logo

Soạn HĐTN 7 Chủ đề 6: Tập làm chủ gia đình - Cánh diều

Hướng dẫn Soạn HĐTN 7 Chủ đề 6: Tập làm chủ gia đình ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK HĐTN 7 Cánh diều theo chương trình sách mới. Mời bạn đọc cùng tham khảo!

Chủ đề 6: Tập làm chủ gia đình - Cánh diều


Hoạt động 1: Tham gia lao động trong gia đình


1. Quản lí đồ dùng cá nhân

Câu hỏi:

- Chia sẻ cách sắp xếp và quản lí những đồ dùng cá nhân.

- Thảo luận cách quản lí đồ dùng cá nhân hiệu quả.

- Trao đổi về ý nghĩa của thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình.

Lời giải:

- Em chia sẻ cách sắp xếp và quản lí những đồ dùng cá nhân.

- Gợi ý cách quản lí đồ dùng cá nhân hiệu quả:

+ Phân loại và sắp xếp đồ dùng cá nhân theo từng nhóm nhất định.

+ Loại bỏ những đồ vật không còn sử dụng.

+ Dọn dẹp theo khu vực và thứ tự ngay từ lần đầu.

+ Tận dụng các khoảng trống để sắp xếp được nhiều hơn.

+ Tận dụng hộp giấy để đóng gói và cất gọn những đồ dùng ít sử dụng.

- Ý nghĩa của thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình:

+ Tiết kiệm thời gian dọn dẹp.

+ Tiết kiệm thời gian tìm kiếm các đồ dùng cần thiết.

+ Giữ nhà cửa gọn gàng ngăn nắp giúp học tập, làm việc tại nhà hiệu quả hơn.

+ Tạo không gian sống thoáng đãng, thoải mái.


2. Thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình

Câu hỏi:

- Chia sẻ những thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ em đã thực hiện ở gia đình.

- Chỉ ra những việc em làm chưa thường xuyên thực hiện, lí do chưa thực hiện và chia sẻ cách khắc phục.

Lời giải:

- Những thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ em đã thực hiện ở gia đình:

Hằng ngày em sẽ quét nhà, sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.

Vào cuối tuần em làm tổng vệ sinh cho nơi sinh hoạt cá nhân của mình. 

Trao đổi, chia sẻ và xin ý kiến nhận xét của bố mẹ/ người thân.  

Ví dụ việc em làm chưa thường xuyên thực hiện, lí do chưa thực hiện và cách khắc phục:

- Hành vi chưa thường xuyên thực hiện: sắp xếp bàn học gọn gàng, sạch sẽ.

Lí do: sự lười biếng của bản thân.

+ Cách khắc phục:

Tự giác sắp xếp bàn học sau khi học xong.

Cùng anh/chị/em trong nhà nhắc nhở lẫn nhau để nghiêm túc thực hiện.


3. Rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ

Câu hỏi:

- Xây dựng kế hoạch rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.

- Thực hiện kế hoạch rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.

- Chia sẻ kết quả thực hiện rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình.

Lời giải:

- Gợi ý: Xây dựng kế hoạch rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.

Những việc rèn luyện Thời gian thực hiện Nguyên tắc thực hiện
Dọn dẹp bàn học 15 phút (sau khi học xong)

- Sắp xếp sách vở khoa học, đúng nơi đúng chỗ.

- Thực hiện công việc mỗi ngày.

Quét nhà 30 phút (từ 18h00-18h30)

- Quét nhà từ trong ra ngoài.

- Thực hiện công việc mỗi ngày.

- Em thực hiện kế hoạch rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.

- Kết quả thực hiện rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ:

Sau 1 tuần rèn luyện thói quen dọn dẹp bàn học, em đã luyện cho mình tính tự giác, gọn gàng. Thời gian tìm sách vở, đồ dùng học tập được rút ngăn và em cũng nhận được sự khen ngợi của mẹ.


4. Tìm hiểu các hoạt động lao động trong gia đình

Câu hỏi: 

- Nêu những hoạt động lao động trong gia đình.

Soạn HĐTN 7 Chủ đề 6: Tập làm chủ gia đình - Cánh diều

- Chia sẻ với các bạn:

Những hoạt động lao động ở gia đình em.

Những người tham gia các hoạt động lao động.

Những hoạt động lao động em đã từng tham gia.

Lời giải:

- Những hoạt động lao động trong gia đình:

Tự phục vụ: giặt quần áo, đi chợ,...

Làm việc nhà: nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, rửa bát, tưới cây, cắt cỏ,...

Góp phần phát triển kinh tế gia đình: bán hàng, trồng rau, nuôi cá,...

- Chia sẻ với các bạn:

Những hoạt động lao động em đã từng tham gia: giặt quần áo, dọn dẹp nhà cửa, rửa bát.

Những hoạt động lao động ở gia đình em và người tham gia mỗi hoạt động: 

Giặt quần áo, đi chợ: mẹ, chị gái.

Nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, rửa bát: bố, chị gái.

Bán hàng: mẹ, chị gái.

Những hoạt động lao động em đã từng tham gia phù hợp với sức khỏe của bản thân.


5. Trách nhiệm của em trong gia đình

Câu hỏi:

Soạn HĐTN 7 Chủ đề 6: Tập làm chủ gia đình - Cánh diều

- Em có đồng ý với cách ứng xử của Nam không? Vì sao?

- Chia sẻ quan điểm của em về trách nhiệm của bản thân đối với công việc chung trong gia đình.

Lời giải:

- Em không đồng ý với cách ứng xử của Nam vì bạn chỉ đang lấy lí do cho sự lười biếng, không muốn làm việc của mình.

- Quan điểm của em: Theo em, mỗi thành viên đều phải có trách nhiệm đối với công việc chung trong gia đình để có thể chia sẻ, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau. Gia đình là một thể thống nhất và chúng ta cần có ý thức xây dựng, phát triển nó. 


6. Xây dựng và thực hiện kế hoạch lao động trong gia đình

Câu hỏi:

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch lao động tại gia đình.

Soạn HĐTN 7 Chủ đề 6: Tập làm chủ gia đình - Cánh diều

- Chia sẻ kết quả thực hiện lao động tại gia đình của em.

Lời giải:

STT

Tên hoạt động lao động

Công việc cụ thể cần làm

Thời gian thực hiện

1

Tự phục vụ

Vệ sinh cá nhân, dọn dẹp bàn học, trang trí góc học tập 

19h đến 19h30

2

Làm việc nhà

Quét nhà, tưới rau, lau bàn ghế

16h40 đến 17h30

3

Góp phần phát triển kinh tế gia đình

Chăn gà, trồng rau

Từ 17h30 đến 17h50

- Học sinh sẻ kết quả thực hiện kế hoạch lao động tại gia đình cùng bạn bè, học tập thêm những công việc mới.


Hoạt động 2: Ứng xử với các thành viên trong gia đình


1. Cách chăm sóc người thân bị mệt, ốm

Câu hỏi: 

- Trao đổi những biểu hiện của người thân khi mệt, ốm.

- Thảo luận về cách chăm sóc của em đối với người thân bị mệt, ốm.

Soạn HĐTN 7 Chủ đề 6: Tập làm chủ gia đình - Cánh diều

Lời giải:

- Một số biểu hiện của người thân khi mệt, ốm: mệt mỏi, ít nói, có các dấu hiệu như đau đầu, chóng mặt, đổ mồ hôi lạnh,...

- Cách chăm sóc của em đối với người thân bị mệt, ốm:

Hỏi han về tình trạng sức khoẻ của người thân.

Lấy nước cho người thân uống và đỡ họ nằm lên giường nghỉ ngơi.

Có các biện pháp xử lí thích hợp:

Cặp nhiệt độ, chườm bằng khăn ấm.

Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Xoa bóp cơ thể.


2. Rèn luyện kĩ năng chăm sóc người thân bị mệt, ốm

Câu hỏi:

Soạn HĐTN 7 Chủ đề 6: Tập làm chủ gia đình - Cánh diều

- Chia sẻ những điều em học được sau khi đóng vai xử lí tình huống.

- Thực hiện việc chăm sóc người thân bị mệt, ốm.

Lời giải:

- Học sinh đóng vai thực hiện các tình huống.

- Chia sẻ những điều em học được sau khi đóng vai xử lí tình huống:

+ Tình huống 1: Bạn Linh thực hiện chăm sóc mẹ như lấy nước, đưa mẹ vào phòng ngủ.

+ Tình huống 2: Em cần nhắc em không được tắm, lấy nước và cho em nghỉ ngơi. 

- Thực hiện việc chăm sóc người thân bị ốm, mệt tại gia đình. Em thể hiện sự quan tâm và tình cảm yêu thương với mọi người trong gia đình. 


3. Lắng nghe tích cực trong gia đình

Câu hỏi:

- Dự đoán về cách ứng xử của Ngọc với bố trong tình huống sau:

Soạn HĐTN 7 Chủ đề 6: Tập làm chủ gia đình - Cánh diều

- Theo dõi cách ứng xử của Ngọc dưới đây và nêu những biểu hiện của lắng nghe tích cực.

Soạn HĐTN 7 Chủ đề 6: Tập làm chủ gia đình - Cánh diều

- Chia sẻ cảm xúc của em khi được người thân trong gia đình lắng nghe.

- Thảo luận: "Làm thế nào để thể hiện sự lắng nghe tích cực khi tiếp nhận sự góp ý của các thành viên trong gia đình."

Lời giải:

- Dự đoán cách ứng xử của Ngọc: dừng xem chương trình ti vi yêu thích và vào phòng dọn dẹp.

- Những biểu hiện của lắng nghe tích cực:

Nhìn bố khi nói chuyện.

Lắng nghe góp ý của bố và sẵn sàng thực hiện: vào phòng dọn dẹp.

- Chia sẻ cảm xúc của em khi được người thân trong gia đình lắng nghe: Vui vẻ, hạnh phúc, cởi mở

- Thảo luận: Làm thế nào để thể hiện sự lắng nghe tích cực khi tiếp nhận góp ý và chia sẻ của các thành viên trong gia đình, em cần nghe những lời góp ý và chia sẻ với thái độ vui vẻ, tích cực không nên cau có hay khó chịu trước = những nhận xét của gia đình.

+ Nhìn vào mặt người thân trong gia đình.

+ Thể hiện sự tập trung, chăm chú lắng nghe.

+ Có phản hồi thích hợp: gật đầu, trả lời câu hỏi,...

+ Tiếp nhận góp ý một cách tích cực.

+ Kiểm soát cảm xúc của bản thân.


4. Thể hiện sự lắng nghe tích cực trong gia đình

Câu hỏi:

- Đóng vai thể hiện sự lắng nghe tích cực khi tiếp nhận những ý kiến đóng góp, chia sẻ từ các thành viên trong gia đình.

Soạn HĐTN 7 Chủ đề 6: Tập làm chủ gia đình - Cánh diều

- Chia sẻ những điều em học được qua các nhân vật em vừa đóng vai.

- Thực hiện lắng nghe tích cực trong các tình huống hằng ngày ở gia đình em.

Lời giải:

- Em thực hành lắng nghe tích cực trong gia đình.

- Chia sẻ những điều em đã học được:

+ Khi là người lớn: Em cần đưa ra ý kiến nhẹ nhàng, tích cực.

+ Khi là các thành viên nhỏ tuổi trong gia đình cần lễ phép, ngoan ngoãn, có thái độ lắng nghe tích cực.


Hoạt động 3: Chi tiêu hợp lí và tiết kiệm


1. Kiểm soát chi tiêu

Câu hỏi:

- Nếu có một khoản tiền tiết kiệm, em dự kiến sẽ chi tiêu như thế nào?

- Sắp xếp thứ tự ưu tiên các khoản chi và giải thích lí do.

Lời giải:

- Nếu có một khoản tiền tiết kiệm, em sẽ chi tiêu vào việc mua sách, chi cho sở thích của bản thân, mua đồ dùng học tập và các khoản khác.

- Thứ tự ưu tiên các khoản chi: 

Mua đồ dùng học tập

Mua sách

Chi cho sở thích của bản thân

Các khoản khác

Em ưu tiên việc mua đồ dùng học tập và mua sách vì đó là những thứ thiết yếu để em học tập tốt hơn. Chi tiêu cho sở thích và một số khoản khác có thể có hoặc không và nó không gây ảnh hưởng đến các hoạt động khác của em.


2. Học cách tiết kiệm tiền

Câu hỏi: 

Soạn HĐTN 7 Chủ đề 6: Tập làm chủ gia đình - Cánh diều

- Nhận xét cách tiết kiệm tiền của bạn Khánh trong tình huống trên.

- Nêu cách tiết kiệm tiền của em.

- Thảo luận với bạn về cách tiết kiệm tiền hợp lí và thực hiện.

Lời giải:

- Bạn Khánh có cách tiết kiệm tiền rất rõ ràng, hợp lí và thiết thực.

- Em cũng thường sử dụng cách tiết kiệm tiền như bạn Khánh.

- Thảo luận với bạn về cách tiết kiệm tiền hợp lí và thực hiện: Chỉ chi tiêu vào những công việc hợp lí, chi tiêu có mục đích và kế hoạch, ghi ra những khoản chi tiêu. 


3. Lập kế hoạch chi tiêu cho một sự kiện trong gia đình

Câu hỏi:

- Đọc và trao đổi về những việc Lan đã thực hiện để lập kế hoạch tổ chức sinh nhật mẹ.

Hai tháng nữa là đến sinh nhật mẹ, Lan dự định sẽ cùng cả nhà tổ chức một lễ sinh nhật thật vui và ý nghĩa. Nhưng với số tiền hiện có, Lan vẫn còn thiếu một khoản tiền nữa. Lan đã lên kế hoạch chi tiêu cho sự kiện này như sau:

- Nêu những sự kiện cần chi tiêu trong gia đình em và lập kế hoạch chi tiêu cho các sự kiện.

- Trao đổi với người thân để hoàn thiện kế hoạch chi tiêu cho các sự kiện và cùng thực hiện.

Lời giải:

- Những việc Lan đã thực hiện để lập kế hoạch tổ chức sinh nhật mẹ:

Xác định thời gian, địa điểm tổ chức sinh nhật.

Dự kiến các khoản cần chi tiêu, số người tham gia và số tiền cần chi.

Lên kế hoạch tiết kiệm và lập danh mục chi tiêu.

- Một số sự kiện cần chi tiêu trong gia đình em: sinh nhật, đi thăm người thân ở xa, mừng thọ, mừng đám cưới, chuẩn bị bữa cơm tất niên, làm đám giỗ...

- Trao đổi cùng người thân trong gia đình và hoàn thiện chi tiêu.

>>> Xem trọn bộ: Giải Hoạt động trải nghiệm 7 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn HĐTN 7 Chủ đề 6: Tập làm chủ gia đình trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 20/08/2022 - Cập nhật : 10/09/2022