logo

Soạn HĐTN 7 Chủ đề 8: Con đường tương lai - Cánh diều

Hướng dẫn Soạn HĐTN 7 Chủ đề 8: Con đường tương lai ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK HĐTN 7 Cánh diều theo chương trình sách mới. Mời bạn đọc cùng tham khảo!

Chủ đề 8: Con đường tương lai - Cánh diều


Hoạt động 1: Nghề ở địa phương


1. Xác định nghề ở địa phương

Câu hỏi:

- Tham gia trò chơi đoán tên một số nghề nghiệp ở địa phương.

- Tập hợp tên các nghề thành danh sách nghề hiện có ở địa phương và sắp xếp theo nhóm nghề.

Soạn HĐTN 7 Chủ đề 8: Con đường tương lai - Cánh diều

Lời giải:

- Em tham gia trò chơi đoán tên một số nghề nghiệp ở địa phương.

- Gợi ý phân loại nhóm nghề:

+ Nhóm các nghề sản xuất, chế biến:

Sản xuất rượu, bia, nước uống đóng chai, thực phẩm đông lạnh,...

Sản xuất các loại thuốc, vải, trang phục, da giày,...

Chế biến các sản phẩm từ sữa, thuỷ hải sản, rau củ quả,...

+ Nhóm các nghề kinh doanh:

Buôn bán các sản phẩm nông - lâm nghiệp và thuỷ hải sản.

Buôn bán các mặt hàng điện tử, công nghệ, lương thực - thực phẩm,...

Đầu tư chứng khoán, đất đai,...

+ Nhóm các nghề dịch vụ: 

Các nghề liên quan đến làm đẹp: salon tóc, làm nail, spa,...

Hướng dẫn viên du lịch, tiếp viên hàng không,...

Chuyên viên tư vấn, nhân viên chăm sóc khách hàng,...


2. Đặc điểm một số nghề ở địa phương

Câu hỏi:

- Chọn một nghề cụ thể trong danh sách nghề ở địa phương đã lập để tìm hiểu đặc điểm thông quan bản mô tả nghề nghiệp

Soạn HĐTN 7 Chủ đề 8: Con đường tương lai - Cánh diều

- Chia sẻ và nhận xét về cách bản mô tả nghề nghiệp.

Lời giải:

- Gợi ý bản mô tả nghề nghiệp:

Công việc đặc trưng

Thời gian, địa điểm làm việc chủ yếu

Trang thiết bị, dụng cụ lao động

Ghi chú

Bác sĩ

Cả tuần theo các ca tại bệnh viện

Các thiết bị y tế, thuốc

Tùy từng khoa bệnh sẽ có nhiệm vụ chuyên môn

Phi công

Theo ca làm tại đơn vị

Máy bay cùng các vật dụng liên quan

Lái máy bay

- Nhận xét về cách mô tả nghề nghiệp: rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, dễ nhận biết.


3. Nhận diện nguy hiểm và cách giữ an toàn lao động khi làm nghề ở địa phương

Câu hỏi:

- Lựa chọn một nghề hiện có ở địa phương để nhận diện các nguy hiểm và cách giữ an toàn lao động khi làm nghề.

- Đề xuất cách thức em sẽ áp dụng để giữ an toàn cho mình và mọi người.

Soạn HĐTN 7 Chủ đề 8: Con đường tương lai - Cánh diều

Lời giải:

- Ví dụ: Nghề cảnh sát hình sự.

Các nguy hiểm có khả năng xảy ra: bị bắn, bị tội phạm đả thương.

Cách giữ an toàn: luyện võ, mặc áo chống đạn, rèn luyện khả năng ứng biến và xử lí tình huống nhanh,...

- Gợi ý: 

Tên nghề Nguy hiểm có thể gặp phải Cách giữ an toàn khi lao động

 

Lính cứu hoả

Bị bỏng

- Mặc đồ bảo hộ trong suốt quá trình dập tắt đám cháy.

- Rèn luyện cách ứng biến, xử lí nhanh các tình huống nguy hiểm.

Khu vực cứu hoả phát nổ gây nguy hiểm đến tính mạng

 

Thợ lặn

Chuột rút

- Kiểm tra kĩ các thiết bị: bình oxy, mặt nạ dưỡng khí,… trước khi xuống nước.

- Học cách mát xa, xử lí khi bị chuột rút lúc đang bơi.


4. Hùng biện: "Nếu em là lãnh đạo địa phương..."

Câu hỏi:

- Hùng biện theo nhóm về chủ đề:

Soạn HĐTN 7 Chủ đề 8: Con đường tương lai - Cánh diều

- Chia sẻ cảm nhận về các bài hùng biện.

Lời giải:

- Học sinh chuẩn bị bài hùng biện. Nếu là lãnh đạo em có thể đưa ra phương án để hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp:

+ Đưa ra các chính sách ưu tiên, khuyến khích.

+ Tạo điều kiện cho thanh niên khởi nghiệp

+ Đưa ra lời khuyên tư vấn, giúp đỡ và hợp tác…

- Chia sẻ cảm nhận khi nghe các bài hùng biện từ các bạn trong lớp


Hoạt động 2: Em phù hợp với nghề nào?


1. Yêu cầu của nghề nghiệp

Câu hỏi:

- Khám phá đặc điểm và yêu cầu cơ bản của một số nghề thông qua hoạt động nối, ghép các mặt của "Hộp xúc xắc nghề nghiệp.

- Phân loại các yêu cầu đối với mỗi nghề trên hộp xúc xắc theo hai nhóm: phẩm chất và năng lực

Soạn HĐTN 7 Chủ đề 8: Con đường tương lai - Cánh diều

Lời giải:

- Khám phá đặc điểm và yêu cầu cơ bản của một số nghề thông qua hoạt động nối, ghép các mặt của "Hộp xúc xắc nghề nghiệp:

Giáo viên: Kiên nhẫn, nhẹ nhàng, giao tiếp tốt, hiểu biết, yêu quý trẻ em.

Điều dưỡng: Có khả năng chăm sóc người khác.

Nghề nông: Hiểu biết về thiên nhiên, cần cù.

Thợ cơ khí: Hiểu biét về máy móc.

Kế toán, bán hàng: Khả năng tính toán tốt, cẩn thận, tỉ mỉ.

- Phân loại các yêu cầu đối với mỗi nghề trên hộp xúc xắc theo hai nhóm: phẩm chất và năng lực.

Phẩm chất

Năng lực

Kiên nhẫn

Có kĩ năng chăm sóc người khác 

Cẩn thận

Hiểu biết, yêu quý trẻ em

Tỉ mỉ

Khả năng tính toán tốt

Cần cũ

Hiểu biết về máy móc

 

Giao tiếp tốt


2. Phẩm chất, năng lực cần có đối với các nghề ở địa phương

Câu hỏi:

Xác định các yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người làm nghề ở địa phương.

Gợi ý:

Lựa chọn một trong số các nghề ở địa phương.

Chỉ ra các yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người làm các nghề này.

Soạn HĐTN 7 Chủ đề 8: Con đường tương lai - Cánh diều

Lời giải:

Gợi ý: 

Tên nghề ở địa phương Yêu cầu về phẩm chất Yêu cầu về năng lực
 Giáo viên Kiên trì, nhẫn nại, cẩn thận, công bằng, vị tha

- Kiến thức vững vàng.

- Sử dụng thành thạo các phần mềm word, powerpoint,…

Nghề thợ điện Chăm chỉ, kiên trì Sử dụng thành thạo dụng cụ

3. Em và các nghề ở địa phương

Câu hỏi:

Tìm hiểu sự phù hợp của bản thân em với yêu cầu của nghề ở địa phương theo các bước sau:

Soạn HĐTN 7 Chủ đề 8: Con đường tương lai - Cánh diều

Lời giải:

NGHỀ GIÁO VIÊN

Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nghề

Phẩm chất, năng lực của em

Các phẩm chất, năng lực cần rèn luyện thêm

- Có kiến thức chuyên môn

- Có khả năng kiểm soát cảm xúc

- Nhân ái

- Kiên nhẫn

- Cẩn thận

 

- Học tốt các môn, tư duy linh hoạt

- Nhân ái

- Kiên nhẫn

- Khả năng kiểm soát cảm xúc

- Cẩn thận

- Em đánh giá những năng lực của bản thân: chăm chỉ, cầu tiến.. phù hợp với nghề. 


4. Tập san về nghề ở địa phương

Câu hỏi:

- Viết bài giới thiệu, quảng bá về một nghề ở địa phương.

Gợi ý:

Sự ra đời của nghề

Đặc điểm của những người làm nghề

Sản phẩm của nghề

Đánh giá của mọi người về giá trị và đóng góp của nghề đó cho địa phương

Cảm nhận cá nhân của em về nghề

- Giới thiệu bài viết của em và tập hợp thành tập san về các nghề ở địa phương.

Lời giải:

- Giới thiệu về nghề làm mây tre đan Phú Vinh:

Trong phát triển làng nghề thủ công truyền thống và ngành nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam, lĩnh vực sản xuất mây tre đan chiếm một vị trí quan trọng. Trong các làng nghề mây tre đan của Hà Nội hiện nay, tiêu biểu nhất là làng nghề mây tre đan Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ. Làng Phú Vinh được coi là “xứ Mây” nổi tiếng về nghề đan mây tre với lịch sử phát triển nghề lâu đời. Ông tổ thật sự của nghề mây tre đan ở Phú Vinh là ai không rõ, chỉ biết nghề ra đời cách đây chừng 400 năm. Ban đầu người ta thường dùng lông cò để tết, bện lại làm thành quà tặng người thân, bạn bè vì ở đây có rất nhiều cò, lông của chúng vừa đẹp lại vừa bền. Dần dần, các sản phẩm làm từ lông cò được yêu thích và nhiều người đến tìm mua. Tuy nhiên, do lông cò có hạn, người dân tìm thêm cỏ lác, cỏ lau mọc sẵn ngoài đồng và lên rừng tìm các thứ vật liệu mềm dẻo như tre, mây, giang… để sản xuất thành các đồ gia dụng như rổ, rá, rế, làn… Sau này, nhiều vật liệu mới được bổ sung, các mẫu mã sản phẩm được cải tiến, kỹ thuật đan mây tre của người làng được nâng cao để sản phẩm ngày càng tinh xảo và có giá trị kinh tế hơn. Không những vậy, nghề mây tre đan từ đó đã lan rộng sang các làng xã khác trong vùng rồi vươn ra hơn 20 tỉnh thành trong cả nước. Em rất thích các sản phẩm làm từ mây tre đan vì màu sắc nhã nhặn, giản dị và giá cả phải chăng. Hi vọng những nghệ nhân làm nghề có thể tiếp tục lưu giữ và phát triển nét đẹp truyền thống của địa phương.

- Giới thiệu bài viết của em và tập hợp thành tập san về các nghề ở địa phương.

>>> Xem trọn bộ: Giải Hoạt động trải nghiệm 7 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn HĐTN 7 Chủ đề 8: Con đường tương lai trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 20/08/2022 - Cập nhật : 10/09/2022