logo

Soạn Sinh 10 Bài 1 ngắn nhất (Sách mới 3 bộ KNTT, CD, CTST)

Hướng dẫn Soạn Sinh 10 Bài 1 ngắn nhất (Sách mới 3 bộ) Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Trả lời toàn bộ các câu hỏi trong SGK Sinh học 10 được trình bày dễ hiểu nhất bám sát nội dung 3 bộ sách mới. Hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu bài và nắm vững nội dung bài tốt hơn

Click để tham khảo 3 bộ Soạn Sinh 10 ngắn nhất theo chương trình sách mới:

Sách mới:

Soạn Sinh 10 Bài 1: Giới thiệu chương trình môn Sinh học. Sinh học và sự phát triển bền vững - Cánh Diều

Soạn Sinh 10 Bài 1: Giới thiệu khái quát môn sinh học - Kết nối tri thức

Soạn Sinh 10 Bài 1: Giới thiệu khái quát môn Sinh học - Chân trời sáng tạo

Sách cũ:

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 1. Các cấp tổ chức của thế giới sống trong sách giáo khoa Sinh học 10. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- Trình bày được các cấp tổ chức của thế giới sống từ thấp đến cao

Soạn sinh 10 Bài 1 ngắn nhất: Các cấp tổ chức của thế giới sống

Hướng dẫn Soạn Sinh 10 bài 1 ngắn nhất

Câu hỏi trang 6 Sinh 10 Bài 1 ngắn nhất: 

Sinh vật khác với vật vô sinh ở những điểm nào?

Sinh vật khác với vật vô sinh ở những điểm nào?

Trả lời:

- Sinh vật có thể lớn lên, sinh trưởng và sinh sản.

- Sinh vật có khả năng cảm ứng để trả lời lại các kích thích của môi trường.

Câu hỏi trang 6 Sinh 10 Bài 1 ngắn nhất: 

Quan sát hình 1 và giải thích các khái niệm: mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.

Trả lời:

- Mô là tập hợp các tế bào có cấu trúc tương tự nhau và cùng thực hiện một chức năng tương tự.

- Cơ quan là là tập hợp các mô, nhiều cơ quan kết hợp tạo thành các hệ cơ quan.

- Cơ thể là tập hợp các cơ quan, hệ cơ quan và có thể tồn tại độc lập và có đầy đủ các đặc trưng sống.

- Quần thể là 1 nhóm cá thể cùng loài cùng sinh sống trong 1 sinh cảnh, 1 khoảng thời gian xác định, các cá thể của quần thể có thể giao phối với nhau để tạo ra thế hệ sau.

- Quần xã là tập hợp nhiều quần thể khác loài cùng chung sống trong 1 sinh cảnh, 1 khoảng thời gian xác định.

- Hệ sinh thái: bao gồm các quần xã và sinh cảnh.

Bài 1 trang 9 Sinh 10 Bài 1 ngắn nhất:

Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức sống cơ bản.

Trả lời:

- Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc rất chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. Ở mọi cấp tổ chức của thế giới sống, cấu trúc và chức năng luôn có quan hệ mật thiết với nhau. Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh và không ngừng tiến hóa.

- Các cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống: tế bào → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển.

Bài 2 trang 9 Sinh 10 Bài 1 ngắn nhất:

Đặc tính nổi bật của các cấp tổ chức sống là gì? Nêu một số ví dụ.

Trả lời:

- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng tổ chức sống cấp trên. Tổ chức sống cấp cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp hơn mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp thấp hơn không có được. Những đặc tính nổi trội ở mỗi cấp tổ chức được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành. Những đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống như: trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng phát triển, cảm ứng, sinh sản...

- Ví dụ:

+ Từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh, tập hợp của 1012 tế bào thần kinh tạo nên bộ não của con người với 1025 đường liên hệ giữa chúng, đã làm cho con người có được trí thông minh và trạng thái tình cảm mà ở mức độ từng tế bào không thể có được.

+ Cơ thể của con tôm được cấu tạo từ rất nhiều tế bào.

Bài 3 trang 9 Sinh 10 Bài 1 ngắn nhất:

Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người.

Trả lời:

Mọi cấp tổ chức sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh nhằm đảm bảo điều hòa, duy trì sự cân bằng động trong hệ thống, để tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.

- Ví dụ 1: Tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hoocmôn tirôxin làm tăng cường chuyển hóa năng lượng, nhiệt độ cơ thể tăng, ngược lại tuyến giáp hoạt động kém, lượng hoocmôn tiết ra không đủ điều hòa thì chuyển hóa giảm, trẻ chậm lớn, trí não kém phát triển.

- Ví dụ 2: Nồng độ các chất trong cơ thể người luôn luôn được duy trì ở mức độ nhất định, khi xảy ra mất cân bằng sẽ có các cơ chế điều hòa để đưa về trạng thái bình thường. Nếu cơ thể không còn khả năng tự điều hòa sẽ phát sinh vật tật.

Bài 4 trang 9 Sinh 10 Bài 1 ngắn nhất:

Hãy chọn câu trả lời đúng nêu dưới đây.

Các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung là vì:

a) Chúng sống trong những môi trường giống nhau.

b) Chúng đều được cấu tạo từ tế bào.

c) Chúng đều có chung một tổ tiên.

d) Tất cả các điều nêu trên đều đúng.

Trả lời:

Đáp án: c.


Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 10 bài 1 hay nhất

Câu 1: Vì sao sự sống tiếp diễn liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác?

Trả lời:

Thế giới sống liên tục tiến hoá:

- Sự sống tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.Do đó

các sinh vật trên trái đất có chung nguồn gốc.

- Sinh vật luôn có những cơ chế phát sinh các biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động để giữ lại các dạng sống thích nghi . Dù có chung nguồn gốc nhưng các sinh vật luôn tiến hóa theo nhiều hướng khác nhau tạo nên một thế giới sống đa dạng và phong phú.

- Sinh vật không ngừng tiến hoá

B: MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

Câu 1. Sinh vật khác với vật vô sinh ở những điểm nào?

Câu 2. Tại sao nói hệ sống là hệ thống mở và tự điểu chỉnh? Cho ví dụ

Câu 3. Tại sao khi ta ăn nhiều đường nhưng lượng đường trong máu vẫn luôn giữ được ở mức ổn định?

Câu 4. Trình bày vai trò của gan trong việc điều hoà nồng độ Glucôzơ máu?

Câu 5. Tại sao nói: thế giới sống liên tục tiến hóa?

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 31/07/2023