logo

Soạn SBT Ngữ Văn 7 Bài 4: Giai điệu đất nước - KNTT

Hướng dẫn Soạn SBT Ngữ Văn 7 Bài 4: Giai điệu đất nước - KNTT hay nhất. Trả lời toàn bộ các câu hỏi và bài tập trong sách bài tập Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và lời giải chi tiết các bạn sẽ nắm vững bài học tốt hơn.

Bài 1: Bầu trời tuổi thơ - Kết nối tri thức

Bài tập 1 trang 35 SBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Đọc lại bài thơ Mùa xuân nho nhỏ trong SGK (tr. 90 - 91) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Hoàn cảnh đó góp phần giúp người đọc hiểu hơn bài thơ như thế nào?

Trả lời:

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ra đời vào tháng 11 năm 1980, lúc này, đất nước đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới với muôn ngàn khó khăn, thử thách. Với nhà thơ Thanh Hải, đây cũng là một khoảng thời gian rất đặc biệt. Ông bị bệnh nặng, phải điều trị ở Bệnh viện Trung ương Huế và một tháng sau khi sáng tác bài thơ thì ông qua đời. Hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ, ta sẽ thấy Mùa xuân nho nhỏ như một lời tâm niệm thiết tha của nhà thơ trước lúc từ giã cõi đời; thể hiện quan niệm sống muốn được cống hiến cho đất nước, góp sức nhỏ của mình vào sự phát triển chung của cả dân tộc.

Câu 2: Trong khổ thơ đầu, nhà thơ đã cảm nhận bức tranh mùa xuân bằng những giác quan nào?

Trả lời:

Nhà thơ cảm nhận mùa xuân bằng thị giác, thính giác, xúc giác 

Câu 3: Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ có những hình ảnh mùa xuân nào? Từ việc chỉ ra những hình ảnh đó, em hãy cho biết bố cục của bài thơ được triển khai ra sao.

Trả lời:

 Có ba hình ảnh mùa xuân: mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, mùa xuân nho nhỏ của mỗi con người

- Bố cục:

+ Khổ thơ đầu : Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất trời.

+ Khổ 2 và 3 : Cảm xúc về mùa xuân đất nước, con người.

+ Khổ 4 và 5 : Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ.

+ Khổ cuối : Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu ca Huế

Câu 4: Em hãy liệt kê những hình ảnh nhà thơ sử dụng để bộc lộ khát vọng được hoà nhập, được cống hiến cho đời.

Trả lời:

Trong bài thơ, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh: con chim, cành hoa, nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ, tuổi hai mươi, tóc bạc để nói lên ước nguyện được hoà nhập, được dâng hiến cho đời.

Câu 5: Chỉ ra các biện pháp tu từ trong hai dòng thơ sau và nêu tác dụng của chúng:

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

Trả lời:

+ Nghệ thuật so sánh: đất nước như vì sao.

Tác dụng: biện pháp so sánh đã cho thấy đất nước trường tồn, tráng lệ, đang vươn lên để hướng về một tương lai tươi sáng. Qua đây, ta thấy niềm tự hào, tin tưởng của tác giả về đất nước Việt Nam giàu đẹp, khẳng định sự trường tồn của dân tộc.

+ Nghệ thuật nhân hóa: cứ đi lên phía trước

Tác dụng: biện pháp nhân hóa đã khẳng định hành trình đi tới tương lai của dân tộc ta mãi vững bền. Đồng thời thể hiện niềm tin sắt đá của tác giả nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung về một tương lai giàu mạnh của đất nước.

Câu 6: Theo em, từ xôn xao trong dòng thơ: Tất cả như xôn xao có thể thay thế bằng từ lao xao được không? Vì sao?

Trả lời:

Theo em, từ xôn xao trong dòng thơ: Tất cả như xôn xao không thể thay thế bằng từ lao xao. Vì nghĩ của hai từ này khác nhau và không hợp với bối cảnh.

Bài tập 2 trang 35, 36 SBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Đọc lại bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (từ Ta làm con chim hót đến hết) trong SGK (tr. 91) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Nêu cảm nhận của em về ước nguyện của nhà thơ được thể hiện trong khổ thơ sau:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Trả lời:

Trong khổ thơ, nhà thơ đã bày tỏ tâm niệm tha thiết, khát vọng được dâng hiến, đóng góp một phần nhỏ bé, khiêm nhường của mình cho cuộc đời. Tâm nguyện ấy không chỉ của riêng nhà thơ, mà của biết bao thế hệ người Việt Nam đang sống và cống hiến cho sự nghiệp chung của đất nước.

Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ điệp ngữ trong khổ thơ trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó

Trả lời:

Điệp ngữ “Ta làm, ta nhập” đã nhấn mạnh ước muốn được hòa nhập, được cống hiến của nhà thơ để mang cho đời những điều tốt đẹp nhất.

Câu 3: Nhận xét về cách gieo vần và ngắt nhịp trong khổ thơ cuối của bài thơ.

Trả lời:

- Cách gieo vần: gieo vần chân

- Ngắt nhịp:  2/3

Câu 4: Bài thơ kết thúc bằng việc nhắc đến những điệu ca Huế. Cách kết thúc ấy gợi cho em cảm nhận gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ?

Trả lời:

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ kết thúc bằng việc nhắc đến hai điệu ca Nam ai, Nam bình của xứ Huế - những khúc ca thiết tha thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người Huế. Cách kết thúc ấy khiến người đọc cảm nhận được tình yêu quê hương, sự gắn bó thiết tha của nhà thơ với những giá trị văn hoá truyền thống.

Câu 5: Từ nội dung của đoạn thơ trên, hãy trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về lẽ sống dâng cho đời của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay

Trả lời:

Lẽ sống “dâng cho đời” là một lẽ sống đẹp cần có của tuổi trẻ hiện nay. “Dâng cho đời” là cách nói hình ảnh về lẽ sống cống hiến của con người. Đây là lối sống mà chúng ta cần phải biết cho đi, mang công sức, tuổi trẻ và tài năng của mình để đóng góp và xây dựng quê hương, xã hội phát triển vững mạnh. Mỗi người trẻ hiện nay, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên cần không ngừng nỗ lực, rèn luyện, tích cực tham gia vào các phong trào của nhà trường, đoàn thể và địa phương. Các bạn cần mang sức trẻ của mình để làm những việc có ích, giúp cho cộng đồng ngày càng phát triển hơn. Có như vậy tuổi trẻ mới thực sự có giá trị và ý nghĩa.

Câu 6: Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ và giải nghĩa các từ láy đó.

Trả lời:

- Từ láy: xao xuyến

- Nghĩa: Có những tình cảm rung động mạnh và kéo dài không dứt trong lòng: Càng gần lúc chia tay, lòng dạ càng xao xuyến...

Bài tập 3 trang 36 SBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Đọc lại bài thơ Gò Me trong SGK (tr. 93 - 95) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Tìm những hình ảnh miêu tả ánh sáng, âm thanh và không gian miền quê Gò Me trong khổ thơ đầu.

Trả lời:

Trong khổ thơ đầu, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh miêu tả ánh sáng: đốm hải đăng tắt, loé đêm đêm; miêu tả âm thanh: leng keng nhạc ngựa; miêu tả không gian miền quê Gò Me: mặt trông ra bể, con đê cát đỏ cỏ viền,...

Câu 2:

Chỉ ra các tiếng cùng vần với nhau trong đoạn thơ sau:

[...] Tôi nằm trên võng mẹ đưa

         Có chim cu gáy giữa trưa hanh nồng

Tiếng ai vút đầu bông lúa chín

  Gió dìu vương xao xuyến bờ tre

Trả lời:

Các tiếng: đưa - trưa; nồng - bông bắt vần với nhau.

Câu 3: Hai dòng thơ Những chị, những em má núng đồng tiền/ Nọc cấy, tay tròn, nghiêng má làm duyên gợi cho em cảm nhận gì về những người phụ nữ Gò Me?

Trả lời:

Những chi tiết miêu tả đã thể hiện sự hồn nhiên, duyên dáng, hăng say trong công việc của những cô gái Gò Me. Những chi tiết này cho em cảm nhận con người nơi đây là những người duyên dáng, chất phác, thật thà, hăng say lao động và có tâm hồn phong phú

Câu 4: Em hiểu như thế nào về hai dòng thơ: Hò... ơ... Trai Biên Hoà luỵ gái Gò Me/ Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò...?

Trả lời:

Qua hai dòng thơ, tác giả nhấn mạnh vẻ đẹp, sức hút của điệu hò mang hồn quê hương xứ sở. Cũng qua đây, ta cảm nhận được tình yêu quê hương, nỗi nhớ nhung da diết điệu hò quê hương của tác giả - một người con đang sống xa quê.

Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ sau và nêu tác dụng:

Tiếng ai vút đầu bông lúa chín

  Gió dìu vương xao xuyến bờ tre

Trả lời:

Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa “gió dìu vương, xao xuyến”

Tác dụng: làm cho sự vật trở nên sinh động, có hồn, có tâm tư, tình cảm. Gió dường như vẫn biết vấn vương, xao xuyến tiếng hò vang vọng cả đồng quê của con người.

Câu 6: Giải thích nghĩa của từ tắm trong dòng thơ: Ao làng trăng tắm, máy bơi. Chỉ ra sự khác biệt về nghĩa của từ tắm trong ngữ cảnh này với từ tắm trong câu: "Mẹ đang tắm cho bé.

Trả lời:

- "Tắm" trong "Ao làng trăng tắm, mây bơi" có nghĩa là hình ảnh trắng trên cao in bóng xuống ao làng (nhân hoá)

- " Tắm" trong "Mẹ đang tắm cho bé" đây là nghĩa gốc.

Bài tập 4 trang 36, 37 SBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Đọc lợi bài thơ Chiều biên giới trong SGK (tr. 104) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Dòng thơ Chiều biên giới em ơi được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ gợi cho em cảm nhận gì về tình cảm của tác giả ẩn chứa trong đó?

Trả lời:

Dòng thơ Chiều biên giới em ơi được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ như một lời cảm thán, vừa có tác dụng làm cho giọng thơ thêm tha thiết, ngọt ngào vừa diễn tả thật xúc động cảm xúc mê say, tự hào của nhà thơ trước vẻ đẹp và sự đổi thay của quê hương.

Câu 2: Hãy liệt kê những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ. Cách xưng hô đó thể hiện điều gì?

Trả lời:

Tác giả xưng hô “em” – “ta”. Cách xưng hô đó khiến người đọc cảm nhận tình cảm của nhà thơ với quê hương, đất nước hoà quyện với tình yêu đôi lứa: vừa sâu sắc, trẻ trung, vừa da diết, nhớ nhung đầy quyến luyến.

Câu 3: Hãy nêu cảm nhận của em về không gian, thời gian và vẻ đẹp riêng của vùng đất biên cương được tác giả miêu tả trong bài thơ.

Trả lời:

“Chiều biên giới” của nhà thơ Lò Ngân Sủn thật bao la, hùng vĩ và thơ mộng miêu tả một vùng đất không hoang vu mà ấm áp tràn đầy sức sống đã và đang đổi thay từng ngày trên con đường ấm no và hạnh phúc. Giọng thơ thêm tha thiết ngọt ngào vừa diễn tả thật hay cảm xúc, mê say, tự hào trước vẻ đẹp và sự đổi thay của quê hương xứ sở. Biên giới về buổi chiều càng trở nên hùng vĩ, thơ mộng bởi màu xanh bát ngát của những chồi non, những cỏ cây, màu xanh trường cữu của đất trời và của tình yêu.

Câu 4: Theo em, vì sao tác giả lại viết: Tình yêu là vũ khí / Giữ đất trời quê hương?

Trả lời:

Với tác giả, Tình yêu là vũ khí / Giữ đất trời quê hương. Tình yêu đã giúp cho người lính có thêm sức mạnh, thêm niềm tin và động lực để tiếp tục chắc tay súng bảo vệ quê hương, bảo vệ vùng đất biên cương của Tổ quốc. Ở đây, tình yêu quê hương đã hoà quyện cùng tình yêu đôi lứa.

Câu 5: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng trong hai dòng thơ: Hồn ta như ngọn giá / Thổi giữa trời quê hương

Trả lời:

Biện pháp so sánh: “Hồn ta như ngọn gió”

Tác dụng: Cho thấy tình cảm gắn bó sâu đậm của tác giả với biên giới của tổ quốc. Tâm hồn nhà thơ như ngọn gió luôn vấn vương mãi, gắn kết và quấn quýt với biên cương, không gì có thể thay đổi được.

Bài tập 5 trang 37, 38 SBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Nhớ mưa quê hương của Lê Anh Xuân và trả lời các câu hỏi:

Quê nội ơi

Mấy năm trời xa cách

Đêm nay, ta nằm nghe mưa rơi

Nghe tiếng trời gầm xa lắc...

Cớ sao lòng thấy nhớ thương.

 

Ôi cơn mưa quê hương

Đã ru hát hồn ta thuở bé,

Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé:

Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối bẹ dừa,

Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa

Ta yêu quá như lần đầu mới biết

Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết

Như tre, dừa, như làng xóm quê hương

Như những con người - biết mấy yêu thương.

(Lê Anh Xuân, Nhớ mưa quê hương, in trong Thơ Việt Nam 1945 - 1975, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1976, tr. 379)

Câu 1: Những dòng thơ mở đầu: Quê nội ơi / Mấy năm trời xa cách / Đêm nay, ta nằm nghe mưa rơi / Nghe tiếng trời gầm xa lắc.../ Cớ sao lòng thấy nhớ thương đã giúp em hình dung như thế nào về không gian, thời gian, tâm trạng của nhà thơ khi nghe tiếng mưa?

Trả lời:

Em hình dung về không gian, thời gian, tâm trạng của nhà thơ khi nghe tiếng mưa: Không gian hẹp, thời gian trong đêm, tâm trạng của tác giả: buồn, nhớ quê, nhớ nội.

Câu 2: Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ: Ôi cơn mưa quê hương / Đã ru hát hồn ta thuở bé, / Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé

Trả lời:

Những dòng thơ Ôi cơn mưa quê hương / Đã ru hát hồn ta thuở bé, / Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé đã diễn tả rất sâu sắc, cảm động tình yêu mãnh liệt, tha thiết của nhà thơ với cơn mưa quê hương nói riêng và với quê hương nói chung. Chính những cơn mưa đó đã nuôi dưỡng, ấp iu tâm hồn nhà thơ, đã gắn bó với những vui buồn, những kỉ niệm yêu thương của thuở ấu thơ và những năm tháng tuổi trẻ.

Câu 3: Đoạn thơ đã khơi gợi trong em tình cảm với quê hương, đất nước như thế nào?

Trả lời:

Đoạn thơ giúp em thêm yêu quý và gắn bó với quê hương, đất nước, giúp em biết trân trọng quá khứ, trân trọng tuổi thơ và nhắc nhở em phải luôn dành riêng một vị trí đặc biệt cho quê hương ở trái tim mình vì tình yêu quê hương là tình cảm thiêng liêng và chân thành nhất.

Câu 4: Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó:

Ta yêu quá như lần đầu mới biết

Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết

Như tre, dừa, như làng xóm quê hương

Như những con người - biết mấy yêu thương.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ: so sánh

- Tác dụng: Làm câu thơ trở lên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn.

Câu 5: Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng rất nhiều từ ngữ chỉ mức độ cao của đặc điểm, trạng thái nhằm nhấn mạnh tình cảm sâu nặng, da diết với quê hương. Em hãy liệt kê những từ ngữ đó.

Trả lời:

Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng rất nhiều từ ngữ chỉ mức độ cao của đặc điểm, trạng thái nhằm nhấn mạnh tình cảm sâu nặng, da diết với quê hương. Đó là những từ ngữ: mấy năm trời, xa lắc, thấm nặng lòng ta, yêu quá, biết mấy yêu thương,...

Bài tập 6 trang 38, 39 SBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điểm và trả lời các câu hỏi:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ

Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng

Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:

 

- Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi

Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội

Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần

Mai sau con lớn vung chày lún sân...

(Nguyễn Khoa Điểm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 152 - 153)

Câu 1: Những hình ảnh nào cho thấy người mẹ đã không quản ngại khó khăn, vất vả để chăm lo cho các anh bộ đội?

Trả lời:

Những hình ảnh cho thấy người mẹ đã không quản ngại khó khăn, vất vả để chăm lo cho các anh bộ đội: mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội, mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi,... Người mẹ vừa địu con vừa giã gạo để nuôi bộ đội, vừa lo việc nhà vừa lo việc nước. Công việc vất vả, nhưng tình yêu của mẹ dành cho các anh bộ đội thì vô cùng sâu sắc.

Câu 2: Tình yêu thương của người mẹ đối với con được thể hiện qua những hình ảnh nào?

Trả lời:

Những hình ảnh trong bài thơ cho thấy tình yêu thương của mẹ đối với con:

“Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi

Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội

Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần

Mai sau con lớn vung chày lún sân...”

Câu 3: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai dòng thơ: Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần / Mai sau con lớn vung chày lún sân?

Trả lời:

Từ ước mơ có hạt gạo trắng ngần đến ước mơ mai sau con lớn vung chày lún sân đều chứa đựng niềm hi vọng cháy bỏng của người mẹ về đứa con sau này sẽ trở thành một thanh niên cường tráng, có ích cho nước, cho dân.

Câu 4: Qua đoạn thơ, em cảm nhận được phẩm chất gì của người mẹ Tà-ôi?

Trả lời:

Người mẹ Tà Ôi là một người phụ nữ thuần hậu, chất phác, chịu khó, chăm chỉ trong lao động, có tinh thần ủng hộ cách mạng, chăm lo cho bộ đội và có tình yêu thương con sâu sắc, có ước mơ giản dị về sự khôn lớn của con và mong con sẽ tiếp tục thay mẹ ủng hộ bộ đội và cách mạng để sớm giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Câu 5: Trong hai dòng thơ Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi / Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội, nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ gì? Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Trả lời:

 - Biện pháp: Liệt kê

- Tác dụng: Phép liệt kê được sử dụng để làm tăng hiệu quả biểu đạt, diễn đạt, ngắn gọn, dễ hiểu nói đến tình cảm của người mẹ dành cho com, bồ đội và rộng hơn là quê hương.

Câu 6: Hãy chọn và phân tích một vài trường hợp để làm rõ cách sử dụng từ ngữ đặc sắc trong đoạn thơ: Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng / Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi / Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối / Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.

Trả lời:

Cách sử dụng từ ngữ của nhà thơ trong dòng thơ: Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng rất đặc sắc. Sự sóng đôi của từ nghiêng đã vẽ nên hình ảnh người mẹ đang giã gạo trong khi đứa con nhỏ đang ngủ trên lưng, nhịp chày nghiêng, kéo theo giấc ngủ con nghiêng. Với từ nghiêng được lặp lại, tác giả vừa miêu tả công việc giã gạo nặng nhọc của người mẹ, vừa miêu tả giấc ngủ chập chờn của em bé trên lưng mẹ. Dường như em bé cũng cảm nhận được nỗi vất vả của mẹ nên em đã ngủ ngoan cho mẹ yên lòng.

Bài tập 7 trang 39, 40 SBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển của Nguyễn Việt Chiến và trả lời các câu hỏi:

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa

 

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

 

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

Sóng lớp lớp đè lên thêm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không

 

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo

Lạc Long cha nay chưa thấy trở về

Lời cha dặn phải giữ từng thước đất

Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi

(Nguyễn Việt Chiến, Tổ quốc nhìn từ biển, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2015, tr. 5 - 6)

Câu 1: Nhan đề Tổ quốc nhìn từ biển gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?

Trả lời:

Nhan đề bài thơ cho thấy tác giả đã chọn một điểm nhìn khá đặc biệt để thể hiện những tình cảm và suy ngẫm về Tổ quốc. Đó là góc nhìn Tổ quốc từ phía biển. Nhìn từ biển trước hết bắt nguồn từ cội nguồn hình thành dân tộc: người Việt Nam lí giải nguồn gốc của mình qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên (từ mẹ Âu Cơ sinh ra, 50 người con xuống biển, 50 người con lên núi). Lãnh thổ Việt Nam là sự kết hợp của đất liền và biển cả. Nhìn Tổ quốc từ biển cũng là cách tác giả thể hiện trách nhiệm và suy nghĩ của mình về biển đảo quê hương.

Câu 2: Hai dòng thơ Ngàn năm trước con theo cha xuống biển / Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa đã gợi nhớ đến truyền thuyết dân gian nào? Theo em, việc nhà thơ gợi lại truyền thuyết đó nhằm mục đích gì?

Trả lời:

+ Hai dòng thơ gợi nhớ đến truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

+ Mục đích của nhà thơ khi gợi lại truyền thuyết đó là để nhắc nhở mọi người về cội nguồn dân tộc, khuyên chúng ta phải biết tự hào về truyền thống gây dựng đất nước của tổ tiên, từ đó có ý thức bảo vệ biên giới hải đảo của quốc gia.

Câu 3: Biển đảo Việt Nam được nhà thơ miêu tả qua những hình ảnh nào? Qua những hình ảnh đó, em cảm nhận được gì về lịch sử của dân tộc?

Trả lời:

Biển đảo Việt Nam được nhà thơ miêu tả qua những hình ảnh:

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không.

=> Qua những hình ảnh đó em thấy được dân tộc Việt Nam có một lịch sử hào hùng, bên cạnh đó là một lòng đoàn kết của dân tộc ta.

Câu 4: Tình cảm của tác giả với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ?

Trả lời:

Qua đoạn thơ, ta cảm nhận được tình yêu, niềm tự hào về lịch sử dân tộc cũng như tinh thần trách nhiệm, ý thức bảo vệ Tổ quốc của nhà thơ. Qua đó, tác giả cũng khơi gợi trong ta tình yêu, lòng tự hào và ý thức trách nhiệm đối với quê hương, đất nước.

Câu 5: Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai dòng thơ: Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả / Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

Trả lời:

 Biện pháp so sánh đã cho thấy những thách thức, nguy cơ mà biển Tổ quốc phải đối mặt hằng ngày, hằng giờ. Qua đó cho thấy sự khó khăn trong công cuộc bảo vệ biển đảo tổ quốc của nước ta

Câu 6: Giải thích nghĩa của cụm từ ngọn sóng trong dòng thơ: Trong hồn người có ngọn sóng nào không. Chỉ ra sự khác biệt về nghĩa của cụm từ ngọn sóng trong ngữ cảnh này với cụm từ ngọn song trong câu: "Nhìn ngọn sóng ngoài khơi xa, lòng em lại trào dâng bao nỗi niềm khó tả"

Trả lời:

“Trong hồn người có ngọn sóng nào không”, là ngọn sóng lòng nhắc nhở về chủ quyền biển đảo quốc gia và ý thức bảo vệ chủ quyền ấy cho được toàn vẹn khi nhìn từ biển, nhìn từ thềm lục địa, Tổ quốc đang dậy sóng.

 “Nhìn ngọn sóng ngoài khơi xa, lòng em lại trào dâng bao nỗi niềm khó tả.”. đây là hình ảnh thực, đang diễn ra.

icon-date
Xuất bản : 09/09/2022 - Cập nhật : 09/09/2022