logo

Soạn SBT Ngữ Văn 7 Bài 1: Bầu trời tuổi thơ - KNTT

Hướng dẫn Soạn SBT Ngữ Văn 7 Bài 1: Bầu trời tuổi thơ - KNTT hay nhất. Trả lời toàn bộ các câu hỏi và bài tập trong sách bài tập Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và lời giải chi tiết các bạn sẽ nắm vững bài học tốt hơn.

Bài 1: Bầu trời tuổi thơ - Kết nối tri thức

Bài tập 1 trang 4 SBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Đọc lại văn bản Bầy chim chìa vôi trong SGK (tr. 11 - 16) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Tóm tắt nội dung cuộc trò chuyện của hai anh em Mên và Mon ở phần (1).

Trả lời:

Tóm tắt cuộc trò chuyện của hai anh em Mên và Mon ở phần (1): Khoảng 2 giờ sáng, trời mưa to, hai anh em Mên và Mon không thể ngủ được vì sợ những con chim chìa vôi ở bãi sông bị chết đuối.

Câu 2: Mên và Mon sinh ra và lớn lên ở đâu? Chỉ ra vài chi tiết giúp em nhận biết điều đó

Trả lời:

- Mên và Mon sinh ra và lớn lên ở ven bờ sông Đáy.

- Chi tiết giúp chúng ta nhận ra điều đó:

+ “Bố bảo chỉ có ở sông làng mình chim chìa vôi mới làm tổ như thế”

+ “Và bất chợt một đêm nào gần sáng, sấm nổ vang trên nóc nhà và mưa ném xuống. Con sông Đáy cựa mình lớn lên”

Câu 3: Tìm một số chi tiết miêu tả suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật Mon về bầy chim chìa vôi. Từ đó, nêu nhận xét về tính cách của nhân vật Mon.

Trả lời:

- Một số chi tiết miêu tả suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật Mon về bầy chim chìa vôi:

+ Em sợ những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất;

+ Thế anh bảo chúng nó có bơi được không?

+ Anh đã nhìn thấy chim chìa vôi nó bay từ bãi cát vào bờ bao giờ chưa?...

- Nhận xét về tính cách của nhân vật Mon: Một cậu bé biết quan tâm, lo lắng cho bầy chim chìa vôi; tâm hồn nhân hậu, cao thượng, trong sáng, đáng yêu. Yêu thương động vật.

Câu 4: Nêu cảm nhận của em về nhân vật Mên. Những chi tiết nào khiến em có cảm nhận đó?

Trả lời:

- Mên là một nhân vật có tính cách thẳng thắn, không hay nói những lời dịu dàng nhưng lại là người có trái tim nhân hậu, biết yêu thương động vật và rất chiều theo ý em mình.

- Những chi tiết chứng minh điều đó:

+ Mên rất thẳng tính: “Gì đấy? Mày không ngủ à? – Thằng Mên hỏi lại, giọng nó ráo hoảnh như đã thức dậy từ lâu lắm rồi”; “Chim thì bơi sao được. Mày làm chìa vôi cứ như vịt ấy”

+ Mên rất lo lắng cho bầy chìa vôi: “Ừ nhỉ. – Giọng thằng Mên thảng thốt – Có lẽ sắp ngập mất cả rồi”; “Tao cũng sợ”

+ Mên rất chiều em, cùng em đi xem bầy chìa vôi: “Lúc này, giọng thằng Mên tỏ vẻ rất người lớn: Nào xuống đò được rồi đấy”

+ Mên rất tốt bụng: “Thằng Mên quấn cái dây vào người nó rồi gò lưng kéo”.

Câu 5: Em hãy đóng vai nhân vật Mên, viết đoạn văn (khoảng 7 – 10 câu) kể lại sự việc hai anh em chèo đò ra bãi cát giữa sông để cứu bầy chim chìa vôi.

Lúc đó, trời vẫn còn mưa. Hai anh em chúng tôi nín lặng, ngồi im như khi xem đến đoạn phim gay cấn nhất. Tôi và anh Mên chỉ lo nhỡ con chim non kia có mệnh hệ gì... Thế rồi chuyện mà hai anh em tôi lo sợ đã xảy ra, con chim non suýt thì rơi xuống dòng nước. Tôi và anh Mên suýt thì hét lên theo tiếng hốt hoảng của chim mẹ. Nhưng may mắn thay, ở nhịp quyết định, con chim non đã bay vượt lên cao. Khi đàn chim đã bay vào bờ, hai anh chúng tôi vẫn không dám nhúc nhích vì sợ có gì bất trắc, nước mắt chúng tôi cứ giàn ra. Cuối cùng bầy chim non đã thực hiện xong chuyến bay quan trọng, đầu tiên và kì vĩ nhất trong đời chúng.

Bài tập 2 trang 4 SBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Đọc lại văn bản Bầy chim chìa vôi (từ Mùa mưa năm nay đến cứ lấy đò của ông Hảo mà đi) trong SGK (tr. 13 - 14) và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Chỉ ra những câu văn không phải là lời của nhân vật. Em dựa vào đặc điểm nào để xác định như vậy?

Trả lời:

- Những câu văn không phải là lời của nhân vật là:

+ Mùa mưa năm nay như về sớm hơn. Mấy ngày mưa lên miên và nước sông dâng lên rất nhanh.

+ Thằng Mên nằm im lặng không trả lời em nó. Lâu sau nó hỏi:

+ Hai đứa bé lại nằm im lặng. Mưa vẫn đổ xuống mái nhà và gió vẫn thổi vào phiên cửa liếp cành cạch.

+ Thằng Mên quay sang phía em nó hỏi.

+ Thằng Mên bật cười khoái chí.

+ Thằng Mên hỏi sau một phút im lặng.

→ Đây là những câu văn thể hiện lời của người kể chuyện.

Dấu hiệu nhận biết: dựa vào nội dung câu văn và các câu này không có dấu gạch ngang đánh dấu lời thoại trực tiếp của nhân vật.

Câu 2: Hai anh em Mên và Mon trò chuyện với nhau về những gì? Điều gì khiến hai bạn nhỏ đặc biệt quan tâm?

Trả lời:

+ Hai anh em Mên và Mon trò chuyện với nhau về những con chim chìa vôi; về chuyện bố đi kéo chũm; việc Mon cứu con cá bống; về ý định cứu những con chim chìa non ở ngoài dải cát giữa sông.

+ Điều khiến hai bạn nhỏ đặc biệt quan tâm là tổ chim chìa vôi có bị ngập nước không? Chính vì họ quan tâm đến đàn chìa vôi nhỏ nên họ đã quyết định đi ra bãi cát nhỏ để xem đàn chìa vôi ra sao.

Bài tập 3 trang 4 SBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Qua những lời đối thoại của hai anh em Mên và Mon, em có cảm nhận như thế nào về từng nhân vật?

Trả lời:

- Nhân vật Mon: lễ phép, khẩn khoản, tính trẻ con, hồn nhiên, …

- Nhân vật Mên: tỏ vẻ người lớn, chững chạc, …

Câu 4: Em có thích những lời đối thoại của hai nhân vật Mên và Mon không? Vì sao? 

Lời giải:

Em rất thích những lời đối thoại của hai nhân vật Mên và Mon. Bởi vì đây là những lời đối thoại của những đứa trẻ hồn nhiên, thích tìm tòi, khám phá những chưa biết trong cuộc sống. Đặc biệt, cả hai đứa trẻ đều có tâm hồn nhân hậu, biết quan tâm, yêu thương những loài vật bé nhỏ xung quanh mình.

Câu đối thoại em thích đó là: 

- Cái hốc cắm sào đò ngập bủm rồi anh nhỉ?

- Ngập từ chiều hôm qua kia rồi,  Ngập đến mái nhà con bống cũng chẳng sợ.

=> Vì: Câu đối thoại thấy hai nhân vật rất đáng yêu và tinh nghịch.

Câu 5: Tìm trong đoạn trích trên một câu có thành phần trạng ngữ và cho biết chức năng của trạng ngữ trong câu đó.

Trả lời:

- Câu có thành phần trạng ngữ: Bây giờ nước to lắm, làm sao mà lội ra đấy được.

- Trong câu này, bây giờ là thành phần trạng ngữ chỉ thời gian.

Câu 6: Tìm từ láy và giải thích nghĩa của mỗi từ trong các câu sau:

Trả lời:

a. Mấy ngày mưa liên miên, nước sông dâng lên rất nhanh

- Từ láy “liên miên”:  mưa kéo dài, không ngừng, không dứt.

- Có thể thay bằng từ ngữ đồng nghĩa: liên tục, không ngừng,...

b. Mày có nhìn thấy cái chấm đen to to ở vây nó không?

- Từ láy “to to”: có kích thước lớn hơn một chút so với bình thường.

- Có thể thay bằng từ ngữ đồng nghĩa: khá to, lơn lớn,...

Bài tập 4 trang 5 SBT Ngữ Văn 7 Tập 1:  Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Mươi ngày trước, hai anh em thằng Mên đã trốn bố mẹ lội ra dải cát nổi giữa sông. [...] Hai anh em thằng Mên tìm đến cái ổ chim chìa vôi. Thấy động, những con chim chìa vôi non kêu líu ríu. Hai đứa bé ý tứ quỳ xuống bên cạnh.

- Anh bảo bao giờ thì chúng nó bay được? – Thằng Mon hỏi.

Mấy ngày nữa.

Thế mẹ chúng đi kiếm ăn à?

- Chim chìa vôi có ăn được hến không?

- Tao không biết, nhưng bố mẹ nó vẫn lội kiếm ăn ở ven sông.

- Mình bắt hến bỏ vào tổ cho chúng ăn anh nhé?

- Ừ thì đi.

Hai đứa bé đi ra mép nước. Chúng tìm những cái lỗ hang nhỏ. Trong những cái hang nhỏ ấy luôn luôn có một con hến hoặc một con trùng trục. Chỉ một loảng hai đứa đã bắt được một nắm hến. Chúng xếp những con hến dính đầy đất cát bên tổ chim. Trước khi rời dải cát, Mên nói với em nó:

Mày không được nói cho đứa nào biết cái tổ chim này nhé. Mày mà nói tạo không cho mày ra đây nữa.

(Nguyễn Quang Thiều, Bầy chim chìa vôi, in trong Mùa hoa cải bên sông, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2012, tr. 138 – 139)

Câu 1: Đoạn trích trên nằm ở vị trí trước hay sau đoạn kể về sự việc hai anh em Mên và Mon chèo đò ra bãi cát giữa sông để cứu bầy chim chìa vôi trong SGK? Nhờ đâu em nhận biết được vị trí của đoạn trích?

Trả lời:

Đoạn trích trên nằm ở vị trí trước đoạn kể về sự việc hai anh em Mên và Mon chèo đò ra bãi cát giữa sông để cứu bầy chim chìa vôi trong SGK.

Nhờ các sự việc được diễn ra theo trình tự thời gian và được kể lại từ người dẫn chuyện.

- Dấu hiệu:

+ Thời gian: Mươi ngày trước, hai anh em thằng Mên đã trốn bố mẹ lội ra dải cát nổi giữa sông...

+ Hình ảnh bầy chim chìa vôi: những con chim chìa vôi non kêu líu ríu và nằm yên trong tổ đợi chim bố mẹ về mớm mồi...

Câu 2: Trong đoạn trích trên, tính cách của hai nhân vật Mên và Mon chủ yếu được nhà văn khắc họa qua những chi tiết nào?

Trả lời:

+ Tính cách của Mon:

- Rất quan tâm bầy chìa vôi: “Anh bảo bao giờ thì chúng nó bay được?”

- Chăm lo cho bầy chim chu đáo: “Mình bắt hến bỏ vào tổ cho chúng ăn anh nhé”; “Chỉ một loáng, hai đứa đã bắt được một nắm hến. Chúng xếp những con hến dính đầy đất cát bên tổ chim”

+ Tính cách của Mên:

- Là người chững chạc, có hiểu biết về bầy chim chìa vôi: “Tao không biết, nhưng bố mẹ nó vẫn lội kiếm ăn ở ven sông”

- Nhân hậu, muốn bảo vệ bầy chìa vôi: “Mày không được nói cho đứa nào biết cái tổ chim này nhé.”

Câu 3: Tìm trong đoạn trích trên một câu có thành phần trạng ngữ là một cụm từ.

Trả lời:

- Một câu có thành phần trạng ngữ là một cụm từ: Mươi ngày trước, hai anh em thằng Mên đã trốn bố mẹ lội ra dải cát nổi giữa sông.

- Trang ngữ “Mươi ngày trước” có cấu tạo là 1 cụm danh từ.

Câu 4: Xác định trạng ngữ trong các câu sau:

a. Mươi ngày trước, hai anh em thằng Mên đã trốn bố mẹ lội ra dải cát nổi giữa sông.

b. Chỉ một loáng hai đứa đã bắt được một nắm hến.

Trả lời:

a. Mươi ngày trước

b. Chỉ một thoáng

Bài tập 4 trang 6 SBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Đọc đoạn trích Đi lấy mật trong SGK (tr. 18 - 23) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Đoạn trích được kể bằng lời của nhân vật nào? Hãy giới thiệu ngắn gọn về nhân vật ấy.

Trả lời:

- Đoạn trích “Đi lấy mật” trích “Đất rừng phương Nam” được kể bằng lời của nhân vật An.

- An bị lạc cha mẹ, được ông lão bán rắn nhận làm con nuôi và là anh em của thằng Cò. An đã được sống trong một gia đình hạnh phúc và tràn đầy yêu thương.

Câu 2: Nêu sự việc chính được kể trong đoạn trích.

Trả lời:

Sự việc chính được nêu trong đoạn trích đó là: Cảnh đi lấy mật của gia đình nhà An.

Câu 3: Nhân vật An và nhân vật Cò, ai là người thông hiểu về thiên nhiên rừng U Minh? Nêu một vài chi tiết giúp em nhận biết điều đó.

Trả lời:

An là người am hiểu về rừng U Minh

Chi tiết: Trong đoạn trích Đi lấy mật thì những hình ảnh, những khám phá của cậu bé An khi theo tía nuôi và Cò vào trong rừng để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Hiện lên trên những cuộc trò chuyện, những bài học kinh nghiệm mà An rút ra được chính là khung cảnh bình yên của ba người sau khoảng thời gian mệt mỏi. Họ cùng nhau ngồi ăn, thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên dưới một gốc cây tràm. Bức tranh thiên nhiên với cả nhạc và họa như tô điểm thêm vẻ đẹp vốn có của rừng già. Nơi đây có những bóng cây nghiêng nghiêng, có những con gầm gì, những chú vẹt,…. Khung cảnh người và thiên nhiên thật hòa hợp, yên bình.

Câu 4: Chỉ ra một số chi tiết thể hiện tình cảm của tía nuôi và má nuôi dành cho An.

Trả lời:

Tía nuôi của An là một người đàn ông từng trải và rất quan tâm đến những đứa con. Đưa các con vào rừng “ăn ong”, ông đi trước, mang theo những vật dụng cần thiết như túi, cái gù, chà gạc và dẫn đường cho chúng. Một người từng trải và nhiều kinh nghiệm đi rừng sẽ luôn đi trước để dẫn dắt. Bên cạnh đó, chi tiết ông nói các con nghỉ chân ăn cơm cho thấy ông là người cha quan tâm và yêu thương con. Tuy không cần quay lại nhìn nhưng chỉ cần nghe nhân vật “tôi” thở, ông cũng cảm nhận được cậu bé đang mệt, cần nghỉ ngơi.

Câu 5: Nêu cảm nhận chung của em về cảnh sắc thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích.

Trả lời:

Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của cậu bé An. Cảnh sắc thiên nhiên của rừng U Minh hiện lên tràn đầy sức sống, có sự xuất hiện của các loài vật, loài cây cũng như những sự vật của thiên nhiên. Điểu này cho thấy khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên một cách tinh tế và sâu sắc của nhân vật cậu bé An.

Bài tập 5 trang 6 SBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Đọc lại văn bản Đi lấy mật (từ Chúng tôi tiếp tục đi tới một cái trảng rộng đến trông cái miệng thấy ghét quá) trong SGK (tr. 21 - 22) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Nhân vật An có những cảm xúc gì khi quan sát cảnh rừng U Minh?

Trả lời:

An cảm thấy cánh rừng thật rộng lớn và mênh mông, cậu rất thích thú với những loài chim chóc ở trong rừng, thích được khám phá công việc đi “ăn ong”. Với An, cánh rừng U Minh như một thế giới mới lạ mà lần đầu cậu được khám phá nên cậu rất thích thú.

Câu 2: Điều gì khiến nhân vật An cảm thấy “bực mình” với người bạn đồng hành của mình?

Trả lời:

Điều khiến An bực mình đó chính là: bị Cò nói chim đó không có gì đẹp cả, và ý nói An còn nhiều loài chim đẹp hơn thế.

Câu 3: Vì sao nhân vật Cò có thái độ “lơ là” không hưởng ứng những cảm xúc của nhân vật An?

Trả lời:

Nhân vật Cò có thái độ “lơ là” không hưởng ứng những cảm xúc của nhân vật An vì Cò sinh ra và lớn lên ở vùng rừng U Minh nên rất am hiểu nơi đây. Những điều khiến An ngạc nhiên, thích thú đều không hề mới lạ đối với Cò.

Câu 4: Nêu nhận xét về cách nhà văn miêu tả lời nói và cảm xúc, suy nghĩ của hai nhân vật An và Cò

Trả lời:

Cách nhà văn miêu tả lời nói, cảm xúc, hành động của hai nhân vật An và Cò rất phù hợp với đặc điểm tính cách của hai nhân vật. An thì là đứa trẻ lần đầu tiên được khám phá rừng U Minh nên rất tò mò, thích thú về cánh rừng. Nhưng sự tò mò ấy của An lại không được Cò hưởng ứng và giải đáp nên An cảm thấy “bực mình”. Còn nhân vật Cò là người hồn nhiên, vô tư, chăm chú vào công việc. Cò vì mải mê làm việc của mình mà đã “lơ là” An. Sự “lơ là” của cậu thực chất cho thấy câu rất chú tâm vào công việc và không để ý nhiều đến xung quanh

Câu 5: Chủ ngữ (in đậm) trong câu sau là một cụm từ. Hãy thử rút gọn cụm từ này và nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi chủ ngữ được rút gọn.

Trả lời:

Rút gọn: Một bầy chim hàng nghìn con => Một bầy chim

Khi rút gọn ta thấy được dù không nói đến thêm là một nghìn con nhưng từ bầy đã nói lên là rất nhiều con rồi.

Câu 6: Vị ngữ trong các câu sau là một cụm từ. Hãy thử rút gọn vị ngữ trong mỗi câu và nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi vị ngữ được rút gọn.

a. Chúng tôi tiếp tục đi tới một cái trảng rộng.

b. Tôi nhìn theo ngón tay nó trỏ lên một kèo ong gác trên cây tràm thấp.

Trả lời:

a. Vị ngữ: tiếp tục đi tới một cái trảng rộng. Có thể rút gọn vị ngữ thành tiếp tục đi. Nếu rút gọn như vậy, câu sẽ không còn ý nghĩa chỉ điểm đến của hoạt động đi (tới một cái trảng rộng).

b. Vị ngữ: nhìn theo ngón tay nó trỏ lên một kèo ong gác trên cây tràm thấp. Có thể rút gọn vị ngữ thành nhìn theo. Nếu rút gọn như vậy, câu sẽ không còn ý nghĩa chỉ điểm nhìn của nhân vật tôi (ngón tay nó trỏ lên một kèo ong gác trên cây tràm thấp).

Bài tập 6 trang 6,7 SBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Đọc lại văn bản Ngôi nhà trên cây (từ Khi thấy bạn đi qua trước mặt đến đã bắt đầu như thế đó) trong SGK (tr. 33 - 34) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?

Trả lời:

Đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba. Người kể giấu mình.

Câu 2: Điều gì khiến Tốt-tô-chan thôi “nhìn ngang nhìn ngửa” và chăm chú “dán mắt” nhìn Ya-ma-mô-tô Ya-sư-a-ki bước đi?

Trả lời:

Khi thấy một bạn nam tên Ya – sư – a – ki bước qua trước mặt với dáng vẻ lắc lư người rất mạnh, chân bị kéo lê thê, Tốt – tô – chan thôi “nhìn ngang nhìn ngửa” và chăm chú dán mắt nhìn bạn bước đi

Câu 3: Vì sao Tốt-tô-chan cảm thấy rất vui khi nghe thấy giọng nói khoẻ khoắn của Ya-ma-mô-tô Ya-sư-a-ki?

Trả lời:

Vì Ya-ma-mô-tô-Ya-sư-a-ki là một người rất yếu ớt, và dễ tổn thương

Câu 4: Nêu cảm nhận của em về nhân vật Tốt-tô-chan trong đoạn trích.

Trả lời:

- Nhân vật Tốt-tô-chan:

+ lời nói (thể hiện sự quan tâm dành cho Ya-ma-mô-tô Ya-sư-a-ki);

+ cử chỉ, hành động (hỏi han, mỉm cười với bạn);

+ cảm xúc (lo lắng, vui mừng).

→ Một cô bé hồn nhiên, trong sáng, đáng yêu, thân thiện, biết quan tâm, lo lắng cho bạn bè.

Câu 5: Chỉ ra một số chi tiết giúp em nhận biết được tính cách của nhân vật Ya-ma-mô-tô Ya-sư-a-ki. Em hình dung Ya-ma-mô-tô Ya-sư-a-ki là một bạn nhỏ như thế nào?

Trả lời:

- Nhân vật Ya-ma-mô-tô Ya-sư-a-ki:

+ Phải gánh chịu căn bệnh quái ác: “Đúng rồi, bại liệt. Không chỉ có chân đâu, cả tay nữa...”

+ Khi trả lời Tốt-tô-chan về căn bệnh của mình, giọng nói nhẹ nhàng, hiền lành, hồ hởi, vui vẻ.

=> Nhận xét: Ya-ma-mô-tô Ya-sư-a-ki là một cậu bé thân thiện, cởi mở và thái độ sống lạc quan, tích cực.

Câu 6: Tìm trong đoạn trích trên một câu có thành phần trạng ngữ là một cụm danh từ.

Trả lời:

Câu chứa thành phần trạng ngữ là một cụm danh từ:

Ngày tiếp theo của ngày tiếp theo của buổi dã ngoại "dã ngoại" ở hội trường .... mạo hiểm.

Câu 7: So sánh các cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ của câu bằng cụm từ.

a. - Bạn nam trả lời Tốt-tô-chan.

- Bạn nam nhẹ nhàng trả lời Tốt-tô-chan bằng giọng hiền lành.

b. - Nói xong, bạn ấy chìa tay ra, bàn tay với những ngón dài co quắp.

- Nói xong, bạn ấy chìa tay ra, bàn tay với những ngón dài co quắp như dính cả vào nhau.

Trả lời:

Câu

Phân tích cấu tạo

a

- Bạn nam // trả lời Tốt-tô-chan.

- Bạn nam // nhẹ nhàng trả lời Tốt-tô-chan bằng giọng hiền lành.

b

- Nói xong, bạn ấy // chìa tay ra, bàn tay // với những ngón dài co quắp.

- Nói xong, bạn ấy // chìa tay ra, bàn tay // với những ngón dài co quắp như dính cả vào nhau.

- Câu văn được mở rộng thành phần vị ngữ ý nghĩa câu được mở rộng và hay hơn

- Câu văn được mở rộng thành phấn vị ngữ hay và được miêu tả kĩ hơn.

Bài tập 7 trang 7,8 SBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Chúng tôi chỉ được nghỉ có hai ngày, ấy thế mà tôi tưởng như đã trải qua một

thời gian vô tận không được gặp Ga-ro-nê. Càng hiểu cậu, tôi càng yêu cậu; cả lớp tôi đều có thiện cảm với cậu, trừ những đứa độc ác, vì Ga-ro-nê chống lại những hành động độc ác của chúng; mỗi khi có một đứa lớn định trêu ghẹo hay hà hiếp một đứa bé, mà đứa bé gọi Ga-ro-nê đến thì đứa lớn kia buộc phải đứng yên ngay.

Bố Ga-ro-nê là thợ máy xe lửa. Vì bị ốm liền hai năm, nên Ga-ro-nê đi học hơi chậm. Nay cậu là người lớn và khoẻ nhất lớp; cậu có thể nhấc cái ghế dài chỉ một tay thôi... Khoẻ vậy, mà lại tốt nữa... Ai hỏi bất cứ cái gì: con dao, cây bút, cái tẩy, tờ giấy, cậu vui vẻ cho mượn hoặc cho hẳn ngay. [...] Thứ Bảy tuần trước, cậu đã cho một học sinh lớp Một hai xu, vì cậu này để ai lấy mất tiền, không có để mua cuốn vở. Giờ Ga-ro-nê đang bận viết một bức thư dài tám trang trên một loại giấy có nền hoa to màu rực rỡ, để mừng sinh nhật của mẹ. Bà mẹ của Ga-ro-nê, một người cao, béo, rất dễ mến, thường hay đến trường đón con. Thầy giáo nhìn Ga-ro-nê vẻ hiền từ và mỗi khi đến gần thầy lại tát yêu vào má cậu. Tất nhiên, tôi yêu bạn Ga-ro-nê lắm! Tôi rất vui thích được nắm chặt bàn tay to tướng của cậu trong tay mình. Tôi tin chắc rằng cậu sẽ không ngại liều mình để cứu một người, cậu sẽ đem hết sức mình để che chở cho bạn: cứ nhìn vào đôi mắt của Ga-ro-nê thì thấy rõ điều đó! Giọng nói của cậu tuy hơi cộc, nhưng người ta cảm thấy rằng đó là tiếng vọng của một tấm lòng cao thượng và hào hiệp.

(Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Bạn Ga-ro-nê của tôi, trích Những tấm lòng cao cả, Hoàng Thiếu Sơn địch, NXB Văn học, Hà Nội, 2016, tr. 41 - 42)

Câu 1: Tình cảm của nhân vật “tôi” với bạn Ga-ro-nê như thế nào? Những chi tiết nào trong văn bản trực tiếp thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật “tôi” với bạn Ga-ro-nê?

Trả lời:

Nhân vật “tôi” vô cùng yêu quý bạn Ga-ro-nê. Một số chi tiết thể hiện điều đó:

- Chúng tôi chỉ được nghỉ có hai ngày, ấy thế mà tôi tưởng như đã trải qua một thời gian vô tận không được gặp Ga-ro-nê.

- Càng hiểu cậu, tôi càng yêu cậu.

- Tất nhiên, tôi yêu bạn Ga-ro-nê lắm!

- Tôi rất vui thích được nắm chặt bàn tay to tướng của cậu trong tay mình.

Câu 2: Thái độ của các bạn trong lớp và thầy giáo đối với Ga-ro-nê như thế nào?

Trả lời:

+ Thầy giáo rất yêu quý Ga-ro-nê, đối xử với cậu bằng thái độ hiền từ, yêu mến

+ Các bạn trong lớp đều có thiện cảm và yêu mến, quý trọng Ga-ro-nê

Câu 3: Nêu cảm nhận của em về nhân vật Ga-ro-nê.

Trả lời:

Nhân vật Ga-ra-nê là một người tốt bụng, và được mọi người yêu quý.

Câu 4: Em biết nhân vật văn học nào có tính cách giống như bạn Ga-ro-nê trong đoạn trích? Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) để giới thiệu về nhân vật đó.

Trả lời:

Nhân vật có tính cách giống như Ga-ro-nê mà em có thể liên tưởng tới là nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm “Dế Mèn phưu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài. Dế Mèn cũng là một nhân vật có thân hình cường tráng, khỏe mạnh. Ban đầu, cậu ỷ vào sức mạnh của bản thân mà bắt nạt kẻ khác. Nhưng sau đó, Dế Mèn đã nhận ra sai lầm và sửa đổi. Cậu đã dùng sức mạnh của mình để bảo vệ những người yếu thế hơn mình. Có lần, Dế Mèn đã đứng ra bảo vệ và giải nguy cho chị Nhà Trò trước sự vây bắt của bọn Nhện. Nhờ có Dế Mèn cứu giúp mà chị Nhà Trò nhỏ bé, yếu ớt may mắn thoát nạn. Như vậy, Dế Mèn chính là một nhân vật văn học để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc, đặc biệt là với thiếu nhi

Câu 5: So sánh các cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ và thành phần chính của câu bằng cụm từ.

a. - Thứ Bảy, cậu đã cho một học sinh lớp Một hai xu, vì cậu này để ai lấy mất tiền, không có để mua cuốn vở.

- Thứ Bảy tuần trước, cậu đã cho một học sinh lớp Một hai xu, vì cậu này để ai lấy mất tiền, không có để mua cuốn vở.

b. - Giờ Ga-ro-nê đang bận viết một bức thư, để mừng sinh nhật của mẹ.

- Giờ Ga-ro-nê đang bận viết một bức thư dài tám trang trên một loại giấy có nền hoa to màu rực rỡ, để mừng sinh nhật của mẹ.

c. - Tất nhiên, tôi yêu bạn Ga-ro-nê!

- Tất nhiên, tôi yêu bạn Ga-ro-nê lắm!

Trả lời:

a. Câu được mở rộng có tác dụng cụ thể hoá, chi tiết hoá sự diễn đạt.

b. Câu được mở rộng có tác dụng miêu tả chi tiết loại giấy mà Ga-nê-ra viết cho mẹ nhân ngày sinh nhật.

c. Câu được mở rộng có tác dụng chỉ mức độ yêu của nhân vật tôi đối với Ga-nê-ra.

icon-date
Xuất bản : 08/09/2022 - Cập nhật : 09/09/2022