logo

Soạn Sinh 10 Bài 4 ngắn nhất (Sách mới 3 bộ KNTT, CD, CTST)

Hướng dẫn Soạn Sinh 10 Bài 4 ngắn nhất (Sách mới 3 bộ) Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Trả lời toàn bộ các câu hỏi trong SGK Sinh học 10 được trình bày dễ hiểu nhất bám sát nội dung 3 bộ sách mới. Hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu bài và nắm vững nội dung bài tốt hơn

Click để tham khảo 3 bộ Soạn Sinh 10 ngắn nhất theo chương trình sách mới:

Sách mới:

Soạn Sinh 10 Bài 4: Khái quát về tế bào - Cánh Diều

Soạn Sinh 10 Bài 4: Các nguyên tố hóa học và nước - Kết nối tri thức

Soạn Sinh 10 Bài 4: Khái quát về tế bào - Chân trời sáng tạo

Sách cũ:

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 4. Cacbohiđrat và lipit trong sách giáo khoa Sinh học 10. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Soạn sinh 10 Bài 4 ngắn nhất: Cacbohiđrat và lipit

Hướng dẫn Soạn Sinh 10 Bài 4 ngắn nhất

Câu hỏi trang 19 Sinh 10 Bài 4 ngắn nhất: 

Hãy kể tên các loại đường mà em biết và nêu chức năng của chúng đối với tế bào.

Trả lời:

- Đường đơn (ví dụ như glucozơ, fructozo, galactozo) có chức năng chủ yếu là cung cấp năng lượng cho tế bào, cấu tạo nên các đường đôi và đường đa, cấu tạo ADN, ARN (đối với đường ribozo và deoxiribozơ)

- Đường đôi (ví dụ: Mantozơ, lactozơ, saccarozơ) có chức năng cung cấp năng lượng.

- Đường đa (ví dụ: Tinh bột, glicogen, xenlulozơ) có chức năng dự trữ năng lượng, cấu trúc (ví dụ như xenlulozơ cấu tạo nên thành tế bào thực vật).

Bài 1 trang 22 Sinh 10 Bài 4 ngắn nhất:

Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm tất cả các thuật ngữ còn lại:

a) Đường đơn b) Đường đội

c) Tinh bột d) Cacbohiđrat

e) Đường đa.

Trả lời:

d) Tinh bột.

Bài 2 trang 22 Sinh 10 Bài 4 ngắn nhất:

Nêu các cấu trúc và chức năng của các loại cacbohiđrat.

Trả lời:

- Cấu trúc của cacbohiđrat: Cacbohiđrat được cấu tạo chủ yếu từ ba nguyên tố là C, H, O theo nguyên tắc đa phân. Một trong đơn phân chủ yếu cấu tạo nên các loại cacbohiđrat là đường có cacbon, gồm các loại: đường đơn, đường đôi, đường đa.

- Chức năng của cacbohiđrat: Chức năng chính của cacbohiđrat là: Nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể. Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể. Cacbohiđrat liên kết với prôtêin hoặc lipit tạo nên những hợp chất tham gia cấu tạo nên các thành phần khác nhau của tế bào.

Bài 3 trang 22 Sinh 10 Bài 4 ngắn nhất:

Nêu và cho biết chức năng của các loại lipit.

Trả lời:

Các loại lipit trong cơ thể sống là: mỡ, phôtpholipit, sterôit, sắc tố và vitamin.

- Mỡ: được hình thành do 1 phân tử glixêrol liên kết với ba axit béo. Mỗi axit béo thường được câu tạo từ 16 đến 18 nguyên tử cacbon. Mỡ động vật thường chứa các axit béo no, mỡ thực vật và một số loài cá thường tồn tại ở dạng lỏng do chứa nhiều axit béo không no.

Chức năng chính của mỡ là dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. Một gam mỡ có thể cho một lượng năng lượng nhiều hơn gấp đôi so với một gam tinh bột.

- Phôtpholipit: phần tử phôtpholipit được cấu tạo từ một phân tử glixêrol liên kết với hai phân tử axit béo và một nhóm phôtphat.

Phôtpholipit có chức năng chính là cấu tạo nên các loại màng của tế bào.

- Sterôit: Một sô lipit có bản chất hoá học là sterôit cũng có vai trò rất quan trọng trong tế bào và trong cơ thể sinh vật. Ví dụ, colestêrôn có vai trò cấu tạo nên màng sinh chất của các tế bào người và động vật. Một số hoocmôn giới tính như testostêrôn và ơstrôgen cũng là một dạng lipit.

- Sắc tố và vitamin: Một số loại sắc tố như carôtenôit và một số loại vitamin A, D, E và K cũng là một dạng lipit.


Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 10 Bài 4 hay nhất

Câu 1: Tại sao người già lại không nên ăn nhiều mỡ?

Trả lời:

Ở người cao tuổi thì các cơ quan, chức năng đều bị yếu dần đi. Nhất là cơ thể bị suy giảm men tiêu hóa mỡ Lipase. Vì vậy nếu người già ăn quá  nhiều chất béo thì khiến cho lượng mỡ trong máu tăng cao, đồng thời lượng cholesterol trong máu cũng tăng theo gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Lượng cholesterol trong máu mà cao sẽ gây ra sự tích lũy và lắng đọng quá mức ở tế bào nội mạc. Việc này sẽ khiến hình thành mảng đông lipid sau đó phát triển thành những mảng xơ vữa. Vì vậy, nếu người già ăn quá nhiều chất béo sẽ làm gia tăng các bệnh huyết áp cao, xơ vữa động mạch.

Ăn nhiều mỡ còn làm cho hệ tiêu hóa hoạt động khó khăn, dẫn đến các tình trạng về tiêu hóa và táo bón.

NGƯỜI GIÀ KHÔNG NÊN ĂN NHIỀU LIPIT VÌ SAO – THỰC PHẨM NÊN TRÁNH

Bên cạnh việc người già cần phải hạn chế ăn nhiều chất béo để cơ thể luôn được khỏe mạnh thì người thân cũng phải cần phòng chống một số bệnh cho người cao tuổi. Vì vậy, cần tránh những thực phẩm cho người già như:

Những món ăn chiên rán có nhiều dầu mỡ, bởi chúng là tác nhân dễ gây ra các bệnh béo phì, ung thư. Do đó tốt nhất là nên sử dụng các món hấp, luộc.

Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa muối, vì rất dễ gây ra các bệnh về thận, nhiễm khuẩn, tăng huyết áp.

Các loại tương, mắm có độ mặn cao sẽ khiến cho thân hoạt động vất vả và dễ dẫn đến các bệnh về tim mạch.

Hạn chế những món ăn đông lạnh bởi chúng sẽ khiến người co tuổi bị các bệnh về đường ruột.

Với những thông tin được chia sẻ trên đây về những tác hại đối với sức khỏe khi người già ăn quá nhiều chất béo. Hi vọng, các bạn có thể tham khảo để chăm sóc tốt cho sức khỏe của ông bà, cha mẹ của các bạn một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, người già cũng cần phải tập luyện thêm các động tác nhẹ nhàng mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng và luôn khỏe mạnh.

MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

Câu 1. Đường đơn là gì? Cho biết một số loại đường đơn mà em biết?

Câu 2. Đường đôi là gì? Trong tự nhiên có những loại đường đôi nào? Chúng được tìn thấy trong loại thực phẩm nào?

Câu 3. Tại sao người già không nên ăn nhiều mỡ?

Câu 4. Tại sao trẻ em hay ăn bánh kẹo vặt lại có thể dẫn đến suy dinh dưỡng?

Câu 5. Nếu ăn quá nhiều đường thì có thể dẫn tới bị bệnh gì?

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 31/07/2023