logo

Soạn Địa 9 Bài 9 ngắn nhất: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản

Soạn Địa 9 Bài 9 ngắn nhất: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản trong sách giáo khoa Địa lí 9. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu bài học

- Trình bày được thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta ; vai trò của từng loại rừng

- Trình bày được sự phát triển và phân bố của ngành thủy sản


Tổng hợp lý thuyết Địa 9 Bài 9 ngắn gọn

1. Lâm nghiệp.

a) Tài nguyên rừng.

- Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt. Năm 2000, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỉ lệ thấp (gần 11,6 triệu ha) à nguyên nhân chủ yếu do con người khai thác bừa bãi.

- Rừng nước ta gồm có: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Trong đó diện tích chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

+ Rừng sản xuất chủ yếu ở miền núi thấp và trung du, có vai trò cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

+ Rừng phòng hộ phân bố ở đầu nguồn các con sông hoặc các vùng ven biển có tác dụng hạn chế thiên tai, lũ lụt, chắn cát, chắn sóng…

+ Rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên (Vườn quốc gia: Cúc Phương, Cát Bà, Ba Bể, Cát Tiên…).

b) Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.

Soạn Địa 9 Bài 9 ngắn nhất: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản

- Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản được phát triển gắn với các vùng nguyên liệu.

- Hiện nay, mô hình nông - lâm kết hợp đang được phát triển góp phần bảo vệ rừng và nâng cao đời sống cho nhân dân.

- Để bảo vệ tài nguyên rừng cần khai thác hợp lý kết hợp với trồng mới và bảo vệ rừng.

2. Ngành thủy sản.

Có ý nghĩa to lớn về kinh tế - xã hội và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển của nước ta.

a) Nguồn lợi thủy sản.

- Thuận lợi:  

+ Nước ta có nhiều ngư trường lớn thuận lợi cho đánh bắt thủy sản.

   Bốn ngư trường trọng điểm là: Cà Mau – Kiên Giang, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Hải Phòng – Quảng Ninh, Hoàng Sa – Trường Sa.

+ Ven biển có nhiều bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn, vũng, vịnh và nhiều đảo thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn.

+ Nước ta còn có nhiều sông, hồ… có thể nuôi cá, tôm nước ngọt.

- Khó khăn:  

+ Ảnh hưởng của thiên tai như bão, gió mùa đông bắc.

+ Nhiều vùng biển bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản suy giảm.

+ Quy mô ngành thủy sản còn nhỏ, thiếu vốn đầu tư.

b) Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản.

- Khai thác thủy sản:

+ Sản lượng tăng khá nhanh, chủ yếu do tăng số lượng tàu thuyền và công suất tàu.

+ Phát triển nhất ở vùng duyên hải NamTrung Bộ và Nam Bộ. Các tỉnh dẫn đầu là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.

- Nuôi trồng thủy sản:

+ Phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

+ Các tỉnh dẫn đầu là Cà Mau, An Giang, Bến Tre.

+ Nuôi trồng thủy sản có tốc độ tăng nhanh hơn khai thác.

  Hiện nay, sản xuất thủy sản phát triển mạnh mẽ, xuất khẩu thủy sản tăng vượt bậc, thị trường mở rộng.


Hướng dẫn Soạn Địa 9 Bài 9 ngắn nhất

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 9 trang 34: Dựa vào bảng 9.1, hãy cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta. Nêu ý nghĩa của tài nguyên rừng.

Soạn Địa 9 Bài 9 ngắn nhất: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản (ảnh 2)

Trả lời:

Nước ta gồm có các loại rừng: Rừng sản xuất, rung phòng hộ, rừng đặc dụng.

Ý ngĩa của tài nguyên rừng:

- Rừng sản xuất: Cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho xuất khẩu. Việc trồng rừng nguyên liệu giấy đem lại việc làm và thu nhập cho người dân.

- Rừng phòng hộ là khu rừng đầu nguồn các con sông, các cánh rừng chắn cát bay dọc ven biển miền Trung, dải rừng ngập mặn ven biển có tác dụng phòng chống thiên tai như lũ lụt, cat bay cat lấn...

- Rừng đặc dụng: là các khu dự trữ và các vườn quốc gia, có tác dụng bảo vệ nguồn ghen, các động vậy quý hiếm

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 9 trang 36: Việc trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao chúng ta vừa khai khác lại vừa bảo vệ rừng.

Trả lời:

- Lợi ích của việc trồng rừng:

+ Kinh tế: Cung cấp gỗ, củi; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; cho dược liệu...

+ Xã hội: Tạo việc làm đem lại thu nhập cho bà con miền núi

+ Môi trường: Góp phần phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường (chống lũ, bảo vệ đất chống xói mòn, bảo vệ bờ biển, chống cát bay...); Bảo tồn nguồn gen, các hệ sinh thái tự nhiên, Điều hòa môi trường.

- Chúng ta vừa khai thác, vừa bào vệ rừng để: Tránh cạn kiệt rừng, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường (chống lũ, bảo vệ đất chống xói mòn, bảo vệ bờ biển, chống cát bay...); Bảo tồn nguồn gen, các hệ sinh thái tự nhiên.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 9 trang 36: Hãy xác định trên hình 9.2 những ngư trường này

Trả lời:

Dựa vào chú giải trong hình 9.2 xác định các ngư trường: Cà Mau – Kiên Giang (biển vùng phía Nam Bộ), Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa- Vũng Tàu (cực Nam Trung Bộ), Hải Phòng – Quảng Ninh (Bắc Bộ), ngư trường Trường Sa- Hoàng Sa ở ngoài xa khu vực 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 9 trang 36: Hãy cho biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra cho nghề khai thác nuôi trồng thủy sản?

Trả lời:

Những khó khăn do thiên nhiên gây ra cho nghề khai thác nuôi trồng thủy sản:

- Bão và gió mùa Đông Bắc làm biển động đã hạn chế ngày ra khơi, nhiều khi gây thiệt hại về người và của.

- Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm khá mạnh.

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 9 trang 37: Hãy so sánh số liệu trong bảng, rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành thủy sản

Trả lời:

- Từ năm 1990 đến năm 2002 sản lượng thủy sản tăng mạnh từ 890,6 nghìn tấn lên 2647,4 nghìn tấn trong đó nuôi trồng tăng nhanh hơn:

+ Thủy sản khai thác tăng từ 728,5 nghìn tấn lên 18026 nghìn tấn tăng gấp 2,5 lần.

+ Thủy sản nuôi trồng tăng từ 162,1 nghìn tấn lên 844,8 nghìn tấn tăng gấp 5,2 lần.

- Cơ cấu ngành thủy sản gồm khai thác và nuôi trồng, sản lượng khai thác luôn lớn hơn sản lượng nuôi trồng.

Soạn Bài 1 trang 37 ngắn nhất: Hãy xác định trên hình 9.2 những vùng phân bố rừng chủ yếu?

Soạn Địa 9 Bài 9 ngắn nhất: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản (ảnh 3)

Trả lời:

Những vùng phân bố rừng chủ yếu: Tây nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ.

Soạn Bài 2 trang 37 ngắn nhất: Hãy xác định trên hình 9.2, các tỉnh trọng điểm nghề cá?

Trả lời:

Các tỉnh trọng điểm nghề cá: Cà Mau, Kiên Giang, Ninh Thuận, Bà Rịa- Vũng Tàu.

Soạn Bài 3 trang 37 ngắn nhất: Căn cứ vào bảng 9.2, hãy vẽ biểu đồ biểu diễn thể hiện sản lượng thủy sản, thời kì 1990 – 2002?

Trả lời:

Soạn Địa 9 Bài 9 ngắn nhất: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản (ảnh 4)


Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 9 Bài 9 hay nhất

Câu 1. Dựa vào Attat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm và ý nghĩa của tài nguyên rừng trong phát triển kinh tế xã hội và giữ gìn môi trường sinh thái.

Trả lời

a) Đặc điểm tài nguyên rừng

– Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, lại có các bãi bồi ven biển, thuận lợi cho phát triển tài nguyên rừng.

– Trước đây hơn nửa thế kỉ, Việt Nam là nước giàu tài nguyên rừng. Hiện nay, tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt ở nhiều nơi.

– Năm 2000, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng gần 11,6 triệu ha, độ che phủ tính chang toàn quốc là 35%. Trong điều kiện của nước ta (ba phần tư diện tích là đồi núi) thì tỉ lệ này vẫn còn thấp. Tài nguyên rừng chia thành các các loai: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng

b) Ý nghĩa của tài nguyên rừng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và giữ gìn môi trường sinh thái.

– Tài nguyên rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là vấn đề giữ gìn môi trường sinh thái.

Rừng sản xuất cung cấp cho công nshiệp chế biến gỗ và cho xuất khẩu. Việc trồng rừng nguyên liệu đã đem lại việc làm và thu nhập cho người dân.

Rừng phòng hộ là các khu rừng đầu nguồn các con sông, các cánh rừng chắn cát bay dọc theo dải ven biển miền Trung, các dải rừng ngập mặn ven biển. Rừng phòng hộ c\ó tác dụng phòng chống thiên tai. Bảo vệ môi trường chống lũ, bảo vệ đất, chống sói mòn, bảo vệ bờ biển, chống nạn cát bay.

– Rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, kha dự trữ thiên nhiên (Cúc Phương Ba Vì, Bạch Mã, Cát Tiên….), góp phần bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ các giống loài qúy hiếm.

Câu 2. Trình bày sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp nước ta.

Trả lời

– Hiện nay, hàng năm cả nước khai thác khoàng 2,5 triệu mét khối gỗ trong các khu rừng sản xuất, chù yếu ở miền nút và trung du.

– Công nghiệp chế biến gỗ và làm sàn được phát triển gắn với các vùng nguyên liệu.

– Chúng ta đang đầu tư để phấn đấu đến năm 2010 trồng mới 5 triệu ha rừng, đưa tỉ lệ che phủ rừng lên 45%, chú trọng bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng cây gây rừng.

– Mô hình nông lâm kết hợp đang được phát triển; góp phần bảo vệ rừng và nâng cao đời sống cho nhân dân.

Câu 3. Giải thích tại sao họat động nuôi trồng lại chiếm tỉ trụng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thủy sản.

Trả lời

Họat động nuôi trồng chiếm tỉ trọng ngày caàng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thủy sản, vì:

– Ngành nuôi trồng thủy sản đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội.

– Nha cầu ngày caàng lớn của thị trường (trong và ngoài nước).

– Nuôi trồng thủy sản chủ động được vồ sản lượng và chất lượng sản phẩm để phục vụ thị trường.

– Có diện tích mặt nước nuôi thủy sản lớn (sông ngòi, ao hồ, bãi triều,…).

– Cơ sở vậi chất kĩ thaật phọc vụ nuôi trồng thủy sản không ngừng phát triển (máy móc cho nuôi trồng thủy sản, dịch vụ thức ăn thủy sản, con giống, kĩ thuật,… phát triển mạnh).

– Sự phát triển mạnh của công nghiệp chế hiến và dịch vụ buôn bán thủy sản.

– Nhân dân có kinh nghiệm trong việc nuôi trồng thủy sản.

– Chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản.

Câu 4. Giải thích tại sao họat động thủy sản ở nước ta trong những năm gần đây lại trở nên sôi động?

Trả lời

Họat động thủy sản ở nước ta trong những năm gần đây trở nên sôi động, vì:

– Thị trường trong và ngoài nước ngày cảng mở rộng.

– Nước ta có nhiều tỉềm năng để phát triển ngành thủy sản:

-Có bờ biển dài 3260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng.

+ Nguồn lợi hải sản khá phong phú.

+ Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm là: Cà Mau

– Kiên Giang, ngư trường Ninh Thaận – Bình Thuận – Bà Rịa — Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

+ Dọc bờ biển có những bãi triều, đầm phá, các dải rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Ở nhiều vùng biển ven các đảo, vũng, vịnh có điều kiện thaận lợi cho nuôi thủy sản nước mặn (nuôi trên biển).

-Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ các ô trũng – vùng đồng bằng cá thể nuôi cá, tôm nước ngọt,

– Sự phát triển mạnh của phương tiện tàu thuyền ngày càng trang bị tốt hơn.

– Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước về phát triền ngành thủy sản.

– Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.


Trắc nghiệm Địa 9 Bài 9 tuyển chọn

 Câu 1: Hiện nay vùng phát triển ngành thủy sản mạnh nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Duyên hải Nam Trung Bộ

D. Cả ba vùng trên

Câu 2: Loại rừng nào có thế tiến hành khai thác gỗ đi đôi với trồng mới?

A. Rừng sản xuất.

B. Rừng phòng hộ.

C. Rừng đặc dụng.

D. Tất cả các loại rừng trên.

Câu 3: Lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và có vai trò:

A. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.

B. Giữ gìn môi trường sinh thái.

C. Bảo vệ con người và động vật.

D. Thúc đẩy sự phát triển ngành chăn nuôi.

Câu 4: Nước ta gồm những loại rừng nào?

A. Rừng sản xuất, rừng sinh thái và rừng phòng hộ

B. Rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh và rừng đặc dụng

C. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất

D. Rừng sản xuất, rừng quốc gia và rừng phòng hộ

Câu 5: Cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho sản xuất là:

A. Rừng sản xuất

B. Rừng đặc dụng

C. Rừng nguyên sinh

D. Rừng phòng hộ

Câu 6: Các khu rừng đầu nguồn, các cánh rừng chắn cát bay ven biển,… thuộc loại rừng nào?

A. Rừng sản xuất.

B. Rừng đặc dụng.

C. Rừng nguyên sinh.

D. Rừng phòng hộ.

Câu 7: Nước ta có mấy ngư trường lớn trọng điểm:

A. 1     

B. 2

C. 3     

D. 4

Câu 8: Nước ta có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn là do:

A. Nước ta có nhiều cửa sông rộng lớn

B. Nước ta có những bãi triều, đầm phá

C. Có nhiều đảo, vũng, vịnh

D. Có nhiều sông, hồ, suối, ao,…

Câu 9: Nghề cá ở nước ta phát triển mạnh ở:

A. Trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

B. Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ

C. Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ

D. Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Câu 10: Sản lượng thủy sản nước ta tăng khá mạnh do:

A. Tăng số lượng tàu thuyền và tăng công suất tàu.

B. Tăng người lao động có tay nghề.

C. Tăng cường đánh bắt xa bờ.

D. Tăng số làng nghề làm tàu, thuyền và dựng cụ bắt cá.

Đáp án

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

B

A

B

C

A

Câu hỏi

6

7

8

9

10

Đáp án

D

D

C

C

A

    Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản trong SGK Địa lí 9. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

    Mời các bạn xem thêm các bài Giải Địa 9 trong Sách bài tậpVở bài tập tại đây nhé:

    icon-date
    Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021