logo

Soạn Địa 8 Bài 12 ngắn nhất: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á

Soạn Địa 8 Bài 12 ngắn nhất: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á - Toploigiai

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 12. Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á trong sách giáo khoa Địa lí 8. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu bài học

- Nắm vững vị trí địa lí, tên các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông Á.

- Nắm được các đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên của khu vực.

- Nắm được cơ bản 2 bộ phận của Đông Á, tên các sông lớn.


Hướng dẫn Soạn Địa 8 Bài 12 ngắn nhất

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 12 trang 41 

Dựa vào hình 12.1, em hãy cho biết:

- Khu vực Đông Á bao gồm những quốc gia và vùng lãnh thổ nào?

- Các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á tiếp giáp với các biển nào?

Trả lời:

- Khu vực Đông Á gồm: Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản và lãnh thổ Đài Loan.

- Tiếp giáp với các biển: biển Nhật Bản, biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông, biển Đông.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 12 trang 42

Dựa vào hình 12.1, em hãy cho biết phần đất liền của Đông Á có những dãy núi, sơn nguyên, bồn địa và những đồng bằng lớn nào?

Trả lời:

- Dãy núi: Thiên Sơn, Côn Luân, Hi-ma-lay-a, Đại Hưng An và Tần Lĩnh.

- Sơn nguyên: Tây Tạng.

- Bồn địa: Duy Ngô Nhĩ, Ta-rim, Tứ Xuyên.

- Đồng bằng: Tùng Hoa, Hoa Bắc và Hoa Trung.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 12 trang 42

Dựa vào hình 12.1, em hãy nêu tên các sông lớn ở Đông Á và nơi bắt nguồn của chúng.

Trả lời:

- Sông Hoàng Hà và sông Trường Giang bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng.

- Sông A-mua bắt nguồn từ dãy Đại Hưng An.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 12 trang 42

Dựa vào hình 4.1 và 4.2, em hãy nhắc lại các hướng gió chính ở Đông Á về mùa đông và mùa hạ.

Trả lời:

- Mùa đông: hướng Tây Bắc.

- Mùa hạ: hướng Đông Nam.

Bài 1 trang 43 Địa Lí 8

Em hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á.

Trả lời:

- Phần đất liền: phía tây là núi, sơn nguyên cao và bồn địa rộng lớn; phía đông là vùng đồi thấp xen các đồng bằng châu thổ rộng.

- Phần hải đảo: chủ yếu là núi trẻ.

Bài 2 trang 43 Địa Lí 8

Hãy nêu những điểm giống và khác nhau của hai con sông Hoàng Hà và Trường Giang.

Trả lời:

- Giống nhau:

+ Là hai sông lớn của Trung Quốc, bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng chảy về phía đông và đổ ra biển.

+ Nguồn cung cấp nước là do băng tuyết tan.

+ Có lũ lớn vào hè thu và cạn vào đông xuân.

+ Bồi đắp nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn.

- Khác:

+ Sông Trường Giang: có chiều dài lớn hơn, bồi đăp cho đồng bằng Hoa Trung và đổ ra biển Hoa Đông.

+ Sông Hoàng Hà: bồi đắp cho đồng bằng Hoa Bắc và đổ ra biển Hoàng Hải, chế độ nước thất thường gây ra nhiều thiệt hại lớn.

Bài 3 trang 43 Địa Lí 8

Hãy phân biệt sự khác nhau về khí hậu giữa các phần của khu vực Đông Á. Điều kiện khí hậu đó có ảnh hưởng đến cảnh quan như thế nào?

Trả lời:

- Phía đông khu vực Đông Á:

+ Khí hậu: gió thổi theo mùa, mùa đông gió tây bắc khô lạnh, (vùng quần đảo Nhật Bản vẫn có mưa), mùa hè gió đông nam mát ẩm, mưa nhiều.

+ Cảnh quan: rừng gió mùa ẩm.

- Phía tây khu vực Đông Á:

+ Khí hậu có tính chất lục địa khô hạn.

+ Cảnh quan: thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc.


Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 8 Bài 12 hay nhất

Câu 1. Em hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau của hai sông Hoàng Hà và Trường Giang.

a) Giống nhau
– Đều bắt nguồn trên sơn nguyên Tây Tạng, chảy về phía đông, đổ ra các biển thuộc Thái Bình Dương.
– ớ hạ lưu, hai sông bồi đắp Thành những đồng bằng rộng, màu mờ.
– Nguồn cung cấp nước đều do băng tuyết lan và mưa gió mùa vào mùa hạ.
– Hai sông đều có lũ lớn vào cuối hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân.
b) Khác nhau
– Chiều dài: sông Hoàng Hà dài 4845 km, sông Trường Giang dài 5800 km.
– Sông Hoàng Hà đổ ra biển Hoàng Hải, sông Trường Giang đổ ra Biển Hoa Đông.
– Chế độ nước:
+ Sông Hoàng Hà có chế độ nước thất thường.
+ Sông Trường Giang có chế độ nước tương đối điều hòa.

Câu 2. Giải thích tại sao sông Hoàng Hà có chế độ nước thất thường, còn sông Trường Giang có chế độ nước tương đối điều hòa?

– Sông Hoàng Hà có chế độ nước thất thường vì nó chảy qua các vùng khí hậu khác nhau: thượng nguồn thuộc khí hậu núi cao, trung lưu chảy qua cao nguyên Hoàng Thổ thuộc khí hậu cận nhiệt lục địa khô hạn, còn ở hạ lưu chảy trong miền đồng hằng thuộc khí hậu cận nhiệt gió mùa. Về mùa đông, lưu lượng nước rất nhỏ, nhưng đến mùa hạ do tuyết và băng tan ở thượng nguồn và mưa gió mùa ở hạ lưu nên lưu lượng nước rất lớn. Lưu lượng nước chênh lệch giữa thời kì lũ lớn nhất với thời kì cạn nhất có thể gấp tới 88 lần, vì thế ở vùng hạ lưu thường hay xảy ra lũ lụt lớn.
– Sông Trường Giang có chế độ nước tương đối điều hòa. Nguyên nhân do phần trung và hạ lưu sông chảy qua phần phía nam Trung Quốc với khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. về mùa hạ có mưa nhiều, nhưng về mùa đông ở đây vẫn có mưa do hoạt động của khí xoáy. Lưu lượng nước thời kì lũ lớn nhất so với thời kì cạn nhất chỉ chênh nhau chưa đến 3 lần.

Câu 3. Nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á.

– Phần đất liền:
+ Nửa phía tây phần đất liền có nhiều hệ Ihông núi, sơn nguyên cao, hiếm trở và các hồn địa rộng.
+ Nửa phía đông phần đất liền là các vùng đồi, núi thấp xen các đồng hằng rộng và bằng phang.
– Phần hải đảo là miền núi trẻ, thường có động đất và núi lửa hoạt động.

Câu 4. Phân biệt sự khác nhau về khí hậu giữa các phần của khu vực Đông Á. Điều kiện khí hậu đó có ảnh hưởng như thế nào đến cảnh quan?

– Nửa phía đông phần đất liền và phần hải đảo:
+ Khí hậu: trong năm có hai mùa gió khác nhau. Mùa đông có gió mùa tây bắc, thời tiết khô và lạnh; riêng ở Nhật Bản, do gió tây bắc đi qua biển nên vẫn có mưa. Vào mùa hạ có gió mùa đông nam từ biển vào, thời tiết mát, ẩm và mưa nhiều.
+ Cảnh quan: rừng là chủ yếu.
– Nửa phía tây phần đất liền (tức Tây Trung Quốc):
+ Khí hậu: do vị trí nằm sâu trong nội địa, gió mùa từ biển không xâm nhập vào được, khí hậu quanh năm khô hạn.
+ Cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 28/07/2023