ngư ông, viễn phố, mục tử, cô thôn, lữ thứ, hàn ôn,... Nhiều từ ngữ mang tính ước lệ, được dùng nhiều trong thơ cổ như ngàn mai, dặm liễu.

Bài 4 (trang 116 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Đoạn văn tham khảo

     “Lời chào cao hơn mâm cỗ” – một câu nói dân gian nói về lễ nghĩa truyền thống của việt nam. Mâm cỗ là vật biểu trưng của các nghi lễ hay đám cưới hỏi ma chay, tuy nhiên ở đây nó lại được so sáng ở cấp bậc thấp hơn với lời chào. Lời chào là lời đầu khi người ta gặp nhau, những người quen biết có khi là không quen, nó thể hiện được đạo đức của con người. Câu nói ý đề cao phép lễ nghĩa hơn là miếng ăn ngon mà mâm cỗ - những thứ vật chất thể hiện ra. Lời chào có nồng nhiệt, có chân thành thì mới chứng tỏ phẩm chất của người có phép tắc lễ nghĩa, được giáo dục tốt. Lời chào giúp con người gần nhau hơn mà mâm cỗ đầy tràn thức ăn. 

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác