logo

Soạn Địa 9 Bài 7 ngắn nhất: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Soạn Địa 9 Bài 7 ngắn nhất: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp trong sách giáo khoa Địa lí 9. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu bài học

- Phân tích được các nhân tố tự nhiên và kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta.


Tổng hợp lý thuyết Địa 9 Bài 7 ngắn gọn

1. Các nhân tố tự nhiên

Nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng.

a. Tài nguyên đất

- Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế của ngành nông nghiệp.

- Tài nguyên đất đa dạng, gồm 2 nhóm chính: đất phù sa và đất feralit

   + Đất phù sa: khoảng 3 triệu ha, tập trung tại các đồng bằng, thích hợp nhất với cây lúa nước, các loại cây ngắn ngày.

   + Đất feralit: trên 6 triệu ha, tập trung chủ yếu ở miền núi, cao nguyên thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, cây ăn quả) và một số cây ngắn ngày.

   + Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp là hơn 9 triệu ha. Sử dụng hợp lí tài nguyên đất có ý nghĩa to lớn đối với phát triển nông nghiệp nước ta.

- Thuận lợi: Cơ cấu cây trồng đa dạng; Nơi đất tập trung hình thành vùng chuyên môn hóa.

- Hạn chế: Diện tích đất nông nghiệp dần thu hẹp. Đất ngập mặn, nhiễm mặn, nhiễm phèn cần cải tạo lớn.

b. Tài nguyên khí hậu

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Phân hoá rõ rệt theo chiều bắc – nam, theo mùa và theo độ cao.

- Thuận lợi:

   + Cây trồng phát riển quanh năm.

   + Cơ cấu cây trồng đa dạng: cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

- Hạn chế:

   + Sâu bệnh dễ phát sinh, phát triển.

   + Khó khăn cho thu hoạch, ...

   + Gây ngập úng, sương muối, rét hại, hạn hán…

c. Tài nguyên nước

- Nguồn nước phong phú và có giá trị về thủy lợi: mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc, nước ngầm khá dồi dào.

- Thuận lợi: Cung cấp nguồn nước trồng lúa, nước tưới quan trọng.

- Hạn chế: lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán thiếu nước vào mùa khô cần xây dựng hệ thống thủy lợi hợp lí.

d. Tài nguyên sinh vật

Động, thực vật phong phú là cơ sở để thuần dưỡng, lai tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt.

2. Các nhân tố kinh tế – xã hội

Các điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng được cải thiện, có vai trò quyết định tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp.

a. Dân cư và lao động nông thôn

- Lao động tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, khoảng 60% (năm 2003).

- Lao động nông thôn giàu kinh nghiệm, gắn bó với đất đai, cần cù, sáng tạo trong lao động.

b. Cơ sở vật chất - kĩ thuật

- Cơ sở vật chất – kĩ thuật ngày càng hoàn thiện.

- Công nghiệp chế biến nông sản phát triển và góp phần tăng giá trị và khả năng cạnh tranh hàng nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh.

Soạn Địa 9 Bài 7 ngắn nhất: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp (ảnh 2)

Hình ảnh: Kênh mương nội đồng đã được kiên cố hóa

Soạn Địa 9 Bài 7 ngắn nhất: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp (ảnh 3)

Sơ đồ hệ thống hóa cơ sở vật chất – kĩ thuật trong nông nghiệp

c. Chính sách phát triển nông nghiệp

Là cơ sở động viên nông dân vươn lên làm giàu, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

Ví dụ như: phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, nông nghiệp hướng ra xuất khẩu…

d. Thị trường trong và ngoài nước

- Thị trường được mở rộng thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa về cơ cấu cây trồng.

- Khó khăn:

   + Sức mua thị trường trong nước còn hạn chế.

   + Biến động của thị trường xuất khẩu làm tăng tính rủi ro, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển một số cây trồng, vật nuôi quan trọng.


Hướng dẫn Soạn Địa 9 Bài 7 ngắn nhất

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 7 trang 24: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 8, hãy trình bày đặc điểm khí hậu ở nước ta.

Trả lời:

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa với nguồn nhiệt cao, độ ẩm lớn

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC.

+ Lượng mưa trung bình năm: 1500mm - 2000mm mưa tập trung theo mùa

+ Độ ẩm cao trên 80%

- Khí hậu chia làm 2 mùa:

+ Miền bắc: mùa nóng và mùa lạnh

+ Miền nam: mùa mưa và mùa khô.

- Khí hậu thay đổi từ bắc vào nam, từ đông sang tây, theo độ cao.

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 7 trang 25: Kể tên một số loại rau quả đặc trưng theo mùa hoạc tiêu biểu theo địa phương.

Trả lời:

- Vào mùa đông ở miền Bắc có: xà lách, su hào, xúp lơ, bắp cải,...

- Các loại rau quả đặc trưng cho địa phương: nhãn lồng Hưng Yên, Bưởi Đoan Hùng, Cam Cao Phong- Hòa Bình, Vải- Bắc Giang,....

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 7 trang 25: Tại sao thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta?

Trả lời:

Khí hậu nước ta mưa nhiều nhưng lại tập trung theo mùa nên các công trình thủy lợi có vai trò rất quan trọng trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta, giúp cung cấp nước về mùa khô, tiêu và thoát nước về mùa mưa.

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 7 trang 26: Kể tên một số cơ sở vật chất - kĩ thuật trong nông nghiệp để minh họa rõ hơn sơ đồ trên.

Trả lời:

Tên một số cơ sở vật chất - kĩ thuật trong nông nghiệp: Hệ thuống kênh mương thủy lợi, các trung tâm giống vật nuôi cây trồng, các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, các trung tâm dịch vụ giống bảo vệ thực vật, các máy móc như máy cày, bừa, …

Soạn Bài 1 trang 27 ngắn nhất: Phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta.

Trả lời:

Những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta

- Tài nguyên đất: đa dạng gồn 2 nhóm chủ yếu là đất feralit thích hợp trồng các cây công nghiệp lâu năm và đất phù sa thích hợp trồng cây lương thực, rau đậu và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Tài nguyên khí hậu: khí hậu nhiệt đới gio mùa với nguồn nhiệt cao, độ ẩm lớn thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi. Khí hậu thay đổi từ bắc vào nam làm cho cơ cấu mùa vụ của các vùng có sự khác nhau, ở miền bắc có thể trồng các cây vụ đông.

- Tài nguyên nước phong phú, cung cấp nước cho phát triển nông nghiệp.

- Tài nguyên sinh vật phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các cây trồng, vật nuôi; nguồn lợi thủy hải sản phong phú,...

Soạn Bài 2 trang 27 ngắn nhất: Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.

Trả lời:

Sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp:

- Nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

- Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản.

- Thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu, có thể xâm nhập vào thị trường khó tính như EU.

- Thúc đẩy sự phát triển các vùng chuyên canh với quy mô lớn.

- Nhờ sự hỗ trợ tích cực của công nghiệp chế biến, ngành nông nghiệp nước ta trở thành ngành sản xuất hàng hoá.

Soạn Bài 3 trang 27 ngắn nhất: Cho những ví dụ cụ thể để thấy rõ vai trò của thị trường đối với tình hình sản xuất nông sản ở địa phương em.

Trả lời:

Thị trường có vai trò trong điều tiết sản xuất nông nghiệp, giúp thúc đẩy quy mô mở rộng sản xuất, ngược lại những tác động tiêu cự từ phía tị trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp:

Ví dụ:

- Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu cá tra, cá ba sa sang các thị trường trong và ngoài nước, nhờ thị trường này càng mở rộng nên diện tích nuôi trồng cá tra cá ba sa của vùng tăng lên rất nhanh. Tuy nhiên những yêu cầu về nhu cầu chất lượng ở các thị trường khó tính như Nhật Bản, Eu cũng ảnh hưởng lớn đến đến việc sản xuất cá tra, cá ba sa của vùng.


Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 9 Bài 7 hay nhất

Câu 1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta.

Trả lời

a) Các nhân tố tự nhiên

Sự phát triển và phân bố nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các tài nguyên: đất, khí hậu, nước và sinh vật.

* Tài nguyên đất

– Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thê được của ngành nông nghiệp.

– Tài nguyên đất ở nước ta khá đa dạng. Hai nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất là đất phù sa và đất feralit.

+ Đất phù sa có diện tích khoảng 3 triệu ha thích hợp nhất với cây lúa nước và nhiều loại cây ngắn ngày khác, tập trung ở đồng bằng sông Hồng, đồng hằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung.

+ Đất feralit chiếm diện tích trên 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi, thích hựp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, chè, cao su, cây ăn quả và một số cây ngắn ngày như sắn, ngô, đậu tương,…

– Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp ở nước ta là hơn 9 triệu ha.

* Tài nguyên khí hậu

– Nước ta có khí hậu nhiệt đới giổ mùa ẩm. Nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng từ hai đến ba vụ lúa và rau, màu trong một năm; nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển tốt.

– Khí hậu nước ta có sự phân hoá rõ rệt theo chiều bắc – nam, theo mùa và theo độ cao. Vì vậy, ở nước ta có thể trồng được từ các loại cây nhiệt đđi cho đến một số cây cận nhiệt và ôn đới. Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây ưồng cũng khác nhau giữa các vùng.

– Tuy nhiên bão, gió Tây khô nóng, sự phát triển của sâu bệnh trong điều kiện khí hậu nóng ẩm và các thiên tai khác như sửđng muối, rét hại,… gây tổn thất không nhỏ cho nông nghiệp.

* Tài nguyên nước

– Nước ta có mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc. Các hệ thống sông đều có giá trị đáng kể về thuý lợi. Nguồn nước ngầm cũng khá dồi dào. Đây là nguồn nước iưới rất quan Irọng, nhâl là vào mùa khô; điển hình là ở các vùng chuyên canh cây công nghiệp của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

– Tuy nhiên ở nhiều lưu vực sông, lũ lụt gây thiệt hại lớn về mùa màng, tính mạng và tài sản của nhân dân; còn về mùa khô lại thường bị cạn kiệt, thiếu nước tưđi.

* Tài nguyên sinh vật

Nước ta có tài nguyên thực động vật phong phú, là cơ sỡ đổ nhân dân ta thuần dưỡng, lạo nên các giống cây trồng, vật nuôi; trong đó nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với các điều kiện sinh thái của từng địa phương.

b) Các nhân tố kinh tế- xã hệi

* Dân cư và tao động nông thôn

– Năm 2003, nước ta có khoảng 74% dân số sống ở vùng nông thôn và trên 60% tao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.

– Người nông dân Việt Nam giàu kinh nghiệm sản xuâl nông nghiệp, gắn bó với đất đai; khi có chính sách thích hợp khuyến khích sản xuấl ihì người nông dân phát huy được bản chất cần cù, sáng tạo của mình.

* Cơ sở vật chất – kĩ thuật

– Các cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ trồng trọi, chăn nuôi ngày càng được hoàn thiện. Đó là hệ thống thuý lợi, hệ thống dịch vụ Irồng trọt, hệ thống dịch vụ chăn nuôi,…

– Công nghiệp chế biến nông sản được phát triển và phân bố rộng khắp đã góp phần tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định và phát triển các vùng chuyên canh.

* Chính sách phát triển nông nghiệp

Những chính sách mới của Đảng và Nhà nước là cơ sở để động viên nông dân vươn lên làm giàu, thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp. Một số chính sách cụ thể là: phát triển kinh lế hệ gia đình, kinh  tế trang trại, nông nghiệp hướng ra xuất khẩu,…

* Thị trường trong và ngoài nước

Thị trường được mở rộng đã thúc đẩy sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, do sức cạnh tranh của thị trường trong nước còn hạn chê ncn việc chuyển đổi cơ câu nông nghiệp ở nhiều vùng còn khó khăn. Biến động của thị trường xuất khẩu nhiều khi ảnh hưởng xâu tới sự phát triển mộl số cây trồng quan trọng như cà phô, cao su, rau quả,… một số thuý hải sản,…

Câu 2. Nêu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta.

Trả lời

a) Thuận lợi

– Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cho cây côi xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có Ihể trồng từ hai đến ba vụ lúa và rau, màu trong một năm; cây trồng, vật nuôi đa dạng.

– Khí hậu nước ta có sự phân hoá rõ rệt theo chiều bắc – num, Iheo mùa và theo độ cao. Vì vậy, ở nước ta có thể trồng đưực từ các loại cây nhiệt đới cho đến một số cây cận nhiệt và ôn đới. Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng cũng khấc nhau giữa các vùng.

b) Khó khăn

– Nhiều thiên tai thường xuyên xảy ra (bão, lũ lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng, sương muối,…) gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

– Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát triển gây hại cho cây trồng, vật nuôi.


Trắc nghiệm Địa 9 Bài 7 tuyển chọn

Câu 1: Tài nguyên sinh vật có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp vì:

A. Cây trồng và vật nuôi là đối tượng hoạt đọng của nông nghiệp.

B. Sinh vật là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của nông nghiệp.

C. Đây là nguồn cung cấp hữu cơ để tăng độ phì cho đất.

D.Thực vật là nguồn thức ăn quan trọng phục vụ chăn nuôi.

Câu 2: Tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp là:

A. Đất đai                

B.Khí hậu          

C. Nước          

D. Sinh vật

Câu 3: Nhân tố quyết định đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp là:

A. nhân tố kinh tế – xã hội             

B. Sự phát triển công nghiệp

C. Yếu tố thị trường                                        

D.  Tất cả các yếu tố trên.

Câu 4: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là:

A. Phù sa                                            

B. Mùn núi cao

C. Feralit                                            

D.  Đất cát ven biển.

Câu 5: Biện pháp quan trọng hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp nước ta là:

A. Chọn lọc lai tạo giống         

B. Sử dụng phân bón thích hợp

C. Tăng cường thuỷ lợi            

D. Cải tạo đất, mở rộng diện tích.

Câu 6: Nước ta có thể trồng từ 2 đến 3 vụ lúa và rau trong môt năm là nhờ:

A. Có nhiều diện tích đất phù sa.                                

B. Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. Có mạng lưới sông ngòi, ao,hồ dày đặc.                

D. Có nguồn sinh vật phong phú.

Câu 7: Khu vực có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta là

A.Các vùng trung du và miền núi                 

B. Vùng Đồng bằng Sông Hồng

C. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.               

D. Các đồng bằng ở duyên hải miền trung.

Câu 8: Tài nguyên nước ở nước ta có một nhược điểm lớn là

A. Chủ yếu là nước trên mặt, nguồn nước ngầm không có.

B. Phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ.

C. Phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.

D. Khó khai thác để phục vụ nông nghiệp vì hệ thóng đê ven sông.

Câu 9: Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta vì:

A. Nông nghiệp nước ta mang tính chất mùa vụ.

B. Nguồn nước phân bố không đồng đều trong năm.

C. Nông nghiệp nước ta chủ yếu là trồng lúa.

D. Tài nguyên nước của nước ta hạn chế, không đủ cho sản xuất.

Câu 10: Nhân tố đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển nông nghiệp là

A. Nhân tố kinh tế - xã hội

B. Nhân tố tự nhiên

C. Nhân tố thị trường

D. Dân cư - lao động

Đáp án

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

A

A

A

C

C

Câu hỏi

6

7

8

9

10

Đáp án

B

B

C

B

B

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp trong SGK Địa lí 9. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

Mời các bạn xem thêm các bài Giải Địa 9 trong Sách bài tậpVở bài tập tại đây nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021