logo

Dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao qua tác phẩm Chữ người tử tù


Dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao

Dàn ý phân tích anhân vật Huấn Cao qua tác phẩm Chữ người tử tù | Văn mẫu 11 hay nhất

1. Mở bài:

Tác giả: Nguyễn Tuân là một trí thức dân tộc tài hoa, uyên bác, có năng lực ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Ông đặc biệt có lòng say mê tha thiết với Tiếng Việt và đề cao, chú tâm gìn giữ nhân cách người nghệ sĩ.

Tác phẩm: Chữ người tử tù được xuất bản lần đầu năm 1940, in trong tập Vang bóng một thời.

2. Thân bài:

a) Huấn Cao là người nghệ sĩ tài năng

* Tài năng viết chữ

- Tài năng của Huấn Cao được tác giả thể hiện qua nhiều hình thức:

+ Gián tiếp: “Hay là cái người mà tỉnh Sơn La vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và đẹp đó không?”

+ Trực tiếp: “Người khắp vùng Sơn La khen người tử tù có tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp. Có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời, chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm.”

- Nét độc đáo trong tài năng của Huấn Cao là nghệ thuật viết chữ, chữ viết của ông in đậm dấu ấn, thể hiện nhân cách của người viết: những nét chữ vuông vắn nói lên những cái hoài bão, ước muốn tung hoành của cả một đời người. Tính cách người anh hùng, phẩm chất đạo đức tốt đẹp, đáng trân trọng của Huấn Cao còn được thể hiện qua nét chữ ấy.

- Ngục quan đã bất chấp mọi hiểm nguy kể cả tính mạng của mình để giúp đỡ người tù nhân được  cho là nguy hiểm này. -> Lòng quyết tâm của viên cai ngục thể hiện giá trị cao đẹp của con chữ Huấn Cao, nét chữ ấy đẹp đến nỗi làm người ta sẵn sàng hi sinh danh dự thậm chí cả mạng sống của mình.

=> Nguyễn Tuân khắc họa Huấn Cao – một con người đầy tài năng trong nghệ thuật khắc họa chữ viết bằng cách dùng bút pháp lí tưởng hóa một cách tinh tế.

* Tài bẻ khóa, vượt ngục

- Trong khi giới thiệu nhân vật Huấn Cao, tác giả không phải ngẫu nhiên để cho người thơ lại trầm trồ về khả năng bẻ khóa, tài vượt ngục của Huấn Cao. -> Đây chính là cách thể hiện độc đáo của nhà văn: Huấn Cao không chỉ là một người nghệ sĩ với phẩm chất cao quý mà còn là vị anh hùng với những tài năng đặc biệt.

=> Qua những câu văn khắc họa tài năng của của Huấn Cao, tác giả thể hiện thái độ ngưỡng mộ, trân trọng phẩm chất, tài năng của con người.

b) Huấn Cao là người anh hùng có khí phách hiên ngang, lý tưởng sống cao cả

- Huấn Cao là người có lí tưởng sống cao cả, dám hy sinh cả hạnh phúc riêng vì sự nghiệp, ông đã từng đứng đầu cuộc khởi nghĩa chống triều đình.

-      Huấn Cao khiến mọi người không khỏi lo lắng ngay cả khi bị bắt giữ trong ngục: Thầy liệu cái buồng giam đó có cầm giữ nói một tên tù nguy hiểm không? -> Huấn Cao đang phải đối mặt với cái chết nhưng ông ấy chưa bao giờ tỏ ra sợ hãi cái chết. Huấn Cao vẫn giữ nguyên một tư thế hiên ngang, phong thái đĩnh đạc, nét ngông của con người có bản lĩnh và khí phách ngay từ khi bị bắt tới khi bị giam trong ngục u tối chờ ngày xét xử.

- Huấn Cao vẫn giữ  nguyên khí phách của mình, pháp trường không thể làm ông run sợ. -> Ông nhận thức được vị trí của mình trong xã hội. Khi nghe tin xử trảm: ông vẫn rất thản nhiên, không sợ hãi.

- Ông vẫn giữ tư thế oai phong khi mắng viên quản ngục: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà người đừng đặt chân vào đây.” Phong thái ung dung, thản nhiên như sẵn sàng chấp nhận mọi điều sắp xảy đến chứng tỏ ông chỉ xem nhà tù như một nơi dừng chân trong chuyến hành trình của mình.

c) Huấn Cao là người anh hùng với phẩm chất và thiên lương trong sáng

- Huấn Cao không dễ dàng cho chữ đối với những người không phải là tri kỉ. Cả đời ông mới viết tặng một bức trung đường và hai bộ tứ bình cho những người bạn tri kỉ. Lẽ sống của ông là “nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ” -> Huấn Cao chỉ tặng nét chữ quý giá của mình cho những người biết trân trọng cái tài và yêu mến cái đẹp.

- Ông đã từng tỏ ra khinh miệt người quản ngục để chứng tỏ khí phách không sợ quyền uy của mình: “Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Tuy nhiên, ông đã thay đổi thái độ khi nhận ra tấm lòng của viên cai ngục: “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.” -> Con người không cúi đầu trước cái chết nay lại sợ phụ tấm lòng của người khác. Trước tấm lòng cao quý của viên quản ngục, ông đã để lại những nét chữ cuối cùng của mình với đầy sự trân trọng.

- Đối mặt với án tử, biết rằng sau buổi sáng ngày hôm sau mình không còn sống nữa nhưng Huấn Cao đã thực sự rung động, đắm chìm trong cái tinh thần: “Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?” Là những lời nói vốn chỉ dành cho bạn bè tri kỉ của ông dành cho viên quản ngục.-> Vẻ đẹp phẩm chất của Huấn Cao còn được diễn tả ở sự tinh tế với cái đẹp mặc bao khắc nghiệt của cuộc đời.

=> Huấn Cao là con người với cái tâm thánh thiện, trong sáng. Huấn Cao không chỉ cho chữ viên quản ngục mà còn khuyên nhủ người quản ngục với lời lẽ đầy sự chân thành xuất phát từ tấm lòng cao quý, thánh thiện. Chính tấm lòng ấy đã đem đến cho Huấn Cao vẻ đẹp trọn vẹn, hoàn mỹ. Nguyễn Tuân thể hiện quan niệm tiến bộ qua nhân vật này: cái tâm và cái tài, cái đẹp đi đôi với cái thiện.

d) Tổng kết nội dung và nghệ thuật

Nội dung: Tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện qua những phẩm chất cao đẹp của nhân vật Huấn Cao, nhân vật này cũng chính là một hình mẫu của con người với cái tài, cái đẹp tỏa sáng giữa cái phàm tục, đời thường.

Nghệ thuật: Nguyễn Tuân xây dựng nhân vật là một nghệ sĩ tài hoa đồng thời là một anh hùng bằng bút pháp và cảm hứng lãng mạn.  Ông để nhân vật của mình bộc lộ những tính cách, phẩm chất cao đẹp, đáng quý bằng cách đặt nhân vật vào một tình huống hết sức đặc biệt.

3. Kết bài

Tổng kết và nêu cảm nhận: 

  • Qua những trang văn của Nguyễn Tuân ta nhận ra được phẩm chất và vẻ đẹp cao quý, đáng trân trọng của hình tượng nhân vật Huấn Cao.
  • Nhận thức về cái thiện, cái đẹp: cái đẹp hoàn toàn có thể nảy sinh từ những nơi tăm tối như chốn ngục tù nếu con người luôn hướng về cái thiện, nỗ lực vượt lên trên mọi sự xấu xa, tội lỗi.
icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021