logo

Soạn Địa 8 Bài 9 ngắn nhất: Khu vực Tây Nam Á

Soạn Địa 8 Bài 9 ngắn nhất: Khu vực Tây Nam Á - Toploigiai

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 9. Khu vực Tây Nam Á trong sách giáo khoa Địa lí 8. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu bài học

Trình bày được đặc điểm nổi bậc về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á.


Hướng dẫn Soạn Địa 8 Bài 9 ngắn nhất

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 9 trang 29

Dựa vào hình 9.1, em hãy cho biết khu vực Tây Nam Á:

- Tiếp giáp với các vịnh, biển, các khu vực và châu lục nào.

- Nằm trong khoảng các vĩ độ nào?

Trả lời:

- Tiếp giáp các vịnh biển: Địa Trung Hải, Biển Đen, Biển Ca-xpi, Biển A-rap, Vịnh Péc-xích và Biển Đỏ.

- Tiếp giáp các châu lục: khu vực Trung Á, khu vực Nam Á và châu Phi.

- Tây Nam Á nằm trong khoảng từ 43oB đến 13oB.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 9 trang 30

Dựa vào hình 9.1, em hãy cho biết các miền địa hình từ đông bắc xuống tây nam của khu vực Tây Nam Á.

Trả lời:

- Phía Bắc là các dãy núi cao trên 2000m chạy hướng tây bắc đông nam và các sơn nguyên.

- Ở giữa là miền đồng bằng bao quanh vịnh Péc-xích.

- Phía nam là sơn nguyên A-ráp.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 9 trang 30 

Dựa vào hình 9.1 và 2.1, em hãy kể tên các đới và kiểu khí hậu của Tây Nam Á.

Trả lời:

- Đới khí hậu cận nhiệt: kiểu cận nhiệt Địa Trung Hải, kiểu cận nhiệt lục địa, kiểu núi cao.

- Đới khí hậu nhiệt đới: kiểu nhiệt đới khô.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 9 trang 31

Quan sát hình 9.3, em hãy cho biết khu vực Tây Nam Á bao gồm các quốc gia nào?

Kể tên quốc gia có diện tích lớn nhất và quốc gia có diện tích nhỏ nhất.

Trả lời:

- Các quốc gia: Thổ nhĩ Kì, Ác-mê-ni-a, Gru-đi-a, A-dec-bai-gian, Síp, Li-băng, Xi-ri, I-rắc, I-ran, áp-ga-nis-xtan, I-xra-ren, Pa-le-xtin, Giooc-nan-đi, Cô-oét, Ả-rập Xê-út, ba-ranh, Ca-ta, Ô-man, Y-ê-men.

- Quốc gia có diện tích lớn nhất là Ả-rệp Xê-út, quốc gia nhỏ nhất là Ba-ranh.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 9 trang 31

Dựa trên các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, Tây Nam Á có thể phát triển các ngành kinh tế nào? Vì sao lại phát triển các ngành đó?

Trả lời:

- Tây Nam Á có thể phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ, bởi đây là khu vực có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 9 trang 31

Dựa vào hình 9.4, cho biết Tây Nam Á xuất khẩu dầu mỏ đến các khu vực nào?

Trả lời:

- Tây Nam Á xuất khẩu dầu mỏ đến châu Âu, Bắc Mĩ, Đông Á và châu Úc.

Bài 1 trang 32 Địa Lí 8

Tây Nam Á có đặc điểm vị trí địa lý như thế nào?

Trả lời:

- Tây Nam Á thuộc các đới khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, xung quanh là các biển và vịnh biển.

- Vị trí địa lý mang tính chiến lược khi nằm trên đường giao thông quốc tế, và án ngữ giữa ba châu lục Á, Âu và Phi.

Bài 2 trang 32 Địa Lí 8

Các dạng địa hình chủ yếu của Tây Nam Á phân bố như thế nào?

Trả lời:

- Địa hình núi cao phân bố ở phía bắc và đông bắc.

- Vùng trung tâm là là đồng bằng Lưỡng Hà.

- Phía nam là sơn nguyên A-rap.

Bài 3 trang 32 Địa Lí 8

Nêu những khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực.

Trả lời:

- Khu vực thường xuyên xảy ra những cuộc xung đột, tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc trong và ngoài khu vực.

- Sự mất ổn định về chính trị đã gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội.


Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 8 Bài 9 hay nhất

Câu 1. Giải thích tại sao khu vực Tây Nam Á tuy nằm sát biển, nhưng nói chung lại có khí hậu khô hạn và nóng?

– Khu vực Tây Nam Á tuy nằm sát biển, nhưng nói chung lại có khí hậu khô hạn và nóng là do quanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí nhiệt đới khô, nên có lượng mưa rất nhỏ, dưới 300 mm/năm. Trong đó nhiều vùng chỉ từ 50 – 100 mm/năm, riêng vùng ven Địa Trung Hải có lượng mưa từ 1000 – 1500 mm/năm.

Câu 2. Nêu đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị của khu vực Tây Nam Á.

– Tây Nam Á có dân số khoảng 286 triệu người, phần lớn là người A-rập và theo đạo Hồi là chủ yếu, sinh sống tập trung tại các vùng ven biển, các thung lũng có mưa, các nơi có thể đào được giếng lấy nước.
– Trước đây, đại bộ phận dân cư làm nông nghiệp: trồng lúa gạo, lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục và dệt thảm.
– Ngày nay, công nghiệp và thương nghiệp phát triển, nhất là công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ. Hằng năm các nước khai thác hơn 1 tỉ tấn dầu, chiếm khoảng 1/3 sản lượng dầu thế giới. Dân thành phố ngày càng đông, tỉ lệ dân thành thị cao chiếm khoảng 80 – 90% dân số, nhất là ở I-xra-en, Cô-oét, Li-băng.
– Với nguồn tài nguyên giàu có, lại có vị trí chiến lược quan trọng – nơi qua lại giữa 3 châu lục, giữa các vùng biển, đại dương, nên từ thời xa xưa đến nay, đây vẫn là nơi đã xảy ra những cuộc tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực.
– Sự không ổn định về chính trị đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và đời sống của các nước trong khu vực.

Câu 3. Tại sao Tây Nam Á được coi là “điểm nóng ” của thế giới? Nêu nguyên nhân, hậu quả và giải pháp.

a) Tây Nam Á được coi là “điểm nóng” của thế giới vì:
– Có vị trí chiến lược quan trọng: nằm ở ngã ba của ba châu lục Á – Âu – Phi.
– Giàu tài nguyên: dầu mỏ và khí tự nhiên nhất thế giới, nhiều nhất ở vùng vịnh Péc-xich.
– Thường xuyên xảy ra xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố
– Là nơi cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc
b) Nguyên nhân:
– Do mâu thuẫn về quyền lợi (đất đai, nguồn nước, dầu mỏ,…).
– Do các định kiến về dân tộc, tôn giáo, văn hóa và các vấn đề thuộc lị ch sử.
– Do sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài.
c) Hậu quả:
– Gây mất ổn định ở mỗi quốc gia trong khu vực và làm ảnh hưởng tới các khu vực khác.
– Đời sống nhân dân bị đe dọa và không được cải thiện.
– Kinh tế bị hủy hoại và chậm phát triển.
– Ảnh hưởng đến giá dầu trên thế giới.
– Môi trường bị hủy hoại nặng nề.
d) Giải pháp
– Xóa bỏ mâu thuẫn về quyền lợi đất đai, nguồn nước, dầu mỏ, tài nguyên, môi trường sống.
– Xóa bỏ các định kiến về dân tộc, tôn giáo, văn hóa và các vấn đề lịch sử.
– Xóa bỏ sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài.
– Nâng cao sự bình đẳng, dân chủ và một sống của người dân, giải quyết nạn đói nghèo.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 28/07/2023