logo

Soạn bài: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (siêu ngắn)


Soạn bài: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (siêu ngắn)

Soạn văn 10 siêu ngắn: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết- TopLoigiai


Luyện tập

Câu 1 (trang 88 sgk Văn 10 Tập 1):

Đặc điểm của ngôn ngữ viết trong đoạn trích được thể hiện qua các yếu tố:

- Về hình thức thì đây là ngôn ngữ viết bởi người đọc tiếp nhận nó bằng việc dùng thị giác, cụ thể là qua việc đọc.      Đoạn trích này có đầy đủ những đặc điểm của một văn bản viết như:

+ Bố cục và lời văn cụ thể, rõ ràng, có tính mạch lạc, tính logic. Các câu văn liên kết phù hợp, có dấu ngắt, nghỉ của câu, câu văn the hiện ngữ nghĩa trọn vẹn

+ Đoạn trích có nội dung, có cách triển khai cụ thể, ngôn từ thể hiện tính chuyên môn hóa cao, mỗi ý đều có tính liên kết, có ngắt dòng và trình bày theo thứ tự nhất định. Tóm lại, đã thể hiện đúng và đủ những đặc điểm của một đoạn trích sử dụng ngôn ngữ viết

Câu 2 (trang 88 sgk Văn 10 Tập 1):

Đặc điểm của ngôn ngữ nói được thể hiện trong đoạn văn một cách cụ thể qua từng ngôn ngữ, lời thoại của nhân vật và làm nên một đặc trưng riêng rõ ràng.

+Các từ ngữ mục đích gọi, chào, hô hào trong lời thoại của nhân vật: kìa, này…ơi, nhỉ

+Các từ ngữ mang sắc thái biểu đạt tình cảm, cảm xúc của nhân vật (từ tình thái): Có khối...đấy, đấy, thật đấy..

+Các kiểu câu chỉ nguyên nhân- kết quả trong ngôn ngữ nói: Có-thì. Đã-thì

+Sự kết hợp giữa lời nói và hành động: cười như nắc nẻ, cong cớn, liếc mắt…

  •  Như vậy ngôn ngữ nói được thể hiện chi tiết, đầy đủ, rõ ràng qua cả lời nói cũng như hành động của nhân vật.

Câu 3 (trang 89 sgk Văn 10 Tập 1):

a. Trong thơ ca Việt Nam thì đã có nhiều bức tranh mùa thu đẹp hết ý.

 Lỗi: + câu thiếu chủ ngữ.

           + sử dụng từ ngữ không phù hợp với cấu trúc ngữ pháp của câu

           + Cụ thể: từ “trong” làm câu thiếu chủ ngữ; “thì”-“hết ý”sử dụng không phù hợp

 Sửa: Bỏ hai từ “trong” và “thì”, sửa từ “hết ý” à “ mê hồn”,”vô cùng”, “tuyệt vời”…

b. Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai vống lên đến mức vô tội vạ.

 Lỗi: Dùng từ không phù hợp, sử dụng từ ngữ địa phương

 Sửa: thay từ “vống” bằng từ “quá” hoặc cụm “quá mức thực tế”, thay “vô tội vạ” bằng “vô căn cứ”. Như vậy câu mới sẽ rõ ràng về mặt ngữ nghĩa

c. Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, chim ở gần nước thì như cò, vạc, vịt, ngỗng,…thì cả ốc, tôm, cua,… chúng chẳng chừa ai sất.

 Lỗi: Dùng từ không chính xác, từ ngữ không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, câu văn thiếu minh bạch, tối nghĩa

 Sửa: bỏ từ “sất”, thay từ “thì”-thứ 2 bằng từ “đến”

         Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, chim ở gần nước thì như cò, vạc, vịt, ngỗng,…đến cả ốc, tôm, cua,…chúng chẳng để lại cho bất cứ ai.


Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài học, dựa vào kiến thức đã được cung cấp học sinh có thêm những hiểu biết và tri thức mới về đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Từ đó có thể cân nhắc và lựa chọn cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp và thích hợp trong từng văn cảnh giao tiếp.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác