logo

[Sách mới] Soạn KTPL 10 Bài 12 Cánh diều: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hướng dẫn Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngắn gọn, đầy đủ SGK trang 71, 72, 73, 74,75, 76, 77, 78, 79 bám sát nội dung bộ sách mới Cánh diều. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Bài 12. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 71, 72, 73, 74,75, 76, 77, 78, 79 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều

>>> Xem thêm: Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 12 ngắn nhất Cánh Diều


Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 71 Kinh tế pháp luật 10: Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lời giải

Hiểu biết của mình về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

- Bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, có tính độc lập tương đối về cơ cấu tổ chức, được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, nhân danh nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước bằng hình thức, phương pháp đặc thù.

- Bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm: Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, Tòa án, Viện kiểm sát, chính quyền địa phương.


Khám phá


1. Giới thiệu bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a) Cơ cấu tổ chức

Trả lời câu hỏi trang 71 Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi

  Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà — Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

  Tiếp đó là thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, giải phóng hoàn toàn dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Ngày 02/7/1976, kì họp thứ Nhất, Quốc hội khoá VI đã thông qua Nghị quyết đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thành nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  Theo Hiến pháp năm 2013, Bộ máy nhà nước gồm có các cơ quan: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân và Viện kiêm sát nhân dân, Chính quyền địa phương, Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.

Dựa vào thông tin, em hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lời giải

Sơ đồ bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Cánh diều

b) Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động

Trả lời câu hỏi trang 72 Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Thông tin 1. Hiến pháp năm 2013

  Điều 2 (trích). Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

  Điều 6. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại điện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.

  Điều 8 (trích). Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đầu tranh chống tham những, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.

Thông tin 2. Hiến pháp năm 2013

  Điều 2 (trích). Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phỏi hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Thông tin 3. Hiến pháp năm 2013

  Điều 2 (trích). Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

  Điều 8 (trích). Nhà nước được tô chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

a) Em hãy cho biết những đặc điểm nào của bộ máy nhà nước được thể hiện trong thông tin 1 và 2?

b) Từ thông tin 3, em hãy chỉ ra những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Lời giải

a) Ở thông tin 1 và 2 có những đặc điểm của bộ máy nhà nước là: 

+ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

+ Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại điện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.

+ Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đầu tranh chống tham những, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.

+ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phỏi hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

b) Những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc pháp quyên xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước.


2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a) Vị trí và chức năng

Trả lời câu hỏi trang 73 Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Thông tin 1. Theo Hiến pháp năm 2013, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thông tin 2. Ngày 28/11/2013, Kì họp thứ 6, Quốc hội khoá XIII đã biểu quyết thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thông tin 3. Ngày 05/4/2021, Kì họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV đã tiến hành bầu các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, Quốc hội sẽ tập trung kiện toàn các chức danh của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, trong đó sẽ lần lượt tiền hành miễn nhiệm một số chức danh của Quốc hội và Chính phủ.

Thông tin 4Kì họp thứ 10, Quốchội khoá XIV đã ban hành Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021. Theo đó, tổng số thu ngân sách nhà nước năm 2021 dự toán là 1 343 330 tỉ đồng, tổng số chi ngân sách nhà nước là 1 687 000 tỉ đồng.

Thông tin 5. Kì họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV, phiên chiều ngày 09/11/2020, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Câu hỏi:

1. Em hãy cho biết Quốc hội có vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước?

2. Từ thông tin trên, em hãy nêu chức năng của Quốc hội.

Lời giải

1. Cơ quan đại biểu cao nhật của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Quốc hội. 

2. Thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước vả giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước là các chức năng của Quốc hội.

b) Cơ cấu tổ chức và hoạt động

Trả lời câu hỏi trang 74 Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Thông tin 1. Theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, tổng số đại biểu Quốc hội không quá 500 người, bao gồm đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu hoạt động không chuyên trách.

Thông tin 2. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội, gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Chủ tịch.

Thông tin 3. Quốc hội thành lập các cơ quan chuyên môn gồm: Hội đồng Dân tộc, Uỷ ban Pháp luật, Ủy ban Tư pháp, Uỷ ban Kinh tế, Uỷ ban Tài chính — Ngân sách, Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Ủy ban Xã hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ủy ban Đối ngoại.

Thông tin 4. Quốc hội hợp công khai, mỗi năm có một số kì họp. Kì họp là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhật của Quốc hội. Tại kì họp, Quốc hội thực hiện đây đủ các chức năng: làm Hiến pháp và sửa đối Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

a) Em hãy nêu và vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quốc hội.

b) Hoạt động của Quốc hội diễn ra như thế nào?

Lời giải

a) Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quốc hội:

Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Cánh diều

b) Hoạt động của Quốc hội:

- Tổng số đại biểu Quốc hội không quá 500 người, bao gồm đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu hoạt động không chuyên trách.

- Cơ quan thường trực của Quốc hội, gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Chủ tịch là uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

- Quốc hội thành lập các cơ quan chuyên môn gồm: Hội đồng Dân tộc, Uỷ ban Pháp luật, Uỷ ban Tư pháp, Uỷ ban Kinh tế, Uỷ ban Tài chính - Ngân sách, Uỷ ban Quốc phòng và An ninh, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Uý ban Xã hội, Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Uỷ ban Đối ngoại.

- Quốc hội họp công khai, mỗi năm có một số kì họp. 


3. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trả lời câu hỏi trang 75 Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Thông tin 1. Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại, do Quôc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. 

Thông tin 2. Ngày 08/12/2013, Chủ tịch nước đã kí Lệnh công bố Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị quyết quy định một số điểm thị hành Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thông tin 3. Trong nhiệm kì 2016 — 2021, Chủ tịch nước đã kỉ Lệnh công bố 72 Luật, 2 Pháp lệnh đã được Quốc hội, Uý ban Thường vụ Quốc hội khoá XIV thông qua.

Thông tin 4. Cũng trong nhiệm kì 2016 — 2021, Chủ tịch nước đã thực hiện nghiêm quy trình giới thiệu nhân sự đề nghị Quốc hội miễn nhiệm chức vụ và bầu giữ chức vụ Thủ tướng Chính phú, Phó Chủ tịch nước, Chánh án Toà án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao; đềnghị Quốc hội miễn nhiệm và phê chuẩn Phó Chủ tịch và Uỷ viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Căn cứ các nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước đã kí quyết định bỏ nhiệm 5 Phó Thủ tướng Chính phủ, 21 Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ nhiệm kì 2016 — 2021.

Thông tin 5. Chủ tịch nước đã quyết định tặng thưởng 370 896 Huân, Huy chương, 37 349 danh hiệu vinh dự Nhà nước, trong đó phong tặng 314 danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

a) Chủ tịch nước có vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước?

b) Nêu một số nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước?

Lời giải

a) Chủ tịch là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại, thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân.

b) Một số nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước:

Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh, để nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tôi cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Quyết định tặng thưởng huân huy chương, các giải thưởng nhà nước.

Quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân,...


4. Chính phủ nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a) Vị trí và chức năng của Chinh phủ

Trả lời câu hỏi trang 75 Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Thông tin 1. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Thông tin 2. Chính phủ chụu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. 

a) Em hãy cho biết vị trí và chức năng của Chính phủ trong bộ máy nhà nước.

b) Những cơ quan nào có quyền giám sát các hoạt động của Chính phủ?

Lời giải

a) Vị trí và chức năng của Chính phủ trong bộ máy nhà nước là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

b) Những cơ quan có quyền giám sát các hoạt động của Chính phủ là Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

 - Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội.

 - Chính phủ báo cáo công tác trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

b) Cơ cấu tổ chức  và hoạt động của Chính phủ

Trả lời câu hỏi trang 76 Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Thông tin 1. Ngày 18/11, Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 11/2021, thảo luận vẻ 6 để nghị xây dựng các đự án luật. Cùng chủ trì phiên họp còn có các Phó Thủ tướng Chính phủ. Tại phiên họp, Thủ tướng yêu câu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trực tiếp chỉ đạo công tác này, phối hợp chặt chẽ với các Bộ trưởng khác để bảo đảm đồng bộ, thống nhật, tránh mâu thuẫn, chồng chéo hoặc bỏ sót giữa các luật.

Thông tin 2. Các phiên họp của Chính phú là hình thức hoạt động quan trọng của Chính phủ, có ý nghĩa quyết định tới toàn bộ hoạt động của Chính phủ. Chính phủ họp thường kì mỗi tháng một lần, ngoài ra có thể họp bắt thường theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc theo yêu câu của ít nhất 1/3 tổng số thành viên Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước.

Em hãy:

a) Vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức của chính phủ.

b) Nêu những ví dụ cụ thể về hoạt động của Chính phủ.

Lời giải

a) Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chính phủ:

Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Cánh diều

b) Những ví dụ cụ thể về hoạt động của Chính phủ:

- Ví dụ 1. Ngày 4/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2022. Trong phiên họp, Chính phủ sẽ nghe, thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2022; tình hình triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, đầu tư công. 

- Ví dụ 2. Sáng 4/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật, xem xét cho ý kiến về 5 dự án luật và 1 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Theo chương trình, phiên họp sẽ cho ý kiến về: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin và Truyền thông trình); dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình); dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở (Bộ Công an trình); dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Bộ Công an trình); dự án Luật Đường bộ (Bộ Giao thông vận tải trình); dự thảo Nghị quyết thí điểm mô hình tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam (Bộ Công an trình).


5. Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân

a) Tòa án nhân dân

Trả lời câu hỏi trang 77 Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Thông tin 1. Ngày 22/5/2018, Toà án nhân dân Quận X đã mở phiên toà xét xử bị cáo H về tội “Tàng trữ trái phép chât ma tuý”.

Thông tin 2. Ngày 30/9/2021, Toà án nhân dân Tỉnh Y đã xét xử sơ thẩm vụ án dân sự về tranh chấp tài sản thừa kế.

Thông tin 3. Qua công tác tông kết thực tiền xét xử, Toả án nhân dân tối cao nhận được phản ánh của các Toà án về một số vướng mắc khi giải quyết các vụ án hình sự, dân sự. Để đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật, vừa qua, Toà án nhân dân tối cao ban hành Công văn giải đáp một số vướng mắc trong xét xử.

a) Em hãy nêu vị trí và chức năng của Toà án nhân dân trong bộ máy nhà nước.

b) Theo em, tổ chức Toà án nhân dân bao gồm những cấp nào?

Lời giải

a) Vị trí và chức năng của Toà án nhân dân trong bộ máy nhà nước: 

 - Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

 - Toà án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyên con người, quyền công dân, bảo vệ chê độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

b) Tổ chức Toà án nhân dân bao gồm những cấp:  

 - Tòa án nhân dân tối cao.

 - Các Tòa án khác do luật định.

b) Viên kiểm soát nhân dân

Trả lời câu hỏi trang 77 Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Thông tin 1. Trên cơ sở kết quả điều tra, xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền, ngày 25/8/2021, Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tôi cao đã quyết định khởi tố một số vụ án hình sự để điều tra và xử lí theo quy định của pháp luật.

Thông tin 2. Viện Kiêm sát nhân dân huyện K có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trên địa bàn huyện K theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện Kiểm sát nhân dân huyện K có nhiệm vụ góp phân bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thê, bảo vệ tỉnh mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử li theo pháp luật.

a) Em hãy nêu vị trí và chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước.

b) Phân biệt chức năng của Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân.

Lời giải

a) Viện Kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước có vị trí và chức năng: 

 - Viện Kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

 - Viện Kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

b) Phân biệt chức năng của Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân:

 

Tòa án nhân dân

Viện Kiểm sát nhân dân

Vị trí

Là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp

Chức năng

Có nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyên con người, quyền công dân, bảo vệ chê độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất

6. Phê phán, đấu tranh với những hành vi chống phá nhà nước

Trả lời câu hỏi trang 78 Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi

Trường hợp 1. Do nhận thức kém, bị kẻ xâu lôi kéo, N và B đã sử dụng tài khoản cá nhân trên mạng xã hội tuyên truyền các thông tin có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trường hợp 2Công an vừa tiến hành xử phạt hành chính đối với một chủ tải khoản trên mạng xã hội, về hành vi đăng tải những thông tin sai sự thật về chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

a) Em có nhận xét gì về hành vi của các đối tượng trên?

b) Nếu em là bạn hoặc người thân của những trường hợp trong thông tin trên, em sẽ hành động như thế nào?

Lời giải

a) Nhận xét về hành vi của các đối tượng trên:

 - Trường hợp 1: Hành vi của N và B là hành vi chống phá Nhà nước, vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

 - Trường hợp 2: Chủ tài khoản trên mạng xã hội có hành vi đăng thông tin sai sự thật, xuyên tạc về Nhà nước.

b) Nếu em là bạn hoặc người thân của những trường hợp trong thông tin trên, em sẽ khuyên những bạn đó không nên có những hành vi như vậy, đó là những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Nếu không được, em sẽ báo cơ quan chức năng để xử lí vụ việc.


Luyện tập

Trả lời câu hỏi trang 79 Kinh tế pháp luật 10: 

Câu 1. Em đồng ý hay không đồng ý với phát biểu nào dưới đây? Vì sao?

A. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính nhân dân sâu sắc.

B. Tập trung dân chủ là nguyên tắc hoạt động của Hệ thống chính trị Việt Nam, không phải của Nhà nước.

C. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

D. Chủ tịch nước là người đứng đầu Quốc hội, thay mặt Quốc hội công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

E. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 2. Theo em, ý kiến nào dưới đây là đúng? Vì sao?

A. Bạn M cho rằng ngoài Toà án nhân dân tối cao thì còn có các Toà án khác.

B. Bạn K nói với mọi người Toà án chỉ xét xử các vụ án án hình sự nghiêm trọng.

C. Bạn N khẳng định bảo vệ pháp luật là nhiệm vụ của Viện Kiểm sát nhân dân.

D. Bạn G chia sẻ rằng kiểm sát hoạt động tư pháp là nhiệm vụ của Toà án.

Lời giải

Câu 1.

A. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính nhân dân sâu sắc.

=> Đồng ý.

B. Tập trung dân chủ là nguyên tắc hoạt động của Hệ thống chính trị Việt Nam, không phải của Nhà nước.

=> Không đồng ý.

Giải thích: Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

C. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

=> Đồng ý.

D. là người đứng đầu Quốc hội, thay mặt Quốc hội công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

=> Không đồng ý. 

* Giải thích: Người đứng đầu Quốc hội, thay mặt Quốc hội công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh là Chủ tịch Quốc hội chứ không phải Chủ tịch nước.

E. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

=> Đồng ý.

Câu 2. Ý kiến đúng là:

A. Bạn M cho rằng ngoài Toà án nhân dân tối cao thì còn có các Toà án khác.

* Giải thích: Ngoài Toà án nhân dân tối cao thì còn có các Toà án khác theo luật định.

Trả lời câu hỏi trang 79 Kinh tế pháp luật 10: 

Câu 3. Em hãy giúp bạn T giải đáp thắc mắc về mối quan hệ giữa Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân trong hoạt động tư pháp.

Câu 4. Em hãy xử lí tình huống sau:

a) Bạn A chứng kiến người hàng xóm cạnh nhà vì ghen ghét, đố kị mà thường xuyên đặt điều nói xấu cán bộ địa phương. Theo em, bạn A nên ứng xử như thế nào để thể hiện trách nhiệm của mình trong việc góp phần xây dựng và bảo vệ bộ máy nhà nước?

b) Nếu ở nơi em sinh sống, phát hiện thấy kẻ xấu phát các tài liệu tuyên truyền nói xấu Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, em sẽ xử lí như thế nào để thực hiện trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ nhà nước mà vẫn đảm bảo an toàn cho bản thân?

Lời giải

Câu 3. Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân có trách nhiệm phối hợp với nhau để giải quyết vụ án hình sự đúng đắn, khách quan theo luật định nhằm bảo vệ chế độ Nhà nước, bảo vệ nhân dân và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. 

- Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân trong hoạt động tư pháp có mối quan hệ như sau:

+ Viện kiểm sát là cơ quan có độc quyền truy tố một người ra toà nhưng Toà án lại là cơ quan kết tội.

+ Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 có quy định cho phép Toà án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung.

+ Toà án và Viện kiểm sát là phối hợp, chế ước nhưng không làm mất đi tính độc lập trong thực thi chức năng mỗi ngành và phối hợp nhưng không bao biện lẫn nhau.

Câu 4.

a) Bạn A nên báo với cơ quan chức năng để giải quyết vấn đề này.

b) Em sẽ thu thập bằng chứng như chụp hình, quay video,.. và báo với cơ quan chức năng để xử lí hành vi vi phạm của kẻ đó.


Vận dụng

Trả lời câu hỏi trang 79 Kinh tế pháp luật 10: 

Câu 1. Em hãy xây dựng bộ tư liệu (video hoặc hình ảnh) giới thiệu về Quốc hội hoặc Chính phủ Việt Nam (lịch sử hình thành và phát triển).

Câu 2. Em hãy viết một bài thuyết trình tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội.

Lời giải

Câu 1.

* Gợi ý tham khảo: 

Lịch sử hình thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam

Với bề dày lịch sử mấy nghìn năm, với tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động, anh dũng trong chiến đấu để dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất của dân tộc và xây dựng nền văn hiến Việt Nam.

Trong cao trào đấu tranh giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Ðảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, ngày 16-8-1945 "Ðại hội đại biểu quốc dân", đã được triệu tập tại Tân Trào (Tuyên Quang). Ðại hội đã thay mặt toàn dân nhất trí tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Ðảng Cộng sản Ðông dương, thông qua 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh (cụ thể hoá đường lối đối nội và đối ngoại của Ðảng ngay sau khi giành được chính quyền), cử ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng (tức Chính phủ lâm thời) lãnh đạo toàn dân giành chính quyền và xây dựng chế độ mới. Quốc dân Ðại hội Tân Trào chẳng những góp phần quan trọng tạo nên thắng lợi của Cách mạng tháng 8/1945 mà Nghị quyết của Quốc dân Ðại hội Tân Trào còn tạo ra những cơ sở cho sự hình thành và ra đời của một thể chế Nhà nước mới, đặt nền móng cho cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và xây dựng Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam (1946), hình thành Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Ðông Nam Á .

Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra Sắc lệnh số 14/SL về cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và những sắc lệnh khác để xúc tiến việc chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử và dự thảo Hiến pháp.

Ngày 6/1/1946 cuộc Tổng tuyển cử lần đầu tiên trong cả nước. Tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, chính kiến... đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử, tự do lựa chọn người đại diện cho mình vào Quốc hội.

Ngày 9-11-1946 Quốc hội đã biểu quyết thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Từ khi ra đời đến nay, với tư cách là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, Quốc hội Việt Nam đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển chung của dân tộc. Do hoàn cảnh đặc thù của đất nước, trong nhiều thập kỷ, đặc biệt là 30 năm đầu (1946- 1975) cùng với việc xây dựng chế độ dân chủ của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Quốc hội đã cùng với Chính phủ đề ra các chủ trươngchính sách, tổ chức và động viên toàn dân "kháng chiến, kiến quốc" giành thắng lợi trong hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc. Chế độ dân chủ mới đã được củng cố và ngày càng hoàn thiện. Trên nền tảng tư tưởng cốt lõi của Hiến pháp năm 1946 "Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân", Quốc hội đã thông qua các Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 kế thừa và hoàn thiện Nhà nước do dân, vì dân phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước. Nhiều đạo luật quan trọng đã được Quốc hội ban hành nhằm thể chế hoá quyền làm chủ của nhân dân và thực hiện quản lý xã hội theo Hiến pháp và pháp luật. Quốc hội đã đề ra các chủ trương, chính sách lớn có liên quan đến quốc kế dân sinh, quyết định về ngân sách quốc gia, về phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá, giáo dục, về chính sách dân tộc, về an ninh quốc phòng, về chính sách đối ngoại. Quốc hội cũng đã thực hiện quyền giám sát tối cao trong quá trình thực thi Hiến pháp và luật, kiểm tra sự chỉ đạo điều hành của bộ máy Nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội.

Câu 2. Bầu cử Quốc hội là Cuộc bầu cử có ý nghĩa trọng đại đối với nhân dân Việt Nam:

- Cuộc bầu cử là ngày hội lớn của toàn dân thực hiện cuộc vận động chính trị và sinh hoạt dân chủ sâu rộng, trực tiếp lựa chọn những đại biểu xứng đáng, đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân tại cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và cơ quan quyền lực nhà nước địa phương.

- Cuộc bầu cử thể hiện bản chất dân chủ của chế độ xã hội chủ nghĩa nước ta, tính nhân dân sâu sắc của Nhà nước ta thông qua mối quan hệ chặt chẽ giữa Nhân dân với Nhà nước mà việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trực tiếp biểu hiện.

  Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước ta, được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín,:

  Nguyên tắc bỏ phiếu:

+ Tương ứng với mỗi cấp hội đồng nhân dân, mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân.

+ Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.

+ Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào thùng phiếu.

+ Tổ bầu cử mang thùng phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà các nơi này không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì tổ bầu cử mang thùng phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.

+ Không ai được xem khi cử tri viết phiếu bầu, kể cả thành viên tổ bầu cử.

+ Cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác nếu viết hỏng.

+ Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri khi cử tri bỏ phiếu xong.

+ Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu.

  Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 thành công sẽ là một thắng lợi của toàn Đảng, toàn dân ta trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Để góp phần vào thắng lợi đó cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân phải ra sức chuẩn bị và tiến hành cuộc bầu cử, nhất là thực hiện tốt quyền của công dân, bảo đảm cho cuộc bầu cử được tiến hành thực sự dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân./.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều.

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 01/07/2022 - Cập nhật : 29/09/2022