logo

Soạn bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh (chi tiết)


Soạn văn 11: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh


Hướng dẫn học bài

Bài 1 (trang 120 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Ta thấy đoạn trích đã cho sử dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh

- Phân tích mục đích, tác dụng và cách kết hợp các thao tác lập luận trong đoạn trích:

Việc sử dụng hai thao tác lập luận và so sánh đưa đến luận điểm “chớ có tự kiêu tự đại”, đó cũng là luận điểm chính của đoạn văn. Từ luận điểm đó, tác giả đưa ra hai lí do để tạo sức thuyết phục cho sự lập luận của mình đó  là nói lên tác hại của tự kiêu tự đại: tự kiêu tự đại là khờ dại và tự kiêu tự đại là thoái bộ. 

Cùng với phân tích tác hại, tác giả cũng để người đọc có cái nhìn rõ hơn về sự tương phản khi so sánh “mình” với “người”, có thể mình hay nhưng còn biết bao người hay hơn mình. Hình ảnh so sánh cụ thể hơn khi tác giả lấy sông lấy bể rộng so sánh với sự nông cạn của cái chén cái đĩa. 

Một cách so sánh khác được tác giả tô màu cho luận điểm của  mình là so sánh tương đồng. Khá đầy đủ vấn đề khi so sánh người tự kiêu tự mãn chỉ nhỏ và hẹp như chiếc đĩa cạn cái chén nhỏ mà thôi. 

Như vậy, thao tác lập luận chính của đoạn văn mà tác giả sử dụng là thao tác so sánh kết hợp phân tích. Việc sử dụng lồng ghép hai thao tác vào một đoạn văn vừa làm vấn đề được bàn cụ thể hơn, dễ hiểu và sinh động hơn, vừa truyền đạt được nội dung ý kiến tác giả  vào đó, hãy sống biết người biết ta mà khiêm tốn, tôn trọng người khác hơn, và phải biết chịu khó học hỏi.

- Rút ra kết luận:

    + Nên sử dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong cùng 1 bài/ đoạn văn nghị luận để tạo hiệu quả tốt hơn, cũng như để bài viết đỡ bị nhàm chán.

     + Nhưng khi sử dụng kết hợp như thế, chúng ta nên giữ 1 thao tác chính và các thao tác khác mang tính bổ trợ. 

Bài 2 (trang 120 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

a. Đoạn thơ lựa chọn là:

       Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

        Kìa em xiêm áo tự bao giờ

        Kèn lên man điệu nàng e ấp

        Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

                (Quang Dũng, Tây Tiến)

- Chủ đề đoạn thơ: vẻ đẹp đêm liên hoan văn nghệ nơi núi rừng tây bắc..

- Luận điểm cần nêu

    + câu 1: sự rực sáng trong câu mở đầu.

    + câu 2, 3: Các chàng lính với những cảm xúc trong đêm liên hoan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp các cô gái xứ lạ.

    + câu 4: sự thăng hoa của tâm hồn các chàng trai

- Đoạn văn định viết sẽ làm sáng tỏ luận điểm trong câu 4 – cảm xúc thăng hoa

- Có nhiều cách để chuyển ý, chủ yếu là khái quát lại nội dung đoạn trước, dẫn mối liên quan giữa hai đoạn với nhau.

c. Luận cứ tập trung làm sáng tỏ luận điểm

    + Hiện lên hình ảnh những người chiến sĩ mà như thi sĩ lãng mạn

    + Liên tưởng và so sánh với hai câu thơ trong một sáng tác của Hồ Chí Minh - Ngắm trăng

    + hình ảnh hàm súc và lắng đọng: nhạc về Viên Chăn

- Sử dụng thao tác phân tích là chính thao tác so sánh là phụ 

d. Đoạn văn tham khảo

   Các chàng lính trong Tây Tiến của Quang Dũng thật là những chàng trai tài hoa mà lãng mạn. Ở cái khung trời ngập tràn âm nhạc, ánh lửa bừng sáng, các cô gái dân tộc e ấp, duyên dáng khiến các chàng say mê, cái mệt nhọc của các anh đã vơi đi phần nào khi tâm hồn được thanh lọc trong điệu nhạc và tiếng hát, điệu múa. Đây cứ như một cõi mộng khiến các chàng trai thả tâm hồn mình thơ mộng, thăng hoa xây hồn thơ:

        Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ 

Câu thơ khiến chúng ta có cái nhìn khác trước những chàng trai ra chiến trường xung trận, các chàng trai ấy thật hào hoa và lãng mạn đầy tình cảm. Đường xa khó nhằn cũng không nề gì khi các chiến sĩ được đắm mình trong đêm sáng lửa ánh tình đầy mộng mơ này. 

Nhìn những ánh lửa khói lên, có ai nhớ đến người ngắm trăng thơ mộng trong tù hay chăng? Hồ Chí Minh từng đứng sau cánh cửa ngục tù mà thơ mộng cất lên những lời thơ đầy tình đầy thi sĩ :

         Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

        Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ

      Trong Ngắm trăng người bị giam hãm hóa thành thi nhân, trong Tây Tiến người lính bỗng biến thành các chàng trai đầy hào hoa lãng mạn. Cái đích đến của hồn người thì giống nhau những nguyên cớ lại khác nhau. Trong thơ Bác ánh trăng là ánh sáng chỉ đường về sự lạc quan. Trong thơ Quang Dũng lửa sáng nhạc êm là vẻ đẹp phương xa xứ lạ, là vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của những thiếu nữ dân tộc trang phục đầy sắc màu. Thơ Bác nồng đượm một tình yêu thiên nhiên. Tây Tiến lại dạt dào những cảm xúc bâng khuâng của các chàng trai trẻ lãng mạn tình tứ. Kết lại đoạn thơ, nhà thơ như hài hòa mỉm cười hạnh phúc khi gửi về Viên Chăn hồn thơ trữ tình: nhạc về Viên Chăn. Hình ảnh này ẩn chứa một ý nghĩa phong phú, ca nhạc điệu múa, niềm vui gửi về nơi xa nôi kia có gửi được tình cảm và cảm xúc người đó không. Hay chăng đó là lời ca ngợi vẻ đẹp lộng lẫy của thủ đô Viên Chăn độc đáo, đất trời con người miền Tây đã hút hồn những người lính Tây Tiến để rồi coi nơi đó là nhà là quê hương mình. 

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác