logo

Soạn Địa 8 Bài 10 ngắn nhất: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á

Soạn Địa 8 Bài 10 ngắn nhất: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á - Toploigiai

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 10. Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á trong sách giáo khoa Địa lí 8. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu bài học

- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Nam Á.

-  Phân tích ảnh địa lí, đọc lược đồ tự nhiên, lược đồ phân bố mưa ở khu vực Nam Á.

- Ý thức bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật


Hướng dẫn Soạn Địa 8 Bài 10 ngắn nhất

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 10 trang 34 

Dựa vào hình 10.1, em hãy:

- Nêu đặc điểm vị trí địa lý của khu vực Nam Á.

- Kể các miền địa hình chính từ bắc xuống nam.

Trả lời:

- Nằm ở rìa phía nam lục địa Á – Âu.

- Phía Tây giáp biển A-rap, phía Đông giáp vịnh Ben-gan, phía Nam giáp Ấn Độ Dương và phía Bắc giáp khu vực Trung Á.

- Các miền địa hình chính: Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ, ở giữa là đồng bằng Ấn Hằng rộng lớn và phía nam là sơn nguyên Đê-can.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 10 trang 34

Quan sát hình 10.2 kết hợp với kiến thức đã học, em hãy cho biết khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong đới khí hậu nào?

Trả lời:

Khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 10 trang 34

Dựa vào hình 10.2, em có nhận xét gì về sự phân bố mưa ở khu vực Nam Á?

Trả lời:

- Lượng mưa ở khu vực Nam Á phân bố không đều.

- Những vùng có mưa lớn trên 1000m ở sườn đông nam Hi-ma-lay-a, vùng châu thổ sông Hằng và ven biển phía tây nam Ấn Độ.

- Vùng mưa ít nằm sâu trong nội địa thuộc sơn nguyên Đê-can, vùng tây bắc Ấn Độ, hạ lưu sông Ấn.

Bài 1 trang 36 Địa Lí 8

Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm của mỗi miền.

Trả lời:

- Nam Á có ba miền địa hình:

- Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao đồ sộ, chạy theo hướng tây bắc – đông nam dài gần 2600km.

- Ở giữa là đồng bằng Ấn – Hằng rộng lớn, bằng phẳng chiều dài hơn 3000km và rộng gần 400km.

- Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng.

Bài 2 trang 36 Địa Lí 8 

Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á.

Trả lời:

- Nguyên nhân lượng mưa phân bố không đều là do ảnh hưởng của địa hình:

- Phía bắc có dãy Hi-ma-lay-a chắn gió mùa tây nam, khiến mưa lớn sườn nam, và khô hạn ở sườn bắc.

- Miền đồng Ấn-Hằng nằm giữa dãy Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can tựa như một lòng máng đón gió tây nam gây mưa lớn ở vùng đồng bằng và vùng chân núi tây bắc.

- Dãy núi Gát Tây chắn gió mùa tây nam nên vùng biển phía Tây Ấn độ mưa lớn hơn vùng sơn nguyên Đê-can.

Bài 3 trang 36 Địa Lí 8

Hãy cho biết các sông và cảnh quan tự nhiên chính của Nam Á.

Trả lời:

- Các sông chính: Sông Ấn, sông Hằng và sông Bra-ma-pút.

- Cảnh quan: Rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và núi cao.


Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 8 Bài 10 hay nhất

Câu 1. Giải thích tại sao Nam Á có dân số đông, mật độ dân số cao nhất ở châu Á?

Nam Á có dân số đông, mật độ dân số cao nhất ở châu Á là do:
– Có các điều kiện tự nhiên thuận lợi:
+ Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và đời sống.
+ Có các đồng bằng phù sa màu mỡ, rộng lớn và dải đồng bằng ven biển. Trên cao nguyên Đê-can rộng lớn có thể trồng cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ. Nam Á có nhiều sông lớn (sông Ân, sông Hằng,…), nguồn nước dồi dào thuận lợi cho cư trú và sản xuất,…
– Có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao.
– Trình độ phát triển nhanh của lực lượng sản xuất.
– Có nền nông nghiệp sớm phát triển, đặc biệt là trồng lúa nước đòi hỏi nhiều lao động; sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp và dịch vụ.
– Có lịch sử khai thác lãnh thổ sớm, là cái nôi của nền văn minh cổ đại (lưu vực sông Ấn – Hằng), nơi ra đời của các tôn giáo lớn (Ấn Độ giáo, đạo Phật,…). Tín ngưỡng tôn giáo cùng với quan niệm trọng nam khinh nữ và thích đông con đang tồn tại ở các vùng nông thôn Nam Á cũng là nguyên nhân làm cho khu vực này có dân số đông.

Câu 2. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế khu vực Nam Á.

* Thuận lợi
– Có vị trí chiến lược quan trọng: nằm án ngữ đường giao thông quốc tế từ Địa Trung Hải qua Ân Độ Dương sang Thái Bình Dương và ngược lại, lại có nhiều cảng hàng không và cảng biển lớn, Nam Á có nhiều thuận lợi trong việc thông thương và mở rộng hợp tác quốc tế.
– Đồng bằng Ấn – Hằng rộng lớn, màu mỡ thuận lợi phát triển nông nghiệp (trồng cây lương thực, cây ăn quả,…). Dọc bờ biển có dải đồng bằng hẹp nhưng tương đối màu mỡ thích hợp với việc trồng các loại cây nhiệt đới. Cao nguyên Đê-can rộng lớn, ít mưa thích hợp với việc trồng các loại cây chịu hạn.
– Trên các sơn nguyên, vùng chân núi có các đồng cỏ thuận lợi phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ (trâu, bò, ngựa, dê,…).
– Có các hệ thống sông lớn như sông Hằng, sông Ấn,… nguồn nước dồi dào, góp phần cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước cho hoạt động công nghiệp, tạo điều kiện phát triển giao thông vận tải đường sông, nuôi trồng thủy sản, du lịch,… Ngoài nguồn nước mặt, ở Nam Á còn có nguồn nước ngầm phong phú, có giá trị lớn trong việc cung cấp nước tưới vào mùa khô. Các sông bắt nguồn và chảy trong khu vực miền núi có giá trị thủy điện.
– Khí hậu đa dạng, phân hóa (theo bắc – nam, độ cao địa hình và theo mùa), nhưng chủ yếu là khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn vào mùa gió mùa Tây Nam, tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng nông sản.
– Phía nam Nam Á, đặc biệt là bán đảo Ấn Độ tiếp giáp với biển A-ráp, vịnh Ben-gan, Ân Độ Dương rộng lớn, tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế biển (đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản biển, làm muối, du lịch biển – đảo,…).
– Khoáng sản nổi bật ở Nam Á là dầu mỏ, than đá, sắt, mangan,… tạo điều kiện để phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.
– Trên các vùng núi (Hi-ma-lay-a, Gát Tây, Gát Đông) và sơn nguyên (tây bắc Nam Á, Đê-can) với hệ đất feralit thuận lợi cho cây rừng phát triển, cung cấp gỗ cho xây dựng, công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất giấy, bột xenlulô.. Ngoài gỗ, rừng còn cung cấp các loại lâm sản khác như nguồn thực phẩm (nấm, mật ong,…), dược liệu quý,…
* Khó khăn
– Thiếu nước nghiêm trọng về mùa khô, nhất là ở các vùng núi, sơn nguyên.
– ở các vùng núi, sơn nguyên, địa hình bị chia cắt mạnh, đất dễ bị xói mòn, rửa trôi khi có mưa lớn, đặc biệt là những nơi lớp phủ thực vật không còn. Việc phát triển giao thông, đi lại, khai thác tài nguyên, tổ chức sản xuất ở vùng núi, sơn nguyên gặp nhiều khó khăn.
– Miền núi cũng là nơi thường xảy ra các thiên tai như: lũ quét, xói mòn, trượt lở đất, rét đậm, rét hại, sương muối về mùa đông,…

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 28/07/2023