logo

Soạn bài: Viết tập làm văn số 1- Văn tự sự và miêu tả (chi tiết)

Hướng dẫn Soạn bài Viết tập làm văn số 1- Văn tự sự và miêu tả chi tiết. Với bản soạn văn 7 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập chi tiết nhất, qua đó nắm vững nội dung bài học


Đề 1: Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,…) mà em gặp ở trường.


DÀN Ý: Ví dụ em kể một câu chuyện buồn ở trường: cô giáo chủ nhiệm cũ của em không còn dạy lớp em nữa

Mở bài

Em kể câu chuyện này với bố mẹ trong khoảng thời gian nào?

Truyện đó là những chuyện gì

Thân bài:

Thuật lại câu chuyện mình sắp kể với những yếu tố sau

Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện

Những nhân vật có trong câu chuyện của em

Mô tả diễn biến câu chuyện

Những bài học mà em rút ra được từ câu chuyện đó?

Tình cảm, cảm xúc của bố mẹ khi nghe được câu chuyện từ em?

Kết bài

Khẳng định lại lần nữa suy nghĩ, cảm xúc của bản thân khi nghe câu chuyện


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Sau buổi khai giảng là tiết văn đầu tiên của năm học, cả lớp em đều háo hức gặp lại cô Vân – cô giáo dạy văn đã gắn bó với lớp từ đầu cấp hai. Những tiết dạy của cô đều mang đến sự hấp dẫn, mới mẻ cho cả lớp. Tuy nhiên trái với mong đợi, một cô giáo lạ khác bước vào lớp và thông báo rằng cô Vân sẽ chính thức nghỉ dạy lớp và chuyển công tác về một trường khác. Lúc trở về nhà, em buồn bã kể cho bố mẹ nghe.

Khi nghe được thông báo một số bạn bật khóc thút thít, một số bạn cố bình tĩnh nhưng vẫn không kìm chế được nỗi buồn trong ánh mắt. Mẹ có nhớ cô giáo Vân nữa không. Cô Vân có vóc dáng mảnh khảnh, mái tóc dài thướt tha và trên môi cô ấy luôn nở nụ cười hiền hậu. Bất cứ lúc nào phải đối diện với vấn đề gì thì bọn con đều có thể nhận được những lời tư vấn vô cùng tận tình từ cô.

Mỗi giờ dạy của cô đều mang đến những trải nghiệm thật thú vị. Cô luôn lồng vào mỗi bài học những câu chuyện về nhân sinh quan hay bài học cuộc sống khiến cho môn văn không còn khô khan hay giáo điều nữa. Mỗi khi biết học trò có chuyện, cô Vân đều hỏi han và rất quan tâm.

Bọn con đã rất buồn cho đến khoảnh khắc thấy bóng dáng quen thuộc của cô Vân thấp thoáng sau cánh cửa lớp. Nhìn thấy cô cả lớp xôn xao, có bạn còn khóc vì quá vui sướng. Mọi người đều tranh nhau hỏi han và quan tâm đến cô giáo. Cô Vân hứa là sẽ thường xuyên về thăm trường và tụi con. Cô hỏi han và dặn dò chuyện học tập đồng thời nhắc nhở vẫn nên yêu quí cô giáo mới như đã từng yêu quý cô.

Bố mẹ rất đồng cảm và vui mừng khi biết được em cùng các bạn là học sinh ngoan và dành tình cảm yêu thương, gắn bó với người từng dạy dỗ mình. Bố em cũng khuyên rằng em không nên buồn và hãy cố gắng học tập như lời cô dặn.


Đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như Lượm hoặc Đêm nay Bác không ngủ) theo những ngôi kể khác nhau (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất).


DÀN Ý

Mở bài

Giới thiệu về câu chuyện “Lượm” bằng trí tưởng tượng của mình

Ngôi kể xác định: trong vai một người ngoài thuật lại câu chuyện về chú bé giao liên Lượm.

Thân bài

Cuộc gặp gỡ giữa người chú và chú bé Lượm

Những hình dung khái quát về ngoại hình cũng như tính cách của chú bé Lượm

Diễn biến cuộc hành trình giao thư của chú bé Lượm

Chi tiết Lượm anh dũng hi sinh trên đường đi giao thư

Kết bài

- Tố Hữu trở về thăm lại ngôi mộ của Lượm và nêu những suy nghĩ riêng.


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Lúc có dịp đến công tác tại tỉnh Thừa Thiên – Huế, Tố Hữu tình cờ gặp một em bé giao liên có dáng vẻ tinh nghịch, ngộ nghĩnh ở đồn Mang Cá. Chú bé ấy tên là Lượm.

Chú bé Lượm có vóc dáng khá nhỏ và thấp nhưng tính cách lại khá lém lỉnh và nhanh nhẹn. Đi kèm với Lượm bao giờ cũng là chiếc xắc bé bé xinh xinh ở bên hông. Lượm luôn đội chiếc mũ calo hướng lệch và hiếm khi người ta thấy đôi mắt em không mở to và nụ cười vô cùng trong sáng. Mọi người trong đơn vị luôn dành rất nhiều sự tin tưởng và tình cảm cho chú bé năng nổ như em. Lượm chính là đồng chí giao liên vô cùng hăng hái và xuất sắc.

Cuộc hội thoại giữa Tố Hữu với Lượm khá ngắn, chỉ xoay quanh cuộc sống và công việc giao liên của Lượm trong đồn Mang Cá. Cuối cùng hai người chào tạm biệt, Lượm tiếp tục nhiệm vụ còn nhà thơ thì trở về cơ quan. Một lần khi gặp lại một đồng chí đang làm việc tại đồn Mang Cá, Tố Hữu mới nghe được tin chú bé ngày xưa từng gặp nay đã anh dũng hi sinh.

Một ngày trên đường đi làm nhiệm vụ, Lượm vô tình vướng phải phục kích của địch và hi sinh. Em ra đi bởi bom đạn kẻ thù. Khi quân ta phát hiện thì Lượm đã không còn hơi thở nhưng nụ cười trên môi em vẫn chưa hề dứt. Tay em nắm chặt bông lúa như ôm cả hương vị đất trời quê hương đi vào cõi vĩnh hằng.

Không kìm được xúc động, những lời thơ tuôn ra từ ngòi bút nhà thơ như tình cảm dành cho chú bé anh hùng của dân tộc. Tố Hữu lấy tên chú bé làm nhan đề như một sự tưởng nhớ dành riêng cho Lượm và những anh hùng nhỏ tuổi đã góp công sức cho độc lập tự do của dân tộc.


Đề 3: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát, hoặc cánh đồng hay rừng núi quê em).


DÀN Ý

Mở bài

Vị trí cảnh đẹp mà em định miêu tả

Em biết đến cảnh đó qua kênh nào, đã đến vào dịp nào?

Thân bài

Cảnh đẹp mà em định miêu tả thuộc địa phương nào? (đặc điểm địa hình, thời tiết,…)

Khung cảnh xung quanh đường đến

Khái quát nét đẹp

Mô tả cụ thể một vài những đặc điểm mà em thích thú nhất

Suy nghĩ, cảm xúc của em

Kết bài

Khẳng định một lần nữa nét đẹp của danh lam thắng cảnh đó

Thái độ của em

Kêu gọi ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ môi trường và cảnh đó


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Hiếm có vùng đất nào mà có khí hậu bốn mùa trong một ngày như xứ sở ngàn hoa Đà Lạt. Đà Lạt được coi như là xứ sở những điều nhẹ nhàng và mộng mơ. Nhịp sống hay phong cảnh của nơi đây đều như một bức tranh êm đềm.

Đà Lạt có sự hòa quyện giữa hơi thở châu Âu cổ kính, sương mù giăng mắc trên những đồi thông. Khí hậu Đà Lạt thật đặc biệt, người ta có thể trải qua đủ thời tiết bốn mùa chỉ trong một ngày. Nhưng ấn tượng chung về nơi đây vẫn là cái se se lạnh và sương mù bao phủ quanh những tán cây. Ngoài ra, nhắc đến xứ hoa thì không thể quên được Đà Lạt. Cơ man nào là cẩm tú cầu, dã quỳ, hồng, cúc bách,… Nơi đây cũng có khá nhiều những cảnh đẹp nức tiếng gần xa như: hồ Xuân Hương, thung lũng Tình Yêu, thác Cam Li, hồ Than Thở,… Có lẽ bởi khí hậu như vậy nên con người Đà Lạt cũng rất nhẹ nhàng và hòa nhã.


Đề 4: Miêu tả chân dung một người thân.


DÀN Ý

Mở bài

Giới thiệu về người bạn của em

Tên người bạn đó

Mức độ quan hệ của hai người

Vì sao hai người trở thành bạn của nhau?

Hai người đã làm bạn của nhau được bao lâu rồi?

Thân bài

Ngoại hình của người bạn đó

Tính cách của người bạn đó

Kỉ niệm vui buồn của em với bạn

Kết bài

Khẳng định mối gắn kết và yêu thương giữa em với bạn


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Hãy tưởng tượng bạn đang sống trong thế giới chỉ có một mình, không có ai ở bên sẻ chia và đồng hành. Nếu như vậy, bạn sẽ cô độc biết bao. Với em, cuộc sống sẽ thật vô vị khi không có Việt Anh – người bạn luôn ở bên và chia sẻ mọi vui buồn.

Dáng người của Việt Anh khá tròn trịa. Khuôn mặt bầu và ánh mắt đen láy khiến bạn ấy rất dễ tạo thiện cảm với mọi người. Điểm thu hút nhất ở cậu ấy là đôi má lúm đồng tiền khá sâu luôn hiển hiện cùng nụ cười ấm áp và rạng rỡ.

Việt Anh tạo cảm giác rất dễ gần với người khác nhờ sự năng động và ấm áp. Chỉ cần là bạn bè cần thì cậu ấy không bao giờ từ chối giúp đỡ. Điều mà em khâm phục nhất ở bạn là học lực vô cùng giỏi. Bất kể là những môn tự nhiên hay các môn xã hội, thậm chí là những môn học thiên về nghệ thuật cậu ấy đều rất xuất sắc. Dù học giỏi nhưng Việt Anh chưa bao giờ tỏ thái độ tự kiêu hay coi thường người khác.

Mỗi tình bạn đều chứa rất nhiều kỉ niệm, tình cảm và cả sự tin tưởng, yêu thương. Quãng thời gian đồng hành cùng nhau giúp cho cả hai chúng em đều lớn hơn cũng như biết cách sống yêu thương và biết cách chia sẻ với người khác hơn.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác