logo

Soạn bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - tiếp theo ( siêu ngắn)


Soạn bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - tiếp theo ( siêu ngắn)

Soạn văn 10 siêu ngắn: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)- TopLoigiai


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 20 sgk Văn 10 Tập 1):

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:

- Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

a. Nhân vật giao tiếp: anh- nàng. => ai nhân vật đều là những người thuộc lớp trẻ, nằm trong độ tuổi mới lớn, cập kê.

b. Thời điểm giao tiếp: đêm trăng thanh. => khung cảnh hữu tình, nên thơ, rất riêng tư; là thời điểm lý tưởng cho những cuộc hẹn hò, kết giao, kết duyên

c. Nhân vật "anh" hỏi "Tre non” à “ đủ lá” à “ đan sàng nên chăng?" => cách hỏi đầy ẩn ý, có mục đích, có tính dẫn dắt nhằm vừa dò xét, ướm hỏi, tỏ tình, ngỏ lời yêu với cô gái.

d. Cách nói của "anh" hoàn toàn thích hợp với nội dung và mục đích giao tiếp.Vì: ý tứ của lời nói đặt trong câu hỏi một cách duyên dáng, tế nhị. Câu hỏi rất có duyên, rất tình tứ, vừa có tác dụng của một lời chào, vừa như ướm hỏi, vừa như tỏ lòng.

Câu 2 (trang 21 sgk Văn 10 Tập 1):

a. Các hành động và lời nói cụ thể trong cuộc giao tiếp gồm: chào, hỏi, đáp lời. Cụ thể:

      + em nhỏ: thực hiện hành động chào, đáp, và trả lời câu hỏi của nhân vật A Cổ.

      + Nhân vật A Cổ:  thực hiện hành động đáp nhằm chào lại em nhỏ và hỏi em nhỏ.

=> Mục đích của cuộc giao tiếp là lời chào hỏi một cách lịch sự cũng như sự trao đổi thông tin giữa các nhân vật.

b. Ba câu nói của ông già đều mang đầy đủ những hình thức của một câu hỏi. Tuy nhiên xét về nội dung và mục đích thì không phải đều dùng để hỏi.

+ Câu đầu : “A Cổ hả?”: là một câu mang hình thức câu hỏi nhưng nội dung câu chào có mục đích để chào hỏi.

+ Câu thứ hai: “Lớn tướng rồi nhỉ?” đây thực chất như câu cảm than, một câu bày tỏ cảm xúc, thể hiện tình cảm và thái độ ngợi khen của ông già

 + Câu thứ ba: “Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?”. Đây mới thực sự là một câu hỏi thực hiện mục đích hỏi và cần có lời đáp, câu trả lời.

c. Lời nói của các nhân vật bộc lộ thái độ, tình cảm, cảm xúc trong quan hệ giao tiếp như sau:

- Xét về thái độ trong cuộc giao tiếp cả hai đều rất cởi mở, vui vẻ, xởi lởi với đối phương

      + Lời nói của em nhỏ thể hiện thái độ lễ phép, ngoan ngoãn, và sự tôn trọng, kính trọng đối với nhân vật A Cổ.

      + Lời nói của A Cổ mang sắc thái của một người bề trên, hiểu chuyện, hiểu đời, mỗi câu nói đều nhẹ nhàn, đầy thân thương, trìu mến đối với cháu nhỏ

Câu 3 (trang 21 sgk Văn 10 Tập 1):

a. Qua bài thơ Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương thực hiện giao tiếp với người đọc về vấn đề thân phận người phụ nữ được thể hiện qua:

+ Nội dung giao tiếp: Bài thơ chỉ vỏn vẹn 4 câu miêu tả hình ảnh bánh trôi nước với những đặc tính riêng biệt của nó: trắng, tròn, nổi, chìm. Qua đó để nói lên thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa: thấp cổ bé họng, gian nan, vất vả, long đong, lận đận…

+ Mục đích giao tiếp: Qua bài thơ, tác giả khẳng định và ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, đề cao phẩm chất, đức hạnh cũng như nhân cách cao đẹp của họ đồng thời bày tỏ tấm lòng thương cảm, sự xót xa cho những thân phận thấp cổ bé họng bị chà đạp trong xã hội phong kiến.   

 + Phương tiện ngôn ngữ: tác giả dùng chính hình tượng của bánh trôi nước qua các miểu tả như: thân em, trắng, tròn, bảy nổi ba chìm, rắn nát, tay kẻ nặn, tấm lòng son làm phương tiện để khắc họa chân dung , làm nổi bật thân phận người phụ nữ.

b. Người đọc hình dung được nội dung giao tiếp căn cứ vào hoàn cảnh cũng như các từ ngữ, hình ảnh được sử dụng.

+ Hoàn cảnh: ta có thể nhìn vào hoàn cảnh là thân phận của chính tác giả. Hồ Xuân Hương là điển hình cho số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Bà là người có sắc, có tài nhưng số phận long đong, cuộc đời chìm nổi và lận đận. Đây là yếu tố đầu tiên để ta thấy được nội dung bài một cách cụ thể nhất.

+ Các từ ngữ, hình ảnh được sử dụng:

→ thân em: đây như một lời than thân trách phận, là mô típ quen thuộc được sử dụng trong ca dao than thân

→ “trắng”; “tròn” : hình ảnh tả thực về hình dáng, màu sắc của chiếc bánh trôi đồng thời là biểu tượng nói đến vẻ đẹp hình thể của người phụ nữa, đó là vẻ đẹp thanh tao, nhẹ nhàng, thanh khiết, tròn trịa, tròn đầy và căng tràn nhựa sống

→ bảy nổi ba chìm: cách nói ẩn dụ cho số phận của người phụ nữ trong xã hội; cuộc đời gập ghềnh, chông gai, không có bến đỗ cho mình mà lận đận, chìm nổi vô định, nhọc nhằn vất vả

→ tấm lòng son: khẳng định phẩm chất của người phụ nữ một lòng thủy chung, sắt son, luôn làm tròn bổn phận, giữ gìn và bảo vệ phẩm giá, đức hạnh của mình

Câu 4 (trang 21 sgk Văn 10 Tập 1):

THÔNG BÁO

Hưởng ứng ngày Môi trường thế giới, Ban chấp hành Đoàn Trường THPT ....... phát động ngày hội “ Sống xanh”

- Mục đích của ngày hội: lan truyền thông điệp đến tất cả học sinh hãy tích cực phát huy hơn nữa đối với công tác bảo vệ môi trường; tuyên truyền, vận động và làm gương trong hành động cho mọi người noi theo, để có thể ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm do hoạt động của con người gây ra. Qua đó, góp phần xây dựng môi trường học tập xanh- sạch- đẹp

- Thời gian: từ 7h30p sáng, ngày ... tháng ... năm ...

- Đối tượng tham gia: toàn thể học sinh của trường.

- Kế hoạch của ngày hội: Ban chấp hành đoàn trường gửi thông báo tới các chi đoàn về kế hoạch cụ thể của ngày hội tại cuộc họp sáng thứ… ngày… tháng… năm… Các chi đoàn nhận nhiệm vụ và các đồng chí phân công công việc cụ thể tại văn phòng Đoàn trường (Bí thư các Chi đoàn họp nhận nhiệm vụ vào giờ sinh hoạt ngày thứ … )

Thay mặt nhà trường, Ban chấp hành Đoàn trường đề nghị toàn thể học sinh hưởng ứng ngày hội thật sôi nổi, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và tích cực tham gia các hoạt động để ngày hội thành công tốt đẹp.

                                                                            ..., ngày ... tháng ... năm ...

Ban Giám hiệu trường THPT .....                             Đoàn trường…

Câu 5 (trang 21 sgk Văn 10 Tập 1):

Các nhân tố giao tiếp trong bức thư của Hồ Chí Minh

a. Nhân vật giao tiếp:

Người viết: Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đối tượng hướng đến: toàn thể các em học sinh- những chủ nhân tương lai của đất nước

 

b. Hoàn cảnh giao tiếp

Hoàn cảnh viết bức thư vào tháng 9 năm 1945, thời điểm ngay sau khi đất nước vừa giành lại độc lập và các cháu học sinh nô nức đón ngày tựu trường.

c. Nội dung giao tiếp

Nội dung bức thư là những lời gửi gắm nhắn nhủ từ Bác gửi đến các cháu học sinh nhân ngày khai giảng năm học mới. Thư bày tỏ niềm vui, sự hạnh phúc của bác Hồ khi những mầm non của đất nước được học hành đồng thời là những lời dặn dò, nhắn nhủ, nhắc nhở các cháu về nhiệm vụ của mình trong học tập.

d. Mục đích giao tiếp

-Thư viết nhằm chúc mừng các cháu học sinh được học tập dưới mát trường, được tiếp cận với trị thức.

- Thể hiện niềm mong mỏi của Bác về những thế hệ tương lai của đất nước, khuyến khích và ủng hộ tinh thần học tập , gửi gắm niềm tin yêu, sự hy vọng của Bác với các cháu học sinh.

e. Ngôn từ: Bức thư của Bác được viết với giọng vừa gần gũi, vừa nghiêm nghị như một lời bắt buộc hành động, đồng thời lại có cả sự cổ vũ, động viên, vừa có chút tâm tình lại lẫn cả những nghiêm khắc.

=> Ngôn từ vừa gần gũi, xúc động, thân mến vừa nghiêm nghị, răn đe.


Nhận xét – Ý nghĩa

Bài học này tiếp tục củng cố kiến thức và bổ sung kỹ năng, đồng thời nâng cao nội dung những kiến thức của học sinh về hoạt động giao tiếp trong Tiếng Việt.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác