logo

Soạn bài: Ca dao hài hước (siêu ngắn)

Hướng dẫn Soạn bài Ca dao hài hước siêu ngắn gọn. Với bản soạn văn 10 siêu ngắn gọn này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.

Soạn văn 10 siêu ngắn: Ca dao hài hước- TopLoigiai


Đọc - Hiểu


Câu 1

Nội dung của bài ca dao là sự đối đáp giữa chàng trai và cô gái trong việc thách cưới

- Việc chàng trai dẫn cưới:

+ dự định: voi, trâu, bò à cách nói phóng đại thể hiện mong muốn về sự đủ đầy, sang trọng, giàu có

+ nỗi lo: quốc cấm, máu hàn, co gân à là những nỗi lo hoàn toàn chính đáng, cho thấy cả phẩm chất của người nói vừa thông minh, nhạy bén vừa thấu đáo

+ thực tế: con chuột béo à phá cách, không theo tục lệ truyền thống à tạo yếu tố bất ngờ à nhìn nhận chính xác về hoàn cảnh à rất chân thành, giản dị, mộc mạc

- Việc cô gái thách cưới:

+ lời khen cho dự định của chàng trai à thể hiện niềm vui rất nhẹ nhàng, tế nhị

+ thách cưới: nhà khoai lang à không xa hoa, cầu kì, không đòi hỏi trái lại rất bình dị, thiết thực à sự thấu hiểu, cảm thông cho hoàn cảnh của chàng trai à tình yêu thương của cô gái, rất vô tư, rất từ tốn, không đao to búa lớn mà giản dị, coi trọng tình nghĩa, tình cảm là số một

* Đám cưới làng quê nghèo đầy giản dị, mộc mạc, không chút hoa lệ; nghèo của cải nhưng giàu tinh thần, ai nấy đều phấn khởi, vui tươi, hạnh phúc. Rõ ràng ở đây tình cảm đã chiến thắng vật chất

* Tiếng cười bật lên là tiếng cười tự trào, cả hai đều dùng cách nói dí dỏm để biến những thiếu thốn vật chấtthafnhh sức mạnh tinh thần. Tiếng cười của những người nghèo với tinh thần tràn đầy, với niềm tin lạc quan và sức mạnh để vượt lên trở ngai.


Câu 2

- Ta có thể thấy nội dung tổng quát của các bài ca dao như sau:

+ Về nội dung: tất cả đều là những bài ca dao phê phán. Tiếng cười được tạo ra là tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phê phán và đả kích những thói hư tật xấu còn tồn tại trong đời sống con người. Từ đó, để con người tự nhìn nhận, đánh giá mình và nhắc nhở bản thân phải tránh xa, đẩy lùi những thói xấu trong xã hội

+ Về thái độ của tác giả dân gian: vừa châm biếm, đả kích vừa đưa ra lời nhắc nhở sâu sắc có, nhẹ nhàng có, thân tình gần gũi có và cả những triết lý giáo dục đúng đắn

- Về nét đặc sắc riêng của mỗi bài ca dao:

+ Bài ca dao số 2 và 3: Nội dung phê phán, châm biếm những đàn ông ẻo lả, yếu đuối, làm trai mà không đáng sức trai, luôn an bài, không có chính kiến, không biết vươn lên, không có chí tiến thủ à cách nói vừa nhẹ nhàng vừa sâu cay thể hiện qua các thủ pháp nghệ thuật như đối lập-tương phản, cách nói quá…

+ Bài ca dao số 4: Nội dung thể hiện cái nhìn, cách đánh giá, sự trế giễu với những người phụ nữ quá mức điệu đà, đỏng đảnh và vô duyên trong xã hội à cách nói dí dỏm, nhẹ nhàng, vừa trách vừa thương để thấy tình cảm vợ chồng đáng quý à thể hiện bằng cách nói phóng đại và biện pháp tương phản.


Câu 3

Trong ca dao hài hước những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng như:

- Cách nói phóng đại, cường độ hóa vấn đề

- Sử dụng thủ pháp tương phản đối lập để nhấn mạnh vấn đề một cách rõ nét

- Khắc họa nhân vật điển hình, có tính châm biếm, hài hước

- Tiếng cười tạo ra vừa chế giễu, châm biếm, phê phán vừa nhắc nhở nhẹ nhàng, đem đến những bài học sâu sắc.


Luyện tập


Câu 1 

Lời thách cưới của cô gái

+ thách cưới: nhà khoai lang à không xa hoa, cầu kì, không đòi hỏi trái lại rất bình dị, thiết thực à sự thấu hiểu, cảm thông cho hoàn cảnh của chàng trai à tình yêu thương của cô gái, rất vô tư, rất từ tốn, không đao to búa lớn mà giản dị, coi trọng tình nghĩa, tình cảm là số một; không dè bỉu hay chê cười cái nghèo, cái khó mà lại tỏ ra bằng lòng, vui vẻ thách cưới à người lao động lạc quan ngay cả trong nghèo khó


Câu 2

Một số bài ca dao hài hước

 Học hành ba chữ lem nhem

Thấy gái thì thèm như chửa thèm chua

 

Đắng cay chua ngọt đã từng

Anh mà bỏ rượu, em đừng có mơ.

 

Đàn bà yếu chân, mềm tay

Làm ăn chẳng được, lại hay nỏ mòm.

 

Còn duyên, anh cưới ba heo

Hết duyên, anh cưới con mèo cụt đuôi.

 

Công đâu ghẹo gái có chồng

Như tát nước cạn, uổng công cày bừa.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác