logo

Soạn bài: Viết bài làm văn số 1 (siêu ngắn)


Soạn bài: Viết bài làm văn số 1 (siêu ngắn)

Soạn văn 10 siêu ngắn: Viết bài làm văn số 1 (Bài làm ở nhà)- TopLoigiai


Đề 1: Ghi lại những cảm nghĩ chân thực của anh (chị) về một trong các sự việc, hiện tượng hoặc con người sau:

- Những ngày đầu tiên bước vào trường trung học phổ thông.

- Thiên nhiên và đời sống con người trong thời khắc chuyển mùa.

- Một người thân yêu nhất của anh (chị).

Gợi ý:

* Cảm nghĩ về những ngày đầu tiên bước vào trường trung học phổ thông.

Mở bài: Giới thiệu nội dung em sẽ viết

 ( Cảm nghĩ về ngày đầu tiên bước vào trường THPT như thế nào?)

Thân bài: Trình bày cảm nghĩ của bản thân về vấn đề đã nêu ở mở bài:

- Cảm xúc hồi hộp, lo lắng xen lẫn háo hức trong môi trường mới. (Ngôi trường mới, bạn bè, thầy cô đều lạ lẫm, môi trường học tập còn nhiều thứ lạ, chưa quen…).

- Nỗi  nhớ những kỹ niệm về lớp học cùng người thầy, người bạn đã trải qua những năm tháng trung học đầy hoài bão, đầy mơ ước

 - Tâm trạng mong mỏi, lòng rộn ràng đón chờ những  điều mới mẻ cho một hành trình phấn đấu học tập mới

- Sự kiện đánh dấu bước ngoặt minh chứng cho những nỗ lực của bản thân. Là dấu mốc cho bước trưởng thành đầu tiên

Kết bài: Kết luận, khẳng định lại vấn đề.

- Những cảm xúc khó quên về ngày đầu bước vào trường THPT là những kỉ niệm mang dấu ấn, là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời

- Kỉ niệm đầu tiên về những năm tháng đẹp đẽ ấy là động lực cho những nỗ lực trên một chặng đường mới

* Cảm nghĩ về thiên nhiên và đời sống con người trong thời khắc chuyển mùa.

Mở bài: Giới thiệu nội dung, vấn đề sẽ nói: thiên nhiên và đời sống con người trong thời khắc chuyển mùa (Thiên nhiên là nguồn cảm hứng bất tận trong thi văn-> Mùa nào cũng đẹp, cũng thơ nhưng thời khắc chuyển mùa lại khiến cho những xúc cảm của con người rung rinh, mơ mộng nhất… )

Thân bài: Nêu những cảm nghĩ của bản thân về 2 đối tượng: thiên nhiên và con người

- Cảm nghĩ về thiên nhiên

→ Miêu tả khung cảnh thiên nhiên thời điểm giao mùa: khí hậu, thời tiết, đất, nước, nắng, gió, cây cối…( mát mẻ, khô ráo, mưa phùn, cây cối héo úa, mơm mởn…)

→ Thiên nhiên ấy khiến cơ thể bạn cảm thấy gì ì: nóng nực, mệt mỏi; gió hiu hiu dễ chịu hay cái lạnh băng giá

=> Cảm xúc như thế nào trước thiên nhiên ấy? Có lưu luyến hay nhớ nhung? Có bồi hồi, xao xuyến…

 - Cảm nghĩ về con người

→ +Nêu/ liệt kê những hoạt động chính maf mọi người thường làm vào thời điểm đó: công việc, học tập, giải trí… diễn ra như thế nào?

    + Đặc điểm về cuộc sống xung quanh : hoạt động của con người, hoạt động tuần hoàn của tự nhiên…

→ Cảm nghĩ của bản thân trước hoạt động diễn ra của cuộc sống xung quanh

  • Cảm nhận chung nhát về thiên nhiên và con người trong thời khắc giao mùa

Kết bài: Kết luận lại nội dung toàn bài

- Khẳng định vẻ đẹp của thiên nhiên con người trong thời khắc giao mùa

- Lời hứa của bản thân phải bảo vệ thiên nhiên ấy…

* Cảm nghĩ về một người thân yêu nhất

Mở bài: Giới thiệu vấn đề (Người thân yêu nhất : nêu cụ thể người ấy là ai: ông, bà , bố, mẹ, anh em,..)

Thân bài: Trình bày cảm nghĩ của bản thân

- Miêu tả/ giới thiệu bao quát những đặc điểm cơ bản nhất về nhân vật được nói đến: ngoại hình, công việc, mối quan hệ…

- Nêu biểu cảm về người mà nói tới: ngoại hình, tính cách, thái độ, sở thích, công việc…

- Nêu những kỷ niệm của bản thân về nhân vật nói đến. Kỷ niệm nào đặc biệt nhất?

=> Thể hiện cảm nghĩ trực tiếp, cảm xúc của bản thân đối với nhân vật được nhắc đến bằng hành động như thể nào?

=> Tình cảm của bản thân đối với họ: thương yêu, kính trọng, là động lực, là tấm gương…

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề

- Khẳng định tình cảm gia đình là thiêng liêng, quý báu => bài học cho mỗi người phải trân trọng

- Đưa ra lời hứa của bản thân để bảo vệ những tình cảm cao quý ấy.


Đề 2: Nêu cảm nghĩ sâu sắc nhất về một câu chuyện anh (chị) đã học mà đến nay vẫn không thể nào quên.

Gợi ý:

Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về câu chuyện. Cụ thể là câu chuyện mà em đã được học đến nay vẫn không thể quyên ( Câu chuyện tên gì, của ai, nêu  nội dung chính)

Thân bài: Trình bày cảm nghĩ về câu chuyện đó ( cảm nghĩ sâu sắc nhất)

- Về hình thức của câu chuyện

+ Tên truyện thu hút

+ Trang bìa đẹp, tác giả nổi tiêng…

- Cảm nghĩ của bản thân về yếu tố nội dung của câu chuyện:

→  Nêu nội dung chính của câu chuyện. Nội dung ấy nói lên điều gì? Bạn đọc có cảm xúc như thế nào sau khi đọc?

→ Qua câu chuyện, chúng ta rút ra được bài học gì cho bản thân là gì?

Bài học trực tiếp là gì? Bài học sâu xa là gì? Mỗi bài học đem đến có ý nghĩa sâu sắc như thế nào?

- Cảm nghĩ của bản thân về yếu tố nghệ thuật chuyện

→ Hình ảnh truyện có ấn tượng không? Có điều gì đặc sắc? Các hình ảnh cụ thể hay ẩn dụ?

→ Ngôn từ của câu chuyện trang trọng, lịch sự hay gần gũi vui tươi, nó được sử dụng như thế nào? Cách sử dụng từ ngữ có dễ hiểu không? Câu chuyện cho mỗi cá nhân những trải nghiệm tuyệt vời như thế ?

- Đối với cá nhân bạn, tại sao câu chuyện lại thú vị và thu hút?

Đâu là lý do khiến câu chuyện này trở nên đặc biệt không thể nào quên?

=> nêu cảm nghĩ chân thành nhất về câu chuyện.

Kết bài: Kết thúc vấn đề

- Tóm tắt lại những vấn đề cốt lõi bao gồm giá trị nội dung, nghệ thuật của câu chuyện.

- Mở rộng: Khẳng định vai trò, ý nghĩa của câu chuyện. Đưa ra lời mời đọc với mọi người

Đề 3: Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh (chị) yêu thích.

Gợi ý:

Mở bài: Giới thiệu đề tài: bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà mình thích  (tác phẩm văn học đó là thơ hay văn, nêu tên tác giả, tác phẩm, nội dung chính… )

Thân bài: Trình bày cảm nghĩ

- Lý do khiến mình yêu thích tác phẩm văn học ấy? (Nêu lý do một cách cụ thể, ngắn gọn. Lưu ý tránh trường hợp lan man không đi đúng trọng tâm vấn đề)

- Nêu và đưa ra cảm nghĩ về những lý do khiến mình yêu thích tác phẩm đó

→ Nên triển khai luận điểm này xét trên nhiều phương diện của tác phẩm: nội dung, đề tài, nhân vật…

→ Lý do mà em thích được thể hiện cụ thể như thế nào trong từng phần tác phẩm ?

- Cảm nghĩ về toàn bộ tác phẩm

→ Tác phẩm ấy có tác động như thế nào tới bản thân: xét trên nhiều khía cạnh: tư tưởng, cảm xúc, hành động…

Kết bài: Kết luận vấn đề

- Khẳng định đó là tác phẩm yêu thích của mình

- Khẳng định giá trị của văn học đích thực đối với con người.

- Đưa ra lời hưa giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp của văn học


Nhận xét – Ý nghĩa

Khi viết, học sinh phải lưu ý:

- Nắm được yêu cầu đề bài, bài làm đúng, đủ với yêu cầu. Tránh đi lam man không đúng trọng tâm

- Nên lựa chọn cách dẫn dắt vấn đề gián tiếp tạo sự cuốn hút với người đọc

- Cảm nghĩ  được nêu trong bài phải phù hợp. Những cảm xúc chân thành, giản dị  không khuôn sáo hay đao to búa lớn

- Kết bài cần nêu được nội dung toàn bài một cách cụ thể, rõ ràng

- Chú ý lỗi diễn đạt, cách dùng từ, đặt câu…

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác