logo

Soạn Địa 9 Bài 11 ngắn nhất: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

Soạn Địa 9 Bài 11 ngắn nhất: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp trong sách giáo khoa Địa lí 9. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

 Mục tiêu bài học

- Phân tích các nhân tố tự nhiên và kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta.


Tổng hợp lý thuyết Địa 9 Bài 11 ngắn gọn

1. Các nhân tố tự nhiên

Soạn Địa 9 Bài 11 ngắn nhất: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp (ảnh 2)

Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng quan trọng đến phát triển và phân bố sản xuất công nghiệp:

- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo cơ sở để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.

- Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

   + Khoáng sản phong phú: nhiên liệu (than, dầu khí), kim loại (sắt, thiếc..), phi kim loại (apaatit. pirit), vật liệu xây dựng (sét, đá vôi) thuận lợi phát triển công nghiệp năng lượng, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng.

   + Nguồn thủy năng có trữ lượng lớn → phát triển thủy điện.

   + Tài nguyên đất, nước, khí hậu, sinh vật thuận lợi cho sự phát triển nông – lâm – ngư nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

⇒ Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng.

   + Trung du miền núi Bắc Bộ nổi bật với công nghiệp khai khoáng, năng lượng…

   + Đông Nam Bộ khai thác dầu khí.

2. Các nhân tố kinh tế - xã hội

Các nhân tố kinh tế - xã hội quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp:

a. Dân cư và lao động

- Dân số đông → thị trường tiêu thụ lớn; thu nhập tăng và chất luợng cuộc sống được nâng cao nên → sức mua đang tăng lên.

- Nguồn lao động dồi dào, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật → Điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động và công nghệ cao, thu hút đầu tư nước ngoài.

b. Cơ sở vật chất – kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng

+ Trình độ công nghệ còn thấp.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ và chỉ phân bố tập trung ở một số vùng.

- Cơ sở hạ tầng, giao thông, bưu chính, điện năng đang từng bước được cải thiện.

c. Chính sách phát triển công nghiệp

- Thay đổi qua các thời kì lịch sử, ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển và phân bố công nghiệp.

- Hiện nay, gắn liền với kinh tế nhiều thành phần, thu hút đầu tư trong và ngoài nước; khuyến khích đầu tư nước ngoài; đổi mới cơ chế quản lí kinh tế và chính sách kinh tế đối ngoại.

d. Thị trường

- Thị trường trong nước khá rộng lớn, nhưng đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi hàng ngoại nhập.

- Nước ta có những lợi thế nhất định trong xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển, nhưng còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng.

- Sức ép của thị trường đã và đang làm cho cơ cấu công nghiệp trở nên đa dạng, linh hoạt hơn.


Hướng dẫn Soạn Địa 9 Bài 11 ngắn nhất

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 11 trang 39: Dựa vào bản đồ Địa chất- khoáng sản (trong Atlat Địa lý Việt Nam) hoặc bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét về ảnh hưởng của sự phân bố tài nguyên khoáng sản tới phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm?

Trả lời:

- Các tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

- Sự phân bố các loại tài nguyên khác nhau để tạo ra các thế mạnh về kinh tế khác nhau của từng vùng.

- Các ngành khai thác khoáng sản tài nguyên đóng vai trò quan trọng để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp như luyện kim đen, luyện kim màu. Nếu nơi nào gần mỏ nào thì có ngành công nghiệp của mỏ đó.

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 11 trang 40: Việc cải thiện hệ thống đường giao thông có ý nghĩa như thế nào với phát triển công nghiệp?

Trả lời:

Giao thông là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển của ngành công nghiệp.

- Hệ thống giao thông phát triển sẽ đảm bảo cho việc chở nguyên liệu, nhiên liệu cũng như các sản phẩm công nghiệp đến các cơ sở sản xuất cũng như đến nơi tiêu thụ từ đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp.

- Các nguồn tài nguyên của nước ta đều tập trung ở vùng núi, vùng sâu vùng xa. Vì vậy, để khai thác nguồn tài nguyên này thì hệ thống giao thông phải được đảm bảo để việc khai thác được thuận lợi hơn.

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 11 trang 41: Thị trường có ý nghĩa như thế nào với sự phát triển công nghiệp.

Trả lời:

Thị trường có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển công nghiệp

- Thúc đẩy công nghiệp phát triển, cơ cấu công nghiệp đa dạng và linh hoạt hơn.

- Sức ép thị trường, bị cạnh tranh gay gắt, thị trường nhiều biến động.

Soạn Bài 1 trang 41 ngắn nhất: Hãy sắp xếp các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội (được nêu trong bài) tương ứng với các yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp?

Trả lời:

- Yếu tố đầu vào: Nguyên, nhiên liệu; lao động, cơ sở vật chất - kĩ thuật hạ tầng, lao động, chính sách.

- Yếu tố đầu ra: Thị trường, chính sách.

Soạn Bài 2 trang 41 ngắn nhất: Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

Trả lời:

- Sự phát triển nông, ngư nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

- Cơ cấu nông, ngư nghiệp đa dạng làm cho các mặt hàng công nghiệp chế biến.

- Công nghiệp chế biến phân bố gần với những nơi có sản xuất nông, ngư nghiệp phát triển.


Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 9 Bài 11 hay nhất

Câu 1. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta.

Trả lời

a) Các nhân tố tự nhiên

– Tài nguyên thiên nhiên của nước ta đa dạng, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành. Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

+ Khoáng sản nhiên liệu (than, dầu, khí) là cơ sở để phát triển công nghiệp năng lượng, hoá chất; khoáng sản kim loại (quặng sắt, mangan, crôm, thiếc, chì, kẽm,…) là cơ sở để phát triển công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu; khoáng sản phi kim loại (apatỉt, ptrit, photphorit,…) là cơ sở cho phát triển công nghiệp hoá chất; các khoáng sản vật liệu xây dựng (sét, đá vòi,…) là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

+ Nguồn thủy năng dồi dào của các sông, suối là cơ sở tự nhiên cho phát triển công nghiệp năng lượng (thủy điện).

+ Tài nguyên đất nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật hiển là cơ sở để phát triển các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, từ đó cung cấp nguyên liệu phát triển cùng với ngành chế biến nông, lâm. thủy sản.

Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau của các vòng, Ví du. Trung du và cômiền núi Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật về công nghiệp khai khoáng, công nghiệp năng lượng (than, thủy điện, nhiệt điện).

b) Các nhân tố kinh tế xã hội

* Dân cư và nguồn lao động

Nước ta có số dân đông, sức mua đang tăng lên, thị hiếu cũng có nhiều thay đổi, vì khi thị trường trong nước ngày càng được chú trọng trong phát triển công nghiệp.

– Nguồn tao động dồi dào và có khả năng tỉếp thu khoa học kĩ thuật, tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động và cả một số ngành công nghệ cao. Đây cũng là một điều kiện hấp dẫn đầu tưnước ngoài vào công nghiệp.

* Cơ sở vật chất — kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng

– Nhìn chung, trình độ công nghệ cùa ngành công nghiệp nước ta còn thấp, hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao, mức tỉêu hao năng lượng và nguyên vật liệu còn lớn. Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ và chỉ phân bô lập trung ở một số vùng.

* Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện, nước,… đang từng bước được cải thiện, nhất là ở các vùng kinh tế trọng điểm, vì thê đã góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp ở những vùng này.

* Chính sách phát triển công nghiệp

– Chính sách phát triển công nghiệp ở nước ta thay đổi qua các thời kì lịch sử, có ảnh hưởng lâu dài lới sự phát triển và phân bố công nghiệp. Trước hết là chính sách công nghiệp hoá và các chính sách đầu tư phát ưiển công nghiệp.

– Trong giai đoạn hiện nay, chính sách công nghiệp đã gắn liền với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư nước ngoài và trong nước, đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại.

* Thị trường

* Công nghiệp chỉ có thể phát triển khi chiếm lĩnh được thị trường.

– Hàng công nghiệp nước ta có thị trường trong nước khá rộng lớn, nhưng ngay tại thị trường này cũng đang bị cạnh tranh ngày cảng quyết liệt bởi hàng ngoại nhập. Hàng công nghiệp nước ta có những lợi thế nhất định trong xuất  khẩu sang thị trường các nước công nghiệp phát triển, nhưng còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng,…

– Sức ép của thị trường đã và đang làm cho cơ cấu công nghiệp trở nên đa dạng, linh họat hơn.

Câu 2. Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Tại sao lại có sự phân hóa đó?

Trả lời

a) Họat động công nghiệp tập trung chủ yểu à một sô khu vực

– Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, họat động công nghiệp với chuyên môn hoá khác nhau lan tỏa theo nhiều hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch.

+ Hải Phòng – Hạ Long – cẩm Phả (cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng).

+ Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hoá học).+ Đông Anh – Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim).

+ Việt Trì – Lâm Thao (hoá chất, giấy).

+ Hoà Bình – Sơn La (thủy điện).

– Nam Định – Ninh Binh – Thanh Hoá (dệt - may, điện, vật liệu xây dựng).

– Ở Nam Bộ hình thành một dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung lâm công nghiệp hàng đầu cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một. Hướng chuyên môn hoá – đày rất đa dạng, trong đó có một vài ngành công nghiệp tương đối non trẻ, nhưniĩ phát triển mạnh như khai thác dầu khí, sản xuất điện, phân đạm từ khí.

Dọc theo Duyên hải miền Trung có các trung tâm công nghiệp như Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang…

– Ở những kha vực còn lại, nhất là vùng núi, công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc.

b) Nguyên nhân của sự phân hóa

Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là kết quả của sự tác động của hàng loạt nhân tố.

– Những khu vực tập trung công nghiệp năng lượng với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lý thuận lợi.

- Ở trung du và miền núi còn gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.


Trắc nghiệm Địa 9 Bài 11 tuyển chọn

Câu 1: Hiện nay điều kiện ít hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp nước ta là

A. Dân cư và lao động

B. Cơ sở vật chất kĩ thuật và hạ tầng

C. Chính sách phát triển công nghiệp

D. Thị trường

Câu 2: Nhiên liệu sử dụng trong công nghiệp gồm một số khoáng sản chủ yếu là:

A. sắt, đồng, chì, kẽm

B. than, dầu, khí đốt

C. apatit, phốt phorit

D. đá vôi, cao lanh, sét

Câu 3: Sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta phụ thuộc trước hết vào

A. Nhân tố tự nhiên

B. Nhân tố kinh tế - xã hội

C. Nhân tố đầu tư nước ngoài

D. Thị trường

Câu 4: Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sự phân bố công nghiệp là:

A. Địa hình

B. Khí hậu

C. Vị trí địa lý

D. Tài nguyên khoáng sản

Câu 5: Cơ sở để phát triển ngành công nghiệp trọng điểm là nguồn tài nguyên:

A. Quý hiếm

B. Dễ khai thác

C. Gần khu đông dân cư

D. Có trữ lượng lớn.

Câu 6: Các nhân tố có vai trò quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp của nước ta là:

A. Dân cư và lao động.

B. Thị trường, chính sách phát triển công nghiệp

C. Các nhân tố kinh tế - xã hội.

D. Cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng

Câu 7: Loại khoáng sản vừa là nguyên liệu vừa là nhiên liệu cho một số ngành khác là:

A. Mangan, Crôm

B. Than đá, dầu khí

C. Apatit, pirit

D. Tất cả các loại trên.

Câu 8: Địa phương nào sau đây là nơi tập trung trữ lượng và khai thác than lớn nhất nước ta hiện nay

A. Thái Nguyên

B. Vĩnh Phúc

C. Quảng Ninh

D. Lạng Sơn

Câu 9: Nước ta đông dân là một lợi thế để phát triển các ngành công nghiệp nhờ:

A. Nguồn lao động dồi dào

B. Khả năng tiếp thu khoa học, kỹ thuật nhanh

C. Thị trường tiêu thụ lớn

D. Tất cả các ý trên.

Câu 10: Nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn là cơ sở để phát triển mạnh ngành:

A. Công nghiệp dầu khí.

B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

C. Công nghiệp cơ khí và hoá chất.

D. Công nghiệp điện tử.

Đáp án

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

B

B

B

D

D

Câu hỏi

6

7

8

9

10

Đáp án

B

B

C

D

B

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp trong SGK Địa lí 9. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

Mời các bạn xem thêm các bài Giải Địa 9 trong Sách bài tậpVở bài tập tại đây nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021