logo

Soạn bài: Luyện viết đoạn văn tự sự (siêu ngắn)


Soạn bài: Luyện viết đoạn văn tự sự (siêu ngắn)

Soạn văn 10 siêu ngắn: Luyện viết đoạn văn tự sự- TopLoigiai


I. Đoạn văn trong văn bản tự sự


II. Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự

Câu 1 (trang 97 sgk Văn 10 Tập 1)

a. - Ta thấy các đoạn văn thể hiện đúng và đầy đủ những dự kiến của tác giả

    - Nội dung và giọng điệu của đoạn văn ở phần mở đầu và kết thúc có những điểm tương đồng và khác biệt cụ thể như sau:

+ Điểm tương đồng:

Về nội dung: Điều miêu tả rừng xà nu nhằm thể hiện sự đau đớn mà nó phải hứng chịu cũng như sức mạnh đến lạ kỳ giúp khu rừng bền bỉ, mạnh liệt với thời gian, với bom đạn.

Về giọng điệu: cả hai phần đều thể hiện giọng điệu đầy tự hùng, đầy ngợi ca làm nổi bật sự trân trọng của tác giả

+ Điểm khác nhau:

Đoạn mở đầu là hình ảnh tả thực về cây xà nu, cách miêu tả từ bao quát đến cụ thể, từ cụ thể đến rõ ràng, chi tiết, lôi cuốn người đọc, có sức hấp dẫn nhất định. Hình ảnh cây xà nu cũng chính là hình ảnh gan dạ, không chịu khuất phục của con người Tây Nguyên.

Đoạn kết thúc miêu tả cây xà nu đặt trong cái nhìn của nhân vật. Khu rừng đang nỗ lực và cố gắng để đi lên, vươn vai mà phát triển, lớn mạnh hơn, dẻo dai hơn, bất chấp những đau thương để vươn lên. Hình ảnh cây xà nu cũng như tinh thần bất diệt trong con người Tây Nguyên

b. Tác giả Nguyên Ngọc đã viết đoạn văn theo kết cấu đầu cuối tương ứng. Mở đầu bằng hình ảnh rừng xà nu, kết thúc cũng bằng rừng xà nu đã khiến chúng có liên kết chặt chẽ với nhau tạo sự hô ứng cho toàn bài. Từ đó nội dung, chủ đề tác phẩm đến với người đọc trở nên cụ thể hơn, kết cấu truyện logic hơn và tạo sự thu hút cho người đọc.

Câu 2 (trang 98 sgk Văn 10 Tập 1):

a.

 - Đoạn trích trên có thể coi là một văn bản tự sự vì nó mang toàn bộ những đặc điểm, những yếu tố cần có của một văn bản tự sự. Cụ thể:

+ Yếu tố tự sự: có nội dung cụ thể, có chi tiết, có các sự vật, sự việc

+ Có những yếu tố nghệ thuật được sử dụng như miêu tả, biểu cảm  

- Theo em, đoạn văn đó thuộc phần thân bài trong “truyện ngắn” mà bạn học sinh đó định viết

b.

- Những nội dung có thể coi là thành công của đoạn văn gồm:

 Yếu tố kể, cách kể lại những chi tiết, diễn biến của sự kiện rất rõ ràng, mạch lạc, logic, sinh động và cuốn hút.

- Nội dung còn phân vân và để trống: tính liên kết của đoạn văn trong phần tả cảnh và cách đi vào thể hiện diễn biến tâm trạng của nhân vật chưa phù hợp

Có thể gợi ý cách viết như sau:

viết tiếp vào chỗ /…/

- Chị Dậu chợt nhìn thấy ở chân trời phía đông một vệt hồng đang bừng lên rực rỡ và chói chang hơn tất cả. Nó đến và xé tan bóng tối thăm thẳm của màn đêm.

- Chị Dậu nước mắt lưng tròng, chị như thấy lại những đớn đau, những cay đắng, những xót xa của môt thời đã qua. Chị đến gần và nhìn kỹ, từng người, từng người nhưng chị ứa nước mắt không phải vì những khổ đau ngày cũ mà nước mắt tan trong niềm vui, trong hạnh phúc đổi thay của toàn dân tộc

Câu 3 (trang 99 sgk Văn 10 Tập 1)

Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự

- Để viết đoạn văn tự sự, cần hình dung được tiến trình sự việc xảy ra như thế nào để kể lại diễn biến của nó một cách trọn vẹn, chính xác, logic

- Khi viết, phải lưu ý kết hợp với các biện pháp liên kết để đoạn văn rõ ràng, mạch lạc, thu hút.


III. Luyện tập

Câu 1 (trang 99 sgk Văn 10 Tập 1):

a. Đoạn trích trên kể sự việc ba cô gái dũng cảm xung phong làm nhiệm vụ phá bom mở đường trên tuyến đường Trường Sơn. Đoạn trích thuộc phần giữa văn bản "Những ngôi sao xa xôi" của tác giả Lê Minh Khuê.

b. Trong đoạn trích có sự nhầm lẫn về ngôi kể. Trong văn bản nhà văn sử dụng ngoi kể thứ nhất, trong phần viết lại bạn học sinh đã chuyển ngôi xưng từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất.

- Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom.

→ Sửa: Phương Định dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom.

- Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ.

→ Cô nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ.

c. Khi viết đoạn văn trong văn bản tự sự phải đặc biệt lưu ý về ngôi kể, phải đảm bảo tính thống nhất trong ngôi kể. Vì đảm bảo tính thống nhất của ngôi kể cũng là đảm bảo tính mạch lạc, logic của bài viết

Câu 2 (trang 99 sgk Văn 10 Tập 1):

Cô gái trong đoạn trích truyện thơ Tiễn dặn người yêu vì sự ép buộc, sắp đặt “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” của gia đình mà phải buông bỏ mối tình thanh mai trúc mã, dứt áo ra đi về làm vợ người ta. Đường đến nhà chồng hạnh phúc bao nhiêu thì với cô  nó trĩu nặng bấy nhiêu. Đó là nỗi niềm đau đớn, xót xa đến xé lòng, là sự quyến luyến, bịn rịn không muốn rời mối tình sâu nặng. Cô bước đi trong gánh nặng cõi lòng, trong sự dùng dằng, nửa bước cũng không muốn rời, buồn vì tình, xót cũng vì tình và đau vì phải bỏ lại người mình yêu. Trong mỗi bước đi của cô là một sự ngóng đợi, trông chờ, bấu víu vào tình cảm của chàng trai:

Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi

Tới rừng lá ngón ngóng trông.

Cuối cùng, cô gái sẵn sàng và như muốn kết thúc cuộc đời mình, dừng lại không phải gả đi, dừng lại để quay về, để khỏi phải theo chồng. Điều cô ước ao không gì khác  là về bên người cô yêu, về với hạnh phúc lứa đôi  mà chàng trai và cô gái đã giành cho nhau. Điều đó thể hiện cho khát vọng, cho mơ ước của con người về một tình yêu tự do, về hanh phúc lứa đôi giản dị và chân thành


Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài học, học sinh vận dụng kiến thức để  hiểu, chỉ ra và phân biệt được khái niệm, nội dung và nhiệm vụ của đoạn văn trong một văn bản tự sự. Từ đó, nắm được cách trình bày, cách viết một đoạn văn tự sự chính xác, đáp ứng đúng yêu cầu và đạt nội dung diễn đạt cũng như những hiệu quả cao nhất của một đoạn văn tự sự.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác