logo

Soạn bài: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam (siêu ngắn)


Soạn bài: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam (siêu ngắn)

Soạn văn 10 siêu ngắn: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam- TopLoigiai


I. Nội dung ôn tập

Câu 1 (trang 100 sgk Văn 10 Tập 1)

Đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian

- Tính truyền miệng: nhũng bài ca dao. dân ca, những tác phẩm kịch, chèo...

- Tính tập thể: là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể như hò

- Tính thực hành: có tác động trực tiếp đến đời sống sinh hoạt thường ngày của con người

Câu 2 (trang 100 sgk Văn 10 Tập 1):

Đặc trưng thể loại của Văn học dan gian Việt Nam

Các thể loại truyện dân gian

Đặc trưng

Sử thi

+ Tác phẩm có quy mô lớn, tính đồ sộ

+ Hình tượng nghệ thuật mang tính hào hùng, có sức mạnh lớn lao, phi thường

  + Ngôn ngữ giàu hình ảnh, các thủ pháp nghệ thuật phong

Truyền thuyết

+ Mang hình thức của thể loại văn xuôi tự sự, dung lượng phù hợp, không quá ngắn cũng không quá dài

   +Có sự xuất hiện của những chi tiết, sự việc mang tính hư ảo, hư cấu, huyền bí,

Truyện cổ tích

+Hình tượng nhân vật hoàn toàn là hư ảo

 + Có sự kết hợp với những chi tiết mang tính hư ảo, hoang đường

 + Mô-típ truyện quen thuộc là nhân vật chính phải trải qua biến cố, trải qua thử thách rồi mới đến được hạnh phúc

Truyện ngụ ngôn

 +Ngụ ngôn là một kiểu truyện phúng dụ bằng thơ hoặc văn xuôi rất ngắn

+ Nội dung mang nội dung mang tính giáo dục đạo đức, lối  sống, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội

Truyện cười

+mang hình thức tác phẩm tự sự dân gian, nội dung ngắn, kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ

+ nội dung hầu hết kể về những thói hư tật xấu, những tình huống trái tự nhiên

+ có tác dụng tạo tiếng cười nhằm mục đích giải trí hoặc phê phán

Truyện thơ

+ là tác phẩm tự sự dân gian nhưng có hình thức thơ

 + nội dungphản ánh số phận và khát vọng của con người về hạnh phúc lứa đôi cũng như công lý xã hội

 

Câu nói dân gian

Thơ ca dân gian

Sân khấu dân gian

Tục ngữ

Câu đố

Ca dao-dân ca

Câu đố

Chèo

Tuồng

Cải lương

Múa rối cạn

Múa rối nước

Câu 3 (trang 100 sgk Văn 10 Tập 1):

Bảng tổng hợp so dánh các thể loại văn học dân gian Việt Nam

Thể loại

Mục đích sáng tác

Hình thức lưu truyền

Nội dung phản ánh

Kiểu nhân vật

Đặc trưng nghệ thuật

Sử thi

Tái hiện cuộc sống cộng đồng từ thời xa xưa đồng thời thể hiện mơ ước và khát vọng vươn lên của con người

Truyền miệng

(hát- kể)

Thường kể- tả lại bức chân dung về đời sống cộng đồng ở thời kì tiền dân tộc, thời cổ đại

Nhân vật anh hùng có tầm vóc, có lý tưởng lớn lao

Các chi tiết, hình ảnh có sự phóng đại, hình tượng nghệ thuật mang sức ảnh hưởng lớn

Truyền thuyết

Thể hiện cái nhìn, cách đánh giá của nhân dân đối với cộng đồng nói chung và một số cá nhân trong cộng đồng nói riêng

Truyền miệng (kể-diễn xướng)

Câu chuyện xây dựng trên nền tảng hình tượng người thật-việc thật nhưng kết hợp các yếu tố ly kỳ, hư ảo

Những nhân vật lịch sử, các vua, chúa…

Có sự kết hợp của các yếu tố kì ảo, sử dụng bút pháp thần thánh hóa

Truyện cổ tích

Dựa vào những câu chuyện để gửi gắm ước mơ, khát vọng của nhân dân

Truyền miệng (hình thức kể)

Nội dung thường là thể hiện những xung đột xã hội

Những cá nhân bình thường trong xã hội như  người nghèo, người con riêng, con út…

Là những câu chuyện hoàn toàn không có thật, mô-típ truyện thường là nhân vật chính sẽ trải qua các biến cố và đâu tranh để đi đến hạnh phúc

Truyện cười

Tiếng cười bật ra là tiếng cười châm biếm, đả kích, phê phán những thói hư tật xấu và lên án những bất công trong xã hội

Truyền miệng (hình thức kể)

Những mâu thuẫn trái tự nhiên, đi ngược truyền thống, những thói xấu

Kiểu nhân vật là mọi thành phần trong xã hội nhưng nhìn chung thường mang những điểm xấu nhất định

Truyện ngắn gọn, dễ nhớ dễ thuộc, các mâu thuẫn xảy ra tự nhiên và kết thúc bất ngờ nhằm tạo tiếng cười.

Câu 4 (trang 101 sgk Văn 10 Tập 1):

Nội dung và nghệ thuật của ca dao

Thể loại

Nội dung

Nghệ thuật

Ca dao than thân

·       Hầu hết là lời than thân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ là những người cam chịu, nhọc nhằn và bấp bênh, cuộc sống phụ thuộc và định kiến của xã hội

·       Các hình ảnh thường được so sánh gần gũi với cuộc sống

·       Mô- típ mở đầu thường bắt đầu bằng các từ than thân như thân em,ước gì…

·       Sử dụng nhiều những hình ảnh mang tính biểu tượng, các hình ảnh lấy từ những gì quen thuộc, gần gũi nhất trong đời sống hàng ngày

·       Thường là thể thơ lục bát truyền thống và có kết hợp những biện pháp tu từ nghê thuật như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ…

·       Ngôn ngữ không trau chuốt hoa lệ mà gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày

Ca dao yêu thương tình nghĩa

·       Nội dung thường nói đến tình cảm nói chung như tình gia đình, tình đôi lứa, tình bạn…

·       Các hình ảnh được sử dụng đều mang tính ước lệ và tính tượng trưng cao

Ca dao hài hước

·       Xuất phát từ tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lao động để sáng tạ ra những tác phẩm mang tính tập thể nảy sinh ngay trong hoạt động thường ngày

·       Sẽ tạo ra tiếng cười là tiếng cười tự trào và tiếng cười phê phán.


II. Bài tập vận dụng

Câu 1 (trang 101 sgk Văn 10 Tập 1):

Nét  nổi bật trong nghệ thuật  miêu tả nhân vật được thể hiện rõ ràng và cụ thể qua các thủ pháp nghệ thuật như: biện pháp so sánh, biện pháp điệp, biện pháp phóng đại. Tất cả các biện pháp này đều được kết hợp nhằm đẩy sự tập trung, ấn tượng của tác giả vào nhân vật Đăm Săn. Mỗi hành động, cử chỉ của nhân vật đều được thể hiện một cách chi tiết, dễ hình dung, dễ hiểu nhằm lý tưởng hóa nhân vật này thành nhân vật anh hùng và lớn lao

  • Sự kết hợp thành công của các thủ pháp nghệ thuật đã xây dựng hình tượng nhân vật mang đầy đủ phẩm chất của người anh hùng trong sử thi: dũng cảm, gan dạ, quyết đoán, có sức mạnh, có lý tưởng và tầm vóc sánh ngang với vũ trụ bao la.

Câu 2 (trang 101 sgk Văn 10 Tập 1):

Cốt lõi sự thật lịch sử

Bi kịch được hư cấu

Những chi tiết hoang đường kì ảo

Tính chất bi kịch

Kết quả bi kịch

Bài học rút ra

Cuộc xung đột xảy ra trong lịch sử là mâu thuẫn giữa An Dương Vương và Triệu Đà trong thời kì Âu Lạc

Bi kịch tình yêu đặt trong mối tương quan với bi kịch gia đình, quốc gia, dân tộc

Các chi tiết chiếc nỏ thần, giếng nước ngọc, nhân vật thần Kim Quy

Bi kịch toàn diện trên tiến trình câu chuyện, diễn ra rất quyết liệt, rất gay gắt

Kết quả các nhân vật đều rơi vào tấn bi kịch bao gồm vua mất nước, tình yêu tan vỡ, gia đình chia lìa

Trong vấn đề mang tính quốc gia, dân tộc luôn phải đề cao cảnh giác, phải có sự đề phòng nhất định, tránh nhẹ dạ cả tin , không được chủ quan

Câu 3 (trang 101 sgk Văn 10 Tập 1):

Những đặc sắc nghệ thuật trong truyện Tấm Cám

Khắc họa thành công hình tượng nhân vật Tấm có những bước phát triển tính cách hoàn toàn phù hợp với tiến trình câu chuyện

- Bước vào câu chuyện Tấm mang những nét của ô gái xinh đẹp, nết na nhưng yếu đuối. Mỗi lần gặp phải khó khăn Tấm không tìm cách giải quyết mà chỉ biết khóc và chờ đợi sự giúp đỡ từ bên ngoài  

- Các giai đoạn sau khi lần lượt trải qua những hãm hại, Tấm dần dần bộc lộ hơn bản chất phản kháng trước hoàn cảnh của con người và bước đầu có những thay đổi trong tính cách. Từ yếu đuối trở nên mạnh mẽ, từ hời hợt đã ngày một quyết tâm. Điều này thể hiện cụ thể qua mỗi lần tấm hóa thân để trở về báo thù. Càng về cuối truyện, sự đấu tranh của Tấm càng quyết liệt, phải giành và giữ hạnh phúc cho bằng được. Tấm đã tự mình đứng lên đấu tranh chứ không còn chờ bất kì ai

 Có thể nói, diễn biến tính cách trong nhân vật Tấm cũng thể hiện rõ ràng mâu thuẫn truyện càng một gay gắt. Đó là lý do chính dẫn đến những hàh của nhân vật. Ngoài ra sự phản kháng của Tấm cũng thể hiện một cách rõ nét tinh thần đấu tranh của toàn thể quần chúng nhân dân vì lẽ phải, vì công lý, công bằng xã hội. 

Câu 4 (trang 102 sgk Văn 10 Tập 1):

Truyện

Đối tưựng gây cười

Nội dung gây cười

Tình huống gây cười

Cao trào để tiếng cười bật ra

Tam đại con gà

 

Thầy đồ dốt

Sự dấu giốt của con người

Bắt trò đọc nhỏ, dùng đài âm dương để suy đoán đúng sai

Cách người thầy dùng sự khôn lỏi để che đậy dốt nát của mình

Nhưng nó phải bằng hai mày

Thầy Lí, nhân vật Cải và Ngô

Tình huống bi hài của việc hối lộ và nhận hối lộ

Đã đút lót tiền hối lộ, cho rằng mình thắng nhưng cuối cùng lại bị đánh

Cử chỉ và lời nói của thầy Lí “ nhưng nó phải bằng  hai mày”

Câu 5 (trang 102 sgk Văn 10 Tập 1):

Các bài ca dao với mô- típ quen thuộc

a. Mở đầu bằng “Thân em”

Thân em như con cá rô thia

Ra sông mắc lưới, vào đìa mắc câu

Thân em như cái cọc rào

Mọt thì anh đổi, cớ sao anh phiền.

Thân em như miếng cau khô

Người thanh tham mỏng, người thô tham dày.

Thân em như cái chổi để đầu hè

Phòng khi mưa gió đi về chùi chân

-Mở đầu bằng chiều chiều:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau 9 chiều

Chiều chiều lại nhớ chiều chiều

Nhớ người quân tử khăn điều vắt vai.

Chiều chiều bìm bịp giao canh

Trống chùa đã đánh sao anh chưa về.

--> Cách bắt đầu với mô típ này tạo cho người đọc cảm giác thân quen, có thể hình dung được nội dung sẽ đề cập đến. Như vậy có tác dụng tạo điểm nhấn, gây sự tò mò, chú ý, sự ấn tượng và để lại những cảm xúc nhất định đối với người đọc

b.

- Những hình ảnh ẩn dụ, so sánh:chiếc khăn, ngọn đèn, dải yếm , cây đa, con thuyền, bến nước,…

- Những hình ảnh gần gũi, quen thuộc xuất phát từ chính những gì có trong đời sống sinh hoạt, lao động thường ngày của con người

 Vận dụng những hình ảnh ẩn dụ, so sánh khiến bài ca dao trở nên có hồn, tình cảm như trào ra, gần gũi, thân thương và chân thành nhất

c. Ca dao về chiếc khăn, chiếc áo

 - Áo anh sứt chỉ đã lâu

Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.

- Áo xông hương của chàng vắt mắc

Đêm em nằm em đắp lấy hơi

Gửi khăn, gửi túi, gửi nhời

Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa

Vì mây cho núi lên xa

Mây cao mù mịt, núi nhoà xanh xanh.

- Ca dao về nỗi nhớ của đôi lứa đang yêu

- Đêm qua ra đứng chờ ai

Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ.

- Vì ai cho thiếp võ vàng ?

Vì chàng tư lự, hoa tàn nhị rơi.

- Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.

- Nhớ ngày ra ngẩn vào ngơ

Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai ?

- Biểu tượng cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay – muối mặn

-Thuyền chài, thuyền lái, thuyền câu

Biết thuyền nhân ngãi nơi đâu mà tìm.

- Anh đây lên thác xuống ghềnh

Thuyền nan đã trải thuyền mành thử chơi

Đi cho khắp bốn phương trời

Cho trần biết mặt cho đời biết tên.

- Gương không có thuỷ gương mờ

Thuyền không có lái lững lơ giữa dòng

Mong sao nghĩa thuỷ tình chung

Cho thuyền cặp bến, gương trong ngàn đời.

-Gừng già, gừng rụi, gừng cay

Anh hùng càng cực, càng giày nghĩa nhân.

- Ca dao hài hước:

Học hành ba chữ lem nhem

Thấy gái thì them như chửa thèm chua

Chồng người bể Sở sông Ngô,

Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần

Thế gian chuộng của, chuộng công

Nào ai có chuộng người không bao giờ.

Câu 6 (trang 102 sgk Văn 10 Tập 1):

- Nhà thơ Tố Hữu sử dụng thể thơ lục bát kết cấu mình-ta

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

- Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng dùng ca dao để lí giải về nguồn gốc ra đời của đất nước mình:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

- Nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng sử dụng mô-típ quen thuộc của ca dao trong tác phẩm của mình:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

  • Văn học dân gian có sức sống mãnh liệt và sức sống nằm ngoài sự băng hoại của thời gian. Nó chính là tiền đề cho sự phát triển của nền văn học viết sau này.

Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài học, học sinh một lần nữa được củng cố kiến thức , hệ thống hóa những vấn đề đã tìm hiểu về văn học dân gian Việt Nam bao gồm: đặc trưng thể loại, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của các tác phẩm, đoạn trích. Đồng thời có thể vận dụng kiến thức đã học áp dụng với từng tác phẩm để phân tích, đánh giá những tac  phẩm cụ thể.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác