logo

Soạn HĐTN 7 Chủ đề 7: Cuộc sống quanh ta - Cánh diều

Hướng dẫn Soạn HĐTN 7 Chủ đề 7: Cuộc sống quanh ta ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK HĐTN 7 Cánh diều theo chương trình sách mới. Mời bạn đọc cùng tham khảo!

Chủ đề 7: Cuộc sống quanh ta - Cánh diều


Hoạt động 1: Hiệu ứng nhà kính


1. Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính

Câu hỏi: Tìm hiểu và chia sẻ những hiểu biết của em về các vấn đề được mô tả trong từng hình ảnh dưới đây:

Gợi ý:

Chỉ ra vấn đề được mô tả trong hình ảnh;

Nêu hậu quả của vấn đề;

Liên hệ thực tiễn tại địa phương em.

Lời giải:

Hiểu biết của em về các vấn đề được mô tả trong từng hình ảnh:

Hình 1 + 2: khói bụi từ các phương tiện giao thông và nhà máy, khu công nghiệp làm ô nhiễm không khí.

Hình 3 + 4: nạn chặt phá rừng làm đất đai xói mòn, gây sạt lở, lũ lụt.


2. Tác động của hiệu ứng nhà kính

Câu hỏi:

Chia sẻ những ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính với tự nhiên và con người.

Lời giải:

Hậu quả của hiệu ứng nhà kính rất nghiêm trọng. Trước hết là làm cho sinh thái biến đổi lớn, xa mạc ngày càng mở rộng, đất đai bị xói mòn, rừng càng lùi thêm về vùng cực, hạn hán nặng, lượng mưa tăng thêm 7 - 11%. Mùa đông càng ẩm, mùa hè càng khô. Vùng nhiệt đới càng ẩm ướt, vùng khô á nhiệt đới càng hạn, khiến cho các công trình thủy lợi phải điều chỉnh lại. Khu vực ven biển sẽ bị thiên tai đe dọa khủng khiếp. Vì nhiệt độ tăng lên, những tảng băng ở vùng cực sẽ tan chảy làm cho mặt biển tăng cao hơn 1 m. Có nhà khoa học cho rằng, vì nhiệt độ tăng lên sẽ làm cho thể tích nước giãn nở, mặt nước biển sẽ dâng cao 0,2 - 1,4 m. Hiện nay có 1/3 dân số thế giới sống ở vùng ven biển, vùng này cũng là nơi phát triển công nông nghiệp, nếu mặt biển dâng cao sẽ tràn ngập nhiều thành phố và bến cảng.


3. Đối thoại về Hiệu ứng nhà kính

Câu hỏi:

- Tham gia đối thoại về Hiệu ứng nhà kính trong các vai trò dưới đây:

- Chia sẻ cảm nghĩ, điều em học được sau khi tham gia buổi đối thoại.

Lời giải:

- Đối thoại về Hiệu ứng nhà kính trong các vai trò:

+ Người dân: cần nhận thức những thói quen chưa tốt như lãng phí điện, đốt rác thải… Hiệu ứng nhà kính tác động trực tiếp lên sức khỏe của con người.

+  Doanh nghiệp: đưa lí lẽ bảo vệ lợi ích doanh nghiệp như vì lợi ích, đã có xử lí thải trước khi thải ra ngoài môi trường.

+ Chính quyền: đưa ra các biện pháp với người dân và doanh nghiệp để giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.

- Cảm nghĩ của em: Mỗi cá nhân, tập thể đều có những cách khác nhau để bảo vệ môi trường, giảm thiêu tác động của hiệu ứng nhà kính.

- Bài học: Chúng ta cần rèn luyện cho mình ý thức tự giác bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ sức khoẻ của bản thân và mọi người xung quanh.


4. Chiến dịch truyền thông vì một tương lai xanh

Câu hỏi:

- Xây dựng kế hoạch cho chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm hiệu ứng nhà kính.

- Thiết kế thông điệp về giảm thiểu tác động của hiệu ứng nhà kính và thuyết minh về thông điệp đó.

Lời giải:

- Gợi ý kế hoạch cho chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm hiệu ứng nhà kính:

CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG “KHU PHỐ XANH”

- Thời gian: Sáng chủ nhật

- Địa điểm: Nhà văn hoá phường

- Người tham gia: Đại diện các hộ gia đình trong khu vực

Hoạt động Mục tiêu Cách thức Thời gian Người thực hiện Kết quả dự kiến
Tìm hiểu về “Khu phố xanh” và các tiêu chí đánh giá Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng “Khu phố xanh” Thảo luận, toạ đàm 30 phút Thành viên ban tổ chức Bảng tiêu chí đánh giá “Khu phố xanh”
Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng “Khu phố xanh” Có ý thức tự giác bảo vệ môi trường sống của bản thân và những người xung quanh Làm việc cá nhân, nhóm 60 phút Đại diện các hộ gia đình - Các biện pháp xử lí rác thải trong gia đình
- Ý tưởng phủ xanh khu phố
- Biện pháp xử phạt với hành vi vi phạm quy định
Triển khai dự án “Khu phố xanh” Tiến hành “làm xan”" khu phố Làm việc cá nhân, nhóm 120 phút Tất cả những người tham gia Vệ sinh khu phố sạch sẽ, thông thoáng

- Gợi ý một số mẫu thiết kế thông điệp về giảm thiểu tác động của hiệu ứng nhà kính: 


Hoạt động 2: Vượt qua khó khăn


1. Khó khăn của em

Câu hỏi:

Chia sẻ về khó khăn của em.

Gợi ý:

Vấn đề em gặp khó khăn.

Ảnh hưởng của khó khăn đó đến bản thân em.

Cách em đã vượt qua khó khăn.

Lời giải:

Những khó khăn của em ở trường trung học cơ sở là: 

- Trong học tập em cảm thấy mình được học nhiều môn mới hơn, kiến thức cũng được nâng cao hơn, đòi hỏi em phải chăm chỉ lắng nghe cô giảng bài trên lớp.

- Trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè vì chưa quen nên vẫn còn ngại ngùng.

- Trong việc thực hiện các nội quy nhà trường: bọn em phải đeo khăn quàng mỗi khi đến lớp, các nội quy em vẫn phải làm quen dần.


2. Cách thức vượt qua khó khăn

Câu hỏi:

- Chỉ ra khó khăn của Nhi và cách mà Nhi đã làm để vượt qua khó khăn.

- Chia sẻ các bước em đã làm để vượt qua khó khăn trong một tình huống cụ thể.

Lời giải:

- Khó khăn của Nhi và cách mà Nhi đã làm để vượt qua khó khăn:

Khó khăn của Nhi: không hiểu một số nội dung trong giờ học toán vì mải nghĩ đến chuyến đi chơi cùng gia đình tuần trước và bị mất tập trung.

Cách Nhi vượt qua khó khăn: cầm vở toán đến gặp bạn Mai để trao đổi về bài học. Nếu vẫn chưa hiểu thì sẽ gặp thầy để hỏi lại.

- Chia sẻ các bước em đã làm để vượt qua khó khăn trong một tình huống cụ thể:

Khó khăn gặp phải: không theo kịp kiến thức trên lớp.

Nguyên nhân: nghỉ ốm.

Các phương án và sự hỗ trợ để vượt qua khó khăn: cùng các bạn trong lớp học nhóm để bổ sung kiến thức và nhờ thầy cô giảng lại nếu có phần chưa hiểu.


3. Chiến thắng thử thách

Câu hỏi:

Vận dụng các bước vượt qua khó khăn để xử lí các tình huống sau:

Lời giải:

Tình huống 1: Em sẽ nói chuyện với các bạn về những thông tin đó và chứng minh nó không đúng, nếu không giải quyết được em sẽ nói chuyện với thầy cô.

Tình huống 2: Em bình tĩnh xin bố mẹ cho cơ hội trình bày.

Tình huống 3: Em gặp nhóm trưởng và trao đổi lại để nhận công việc phù hợp.

Hoạt động 3: Chiến thắng thử thách


1. Nhận diện tình huống nguy hiểm

Câu hỏi: Chia sẻ về tình huống nguy hiểm mà em biết hoặc đã trải qua.

Lời giải:

Gợi ý:

Thời gian diễn ra tình huống nguy hiểm: sau giờ học.

Địa điểm diễn ra tình huống nguy hiểm: trên đường về nhà.

Dấu hiệu: có người lạ mặt đi theo.

Tình huống diễn ra: trên đường đi học về, bạn N bị một người lạ mặt đi theo. Bạn đi nhanh, người đó cũng đi nhanh. Bạn đi chậm, người đó cũng đi chậm.

Cách xử lí của bạn N: nhanh chóng chạy vào một cửa hàng tạp hoá gần đó để mượn điện thoại và gọi bố mẹ đến đón.

Cảm xúc của bạn sau khi trải qua tình huống nguy hiểm: cảm thấy may mắn vì bản thân đã bình tĩnh để xử lí tình huống và tự bảo vệ bản thân.


2. Cách tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm

Câu hỏi:

- Thảo luận tình huống trên theo gợi ý sau:

Phân tích tình huống bạn Hà gặp phải.

Giải thích tại sao đó là tình huống nguy hiểm.

Cách bạn Hà đã xử lí tình huống.

- Trao đổi những việc nên làm khi gặp tình huống nguy hiểm.

Lời giải:

- Thảo luận tình huống trên gợi ý sau:

+  Phân tích tình huống bạn Hà gặp phải: bị người lạ đi theo

+ Giải thích tại sao đó là tình huống nguy hiểm người lạ có thể làm những hành động nguy hiểm.

+ Cách bạn Hà đã xử lí tình huống lấy lại bình tĩnh và quyết định chạy thật nhanh vào nhà bác Nam gần đó để đợi bố mẹ đến đón về.

- Em trao đổi cùng bạn để đưa ra việc cần làm khi gặp tình huống nguy hiểm:

1. Nhận diện tình huống nguy hiểm.

2. Bình tĩnh suy nghĩ.

3. Liệt kê các cách ứng phó

4. Chọn phương án ứng phó hiệu quả để bảo vệ bản thân.


3. Xử lí tình huống khi gặp nguy hiểm

Câu hỏi:

- Quan sát các bức tranh và chỉ ra mối nguy hiểm mà các bạn trong mỗi tranh có thể gặp phải

- Thảo luận cách xử lí và đóng vai thể hiện cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm đó.

- Chia sẻ điều em học được sau khi đóng vai xử lí tình huống.

Lời giải:

- Chỉ ra mối nguy hiểm mà các bạn trong mỗi tranh có thể gặp phải:

Bức tranh 1: Các bạn nhỏ bơi giữa hồ mà không có áo phao bảo vệ có thể bị đuối nước

Bức tranh 2: Bạn học sinh đi học về một mình giữa trời mưa sấm chớp, xung quanh rất nhiều cây cối nếu sấm chớp đánh sẽ nguy hiểm

Bức tranh 3: Các bạn nhỏ đi học dàn hàng xe giữa đường có thể làm tai nạn

Bức tranh 4: Bạn nhỏ bị côn trùng đậu ở tay và có thể bị nó cắn.

- Thảo luận cách xử lí và đóng vai thể hiện cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm đó:

a + b. Mối nguy hiểm mà các bạn trong mỗi tranh có thể gặp phải và cách xử lí:

Tranh 1: các bạn có thể bị đuối nước.

Cách xử lí: tiếp tục bơi nếu có áo phao để mặc vào hoặc lên bờ không bơi nữa.

Tranh 2: bạn gái có thể bị sét đánh.

Cách xử lí: nhanh chóng chạy về nhà nếu gần hoặc vào nhà gần nhất xin trú nhờ.

Tranh 3: các bạn có thể bị xe khác đâm phải, gây ra tai nạn giao thông.

Cách xử lí: đi đúng làn đường dành cho xe đạp với tốc độ vừa phải, không đi dàn hàng ngang hay vừa đi vừa nói chuyện.

Tranh 4: bạn gái có thể bị đốt.

Cách xử lí: dùng vở để đập con bọ, gạt nó ra khỏi tay mình hoặc nhanh chóng gọi người lớn đến giúp.

- Đóng vai thể hiện cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm: HS tự thực hiện.

- Điều em học được sau khi đóng vai xử lí tình huống:

Khi gặp tình huống nguy hiểm phải thật bình tĩnh, nhanh chóng suy nghĩ cách giải quyết vấn đề.

Tuân thủ các quy tắc, luật lệ để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.


4. Sổ tay ứng phó với các tình huống nguy hiểm

Câu hỏi:

- Thiết kế Sổ tay ứng phó với các tình huống nguy hiểm.

Gợi ý:

Bìa sổ tay

Nội dung: ghi lại các tình huống nguy hiểm và cách ứng phó với các tình huống ấy (có thể sử dụng tranh vẽ, kí hiệu, sơ đồ,...).

- Giới thiệu, chia sẻ cuốn Sổ tay ứng phó với các tình huống nguy hiểm với các bạn và người thân.

Lời giải:

Gợi ý cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm:

- Bị đuối nước:

Bình tĩnh, hít sâu, cố gắng nín thở càng lâu càng tốt, thả lỏng để người đẩy sát lên mặt nước.

Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc quạt nước xiên để đẩy người trôi đi dễ dàng.

Khi chuyển động lên xuống, há miệng to, hít vào nhanh và sâu khi ở trên mặt nước, ngậm miệng thở ra từ từ bằng mũi hoặc miệng khi ở dưới mặt nước.

- Bị cháy nhà:

Tìm cách dập lửa bằng nước, cát, chăn ướt,... nếu có thể và gọi 114.

Ngắt cầu giao điện, dùng khăn ướt để bịt mũi, mặt.

Bò hoặc cúi thấp người, men theo mét tường để đi đến lối thoát hiểm.

Hô hào để thông báo cho mọi người xung quanh biết.

Dùng khăn, quần áo,... buộc thành dây thừng để thoát hiểm.

>>> Xem trọn bộ: Giải Hoạt động trải nghiệm 7 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn HĐTN 7 Chủ đề 7: Cuộc sống quanh ta trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 20/08/2022 - Cập nhật : 10/09/2022