logo

Soạn bài: Lời tiễn dặn (siêu ngắn)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Lời tiễn dặn siêu ngắn gọn, đây là phiên bản soạn văn 10 siêu ngắn gọn được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh không phải chuyên Văn tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng nhất.

Soạn văn 10 siêu ngắn: Lời tiễn dặn- TopLoigiai


Bố cục:

+ Phần 1 (từ đầu đến "… khi góa bụa về già"): Tâm trạng xót xa, buồn bã, bịn rịn không muốn rời của chàng trai khi tiễn người yêu.

+ Phần 2 (đoạn còn lại): Tâm trạng và hành động như níu kéo của chàng trai khi ở nhà chồng cô gái

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Bài toán dân số siêu ngắn gọn, đây là phiên bản soạn văn 10 siêu ngắn gọn được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh không phải chuyên Văn tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng nhất. 


Đọc - Hiểu

Câu 1

Diễn biến tâm trạng của chàng trai theo tiến trình câu chuyện như sau:

- Cảm xúc đầu tiên là những xót xa, những buồn bã đến đau lòng khi phải chứng kiến cảnh người yêu đi lấy chồng, từ đây đôi lứa ắt chia lìa à tâm trạng bịn rịn, quyến luyến, muốn kéo dài thời gian bên nhau, không nỡ rời xa người con gái mình thương yêu à chàng trai không thể kìm nén, không thể giấu diếm được tình yêu, niềm thương đặc biệt giành cho cô gái à hành động của chàng trai càng khẳng định tình cảm chân thành, sâu nặng, không dễ gì buông bỏ đối với cô gái

=> Như vậy, ta thấy rõ sự đớn đau nằm trong chính tình yêu mà chàng trai dành cô gái, càng yêu , càng thương bao nhiêu thì càng đau khổ bấy nhiêu. Đồng thời ta cũng thấy không chỉ chàng trai yêu thương chân thành mà chính cô gái cũng đau lòng, tủi hổ trong hoàn cảnh bị ép duyên.


Câu 2

Hành động và tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng đã góp phần bộc lộ tình cảm mà chang trai gửi đến cô một cách khéo léo qua các câu thơ

+ vừa đi vừa ngoảnh lại/vừa đi vừa ngoái trông

+ em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ/ tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi/ tới rừng lá ngón ngóng trông

+ chân bước xa lòng càng nhớ

  • Chàng trai thì níu kéo, bịn rịn, kéo dài thêm thời gian được ở bên người mình yêu, từng bước dõi theo cô gái. Còn cô gái thì nửa bước không muốn rời đi. Cô gái rơi vào trạng thái tâm trạng khó xử, nửa đau đớn, nửa dằn vặt, nửa cắn dứt khi tình cảm bị ngăn cách, chia lìa. Hành động của cô càng minh chứng cho tấm lòng và khẳng định tình cảm đặc biệt của chàng trai. Giữa hai người tồn tại sợi dây tình yêu bền chặt, nặng nghĩa nặng tình khiến người kia không thể nào quay lưng mà dứt khoát ra đi. Tình cảm ấy đáng quý vf đáng trân trọng hơn bất cứ điều gì.

Câu 3

Những hành động, cử chỉ cho thấy nét ân cần của chàng trai như:

+ Sẵn sàng sửa soạn, chăm sóc cho cô gái bằng những hành động nhỏ nhất như phủi áo, chải tóc, búi tóc à luôn chu đáo, ân cần chăm sóc với cô gái

+ Chú ý chăm sóc cho sức khỏe cô gái bằng tất cả sự chân thành đi chặt tre về lam thuốc cho cô gái uống khỏi đau à không lúc nào ngừng quan tâm đến người mình yêu thương dù cô đã là người có chồng

+ Luôn luôn lắng nghe, quan tâm, thấu hiểu, sẻ chia,  bầu bạn và giúp đỡ cô gái hững công việc hàng ngày

→ Dù phải đặt trong hoàn cảnh trái ngang, không thể đến với nhau nhưng cũng thể ngăn những tình cảm chân thành chàng trai giành cho cô gái. Đó là tình yêu thật sự, là thương, là yêu, là xót xa, là chúc phúc, nó cũng thay lời chúc phúc của chàng trai gửi đến cô gái.


Câu 4 

Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng chủ yếu là so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ… Cụ thể như sau:

- Những câu thơ có các hình ảnh so sánh liên tiếp

+ Như bán trâu ngoài chợ/ Như thu lúa muôn bông

- Sử dụng cáp phép điệp cấu trúc, điệp từ, điệp ngữ

+ vừa đi vừa…/ vừa đi vừa…

+ tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ/ tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi/ tới rừng lá ngón ngóng trông

+ đợi tới tháng Năm lau nở/ đợi mùa nước đỏ cá về/ đợi chim tăng ló hót gọi hè

+ Chết ba năm hình còn treo đó/…/Chết thành hồn, chung một mái, song song

+ Nước ngập …, đừng…/ Nước ngập …, đừng…

+ Yêu nhau, yêu …/ Yêu nhau, yêu …

+ các từ : anh, em, đôi ta, ta được lặp lại nhiều lần

Bằng cách sử dụng, kết hợp thành công các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, phép điệp… đã làm nổi bật nội dung, ý nghĩa của bài thơ. Tình cảm lứa đôi vốn khó nắm bắt, khó hình dung trở nên cụ thể, gần gũi, thân thuộc với cảm xúc mãnh liệt. Tình cảm ấy chân thành, sâu sắc và rất đáng trân trọng.


Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài thơ, học sinh bước đầu tiếp cận với những tác phẩm truyện thơ dân tộc Thái, từ đó, có cái nhìn rộng mở hơn về nguồn gốc các tác phẩm văn học. Ngoài ra, cảm nhận và hiểu được tình yêu, tình cảm đôi lứa lãng mạn, chân thành và đầy cao thượng được thể hiện qua những biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng: điệp ngữ, so sánh…

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác