logo

Soạn Địa 8 Bài 15 ngắn nhất: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á

Soạn Địa 8 Bài 15 ngắn nhất: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á - Toploigiai

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 15. Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á trong sách giáo khoa Địa lí 8. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu bài học

- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của Đông Nam Á.

- Củng cố và phát triển kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ về dân cư.

- Phân tích bảng thống kê về dân số.

- Có nhận thức đúng về dân số trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Xây dựng tinh thần hợp tác giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập, sinh hoạt cộng đồng.


Hướng dẫn Soạn Địa 8 Bài 15 ngắn nhất

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 15 trang 51

Qua bảng số liệu 15.1, so sánh số dân, mật độ dân số trung bình tỉ lệ tăng dân số hàng năm của khu vực Đông Nam Á so với châu Á và thế giới?

Trả lời:

- Dân số Đông Nam Á chiếm 14,2% dân số châu Á và 8,6% dân số thế giới.

- Mật độ dân số trung bình của khu vực Đông Nam Á là 119 người/km2, cao gấp 2 lần mật độ dân số thế giới và tương đương với mật độ dân số châu Á.

- Tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn so với châu Á và thế giới.

Giải bài tập Địa Lí 8 Bài 15 trang 51

Dựa vào hình 15.1 và bảng 15.2 hãy cho biết:

- Đông Nam Á có bao nhiêu nước? Kể tên các nước và thủ đô từng nước.

- So sánh diện tích, dân số của nước ta với các nước trong khu vực.

- Có những ngôn ngữ nào được dùng phổ biến trong các quốc gia Đông Nam Á. Điều này có ảnh hưởng gì tới việc giao lưu giữa các nước trong khu vực.

Trả lời:

- Đông Nam Á gồm 11 nước.

Tên các nước (thủ đô): Việt Nam (Hà Nội), Lào (Viên Chăn), Cam-pu-chia (Phnom-pênh), Thái lan (Băng Cốc), Mi-an-ma (Y-an-gun), Ma-lai-xi-a (Cua-la-lum-pơ), In-đô-nê-xi-a (Gia-các-ta), Xin-ga-po (Xin-ga-po), Bru-nây (Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan), Phi-lip-pin (Ma-ni-la), Đông-ti-mo (Đi-li).

- Diện tích nước ta đứng thứ 4 và dân số đứng thứ 3 Đông Nam Á.

- Ngôn ngữ phổ biến nhất là: Tiếng Anh, tiếng Hoa và tiếng Mã Lai. Các quốc gia không sử dụng ngôn ngữ chung nên gặp nhiều khó khăn về vấn đề ngôn ngữ khi giao tiếp, tuy nhiên đa ngôn ngữ đa lại là bản sắc văn hóa riêng của mỗi nước.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 15 trang 51

Quan sát hình 6.1, nhận xét sự phân bố dân cư các nước Đông Nam Á?

Trả lời:

Dân cư Đông Nam Á chủ yếu phân bố ở các đồng bằng châu thổ và vùng ven biển.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 15 trang 53

Vì sao lại có những nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất của người dân các nước Đông Nam Á?

Trả lời:

Dân cư Đông Nam Á chủ yếu thuộc chủng tộc môn-gô-lô-ít, cùng sống trong môi trường nhịêt đới gió mùa, cùng nền văn minh lúa nước nên có sự tương đồng trong sản xuất và sinh hoạt.

Bài 1 trang 53 Địa Lí 8

Dựa vào lược đồ hình 6.1 và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư của khu vực Đông Nam Á?

Trả lời:

- Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều.

- Dân cư tập trung đông ở vùng ven biển Việt Nam, Mi-an-ma, Thái Lan và một số đảo của In-đô-nê-si-a và Philippin.

- Dân cư tập trung thưa ở các vùng nội địa và các đảo.

- Nguyên nhân của sự phân bố dân cư không đều là do các vùng đồng bằng và ven biển có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt hơn các vùng nội địa, đồi núi và hải đảo.

Bài 2 trang 53 Địa Lí 8

Đọc các thông tin trong bảng 15.2, hãy thống kê các nước Đông Nam Á theo diện tích từ nhỏ đến lớn, theo dân số từ ít đến nhiều. Việt Nam đứng ở vị trí nào?

Trả lời:

- Diện tích từ nhỏ đến lớn: Xin-ga-po, Bru-nây, Đông-ti-mo, Cam-pu-chia, Lào, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Việt Nam, Thái Lan, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a.

- Dân số từ ít đến nhiều: Bru-nây, Đông-ti-mo, Xin-ga-po, Lào, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Thái Lan, Việt Nam, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a.

Bài 3 trang 53 Địa Lí 8

Đặc điểm dân số,phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á tạo thuận lợi và khó khăn gì cho sự hợp tác giữa các nước?

Trả lời:

- Thuận lợi: Tạo điều kiện để các nước giao lưu văn hóa, kinh tế, hợp tác để cùng phát triển.

- Khó khăn: sự bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo của mỗi nước.


Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 8 Bài 15 hay nhất

Câu 1. Hãy làm rõ những trở ngại từ các đặc điểm dân cư và xã hội đối với sự phát triển kinh tế trong khu vực.

– Dân số đông, mật độ dân số cao, trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế chưa cao đã ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
– Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế, gây khó khăn trong việc phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
– Phân bố dân cư không đều, dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển và một số vùng đất đỏ badan, gây sức ép lên tài nguyên đất, khó khăn trong việc giải quyết việc làm, trong khi ở miền núi giàu tài nguyên nhưng lại thiếu lao động để khai thác.
– Các quốc gia Đông Nam Á có nhiều dân tộc. Một số dân tộc phân bố không theo biên giới quốc gia, điều này gây không ít khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 28/07/2023