logo

Soạn Sinh 10 Bài 2 ngắn nhất (Sách mới 3 bộ KNTT, CD, CTST)

Hướng dẫn Soạn Sinh 10 Bài 2 ngắn nhất (Sách mới 3 bộ) Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Trả lời toàn bộ các câu hỏi trong SGK Sinh học 10 được trình bày dễ hiểu nhất bám sát nội dung 3 bộ sách mới. Hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu bài và nắm vững nội dung bài tốt hơn

Click để tham khảo 3 bộ Soạn Sinh 10 ngắn nhất theo chương trình sách mới:

Sách mới:

Soạn Sinh 10 Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học - Cánh Diều

Soạn Sinh 10 Bài 2: Phương pháp nghiên cứu và học tập môn sinh học - Kết nối tri thức

Soạn Sinh 10 Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học - Chân trời sáng tạo

Sách cũ:

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 2. Các giới sinh vật trong sách giáo khoa Sinh học 10. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- Nắm được khái niệm giới.

- Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới (hệ thống 5 giới).

- Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật (giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật).

Soạn sinh 10 Bài 2 ngắn nhất: Các giới sinh vật

Hướng dẫn Soạn Sinh 10 bài 2 ngắn nhất

Bài 1 trang 12 Sinh 10 Bài 2 ngắn nhất:

Hãy đánh dấu + vào ô chỉ câu trả lời đúng:

Những giới sinh vật nào thuộc sinh vật nhân thực?

a) Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Thực vật, giới Động vật.

b) Giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.

c) Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.

d) Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Nguyên sinh, giới Động vật.

Trả lời:

chọn đáp án b) Giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.

Bài 2 trang 12+13 Sinh 10 Bài 2 ngắn nhất:

Hãy trình bày đặc điểm chính của giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh và giới Nấm.

Trả lời:

- Giới Khởi sinh: Giới Khởi sinh là những sinh vật nhân sơ rất nhỏ kích thước khoảng 1 - 5 Mm. Chúng sống khắp nơi trong đất, nước, không khí, trên cơ thể sinh vật khác nhau. Phương thức sõng rất đa dạng: hoại sinh, tự dưỡng và kí sinh. Đại diện là vi khuẩn, có nhóm sống được trong điều kiện rất khắc nghiệt (chịu được nhiệt độ 0oC - 100oC, nồng độ muối cao 25%) đó là vi sinh vật cổ, chúng là nhóm sinh vật xuất hiện sớm nhất đã từng chiếm ưu thế trên Trái Đất, nhưng tiến hóa theo một nhánh riêng.

- Giới Nguyên sinh: Là sinh vật nhân thực, cơ thể gồm một tế bào. Chúng có thể là sinh vật dị dưỡng (như trùng giày, trùng biến hình hoặc tự dưỡng như trùng roi).

- Giới Nấm: Các dạng nấm: nấm men, nấm sợi, địa y. Giới Nấm là những sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, thành tế bào phần lớn có chứa kitin, không có lục lạp, không có lông và roi. Sinh sản hữu tính hoặc vô tính (bàng bào tử). Nấm là những sinh vật di dưỡng (hoại sinh, kí sinh, cộng sinh).

Bài 3 trang 13 Sinh 10 Bài 2 ngắn nhất:

Hãy đánh dấu + vào ô chỉ câu trả lời đúng nhất: Sự khác biệt cơ bản giữa giới Thực vật và giới Động vật?

a) Giới Thực vật gồm những sinh vật tự dưỡng, có khả năng quang hợp, phần lớn sống cố định, cảm ứng chậm.

b) Giới Động vật gồm những sinh vật dị dưỡng, có khả năng di chuyển và phản ứng nhanh.

c) Giới Thực vật gồm 4 ngành chính, nhưng giới Động vật gồm 7 ngành chính.

d) Cả a và b.

Trả lời:

chọn đáp án d) Cả a và b.


Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 10 bài 2 hay nhất

Câu 1: So sánh hệ thống 5 giới: giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật

Giới Đặc điểm cấu tạo Đặc điểm dinh dưỡng Đại diện
Giới khởi sinh

- SV nhân sơ, cơ thể đơn bo

- Kích thước nhỏ 1 - 5µm

- Dị dưỡng: Sống hoại sinh, kí sinh

- Tự dưỡng

- vi khuẩn

-VSV cổ (sống ở 0oC- 100oC, độ muối 25%

Giới nguyên sinh

- SV nhân thực

- Đơn bào hay đa bào, có loài có diệp lục

- Dị dưỡng: hoại sinh

- Tự dưỡng

- Tảo đơn bào, đa bào

- Nấm nhầy

- ĐVNS

Giới nấm

- SV nhân thực

- Đơn bào hay đa bào

- Dạng sợi, thành tế bào chứa kitin

- Không có lục lạp, lông, roi

- Dị dưỡng: hoại sinh, kí sinh hoặc cộng sinh

 

- Nấm men, nấm sợi

- Địa y (nấm + tảo)

Giới thực vật

- SV nhân thực

- Đa bào, thành TB cấu tạo bằng xelulôzơ

- Sống cố định, có khả năng cảm ứng chậm

Tự dưỡng: quang hợp

- Rêu

- Quyết, hạt trần, hạt kín

 

Giới động vật

- SV nhân thực

- đa bào

-  Di chuyển, phản ứng nhanh

Dị dưỡng Ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm, chân khớp, ĐVCXS

B: MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

Câu 1. Nguyên tắc để phân chia các giới sinh vật

Câu 2. Đặc điểm của các giới sinh vật

Câu 3. Nêu điểm khác nhau giữa động vật và thực vật

Câu 4. Phân biệt đặc điểm khác nhau của giới vi khuẩn và vi sinh vật cổ

Câu 5. Trình bày những đặc điểm khác nhau giữa các ngành: rêu, quyết, hạt trần và hạt kín.

Câu 7. Phân biệt động vật không xương sống và động vật có xương sống?

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 31/07/2023