logo

Soạn bài: Từ láy (chi tiết)

Ngoài các bản Soạn Văn 7 ngắn nhất và siêu ngắn, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn thêm bản Soạn văn 7 chi tiết để giúp các bạn học sinh hiểu kĩ hơn, sâu sắc hơn nội dung bài học. Cùng tham khảo phần soạn bài Từ láy dưới đây nhé


I. CÁC LOẠI TỪ LÁY


Câu 1 + 2. Trả lời câu hỏi và phân loại

Từ láy

Giống

Khác

Phân loại

đăm đăm

Tất cả các từ láy đều được từ hai tiếng tách biệt đồng thời hai tiếng này có sự đồng điệu và hòa phối nào đó  về mặt cấu tạo âm thanh

 

Hai tiếng giống hoàn toàn nhau hay nói cách khác là tiếng đứng sau lặp lại y nguyên như tiếng đứng trước.

Từ láy toàn bộ

mếu máo

Chữ cái đầu của tiếng trước được lặp lại cho tiếng đứng sau (chữ “m”)

Từ láy phụ âm đầu

liêu xiêu

Vần của tiếng đứng trước được lặp lại cho tiếng đứng sau (vần “iêu”)

Từ láy vần


Câu 3. Lý do không được dùng những từ nêu trong đề bài.

“Bật bật” và “Thẳm thẳm” là hai từ vi phạm nguyên tắc tạo thành của từ láy toàn bộ. Bản thân chúng cũng không hề tạo nên nghĩa gì cả cho chủ đề của câu chuyện. Hai từ láy có thể dùng được là “bần bật” và “thăm thẳm” bởi chúng tuân thủ đúng nguyên tắc của từ láy vần. Đặc biệt chúng tuy là thay đổi một chút về thanh điệu nhưng hiệu ứng về âm thanh mà chúng mang lại vẫn khá hoàn hảo vì vậy hai từ này được coi như là từ láy toàn bộ.  


II. NGHĨA CỦA TỪ LÁY


1. Cơ sở tạo thành

Các từ được đề cập ở phần đề bải có nghĩa được tạo thành chủ yếu dựa trên nguyên tắc bắt chước âm thành (nguyên tắc để tạo thành từ tượng thanh).


2. Điểm chung về nghĩa và về âm

a. Đều là từ láy vần (cùng chung vần “i”) với công dụng chính tả âm thanh nhỏ hoặc hình ảnh có kích thước bé.

b. Đều là từ láy phụ âm (lần lượt là các êm “nh”, “ph”, “b”) dùng để khắc họa những trạng thái hoặc dáng hình vận động có cường độ không ổn định.

3. Nghĩa của từ

Nghĩa của những từ được nhắc đến có tính chất và sắc thái khá nhẹ so với nghĩa nguyên gốc của nó.


III. LUYỆN TẬP


Câu 1. Thống kê từ láy trong đoạn văn thuộc tác phẩm “Cuộc chia tay của những con búp bê”

Từ láy toàn bộ

bần bật, thăm thẳm, chiền chiện

Từ láy bộ phận

nức nở, tức tưởi, rón rén, rực rỡ, nhảy nhót, ríu ran, nặng nề, chiêm chiếp


Câu 2. Điền từ

Lấp ló, nho nhỏ, nhức nhối, khang khác, thâm thấp, chênh chếch, anh ánh.


Câu 3. Điền từ

- (a) nhẹ nhàng; (b) nhẹ nhõm

- (a) xấu xa; (b) xấu xí

- (a) tan tành; (b) tan tác


Câu 4. Đặt câu

Cô gái ấy sở hữu một vóc dáng khá nhỏ nhắn.

- Anh ta có cách nói chuyện rất nhỏ nhẹ và từ tốn.

- Bà ấy để ý từng chi tiết nhỏ nhặt nhất nên hãy cẩn thận khi giao tiếp và ứng xử

- Lối sống nhỏ nhen cần được loại bỏ vì nó đang tạo nên sự ích kỉ trong mỗi chúng ta.

- Cánh chim lạc đàn sao mà nhỏ nhoi và cô độc đến thế.


Câu 5.

Những từ được nhắc đến đều là từ ghép. Dù được cấu tạo nhờ phép lặp âm nhưng mỗi tiếng riêng lẻ nếu tách ra vẫn đều có nghĩa riêng.


Câu 6*. Nghĩa của từ và xác định loại từ

a. Nghĩa của những từ có trong đề bài:

- Chiền: chùa (từ cổ)

- Nê: nê, tình trạng dư thừa thức ăn gây khó tiêu hóa (từ cổ)

- Rớt: rơi, hỏng, không đỗ trong một kì thi nào đó

- Hành: làm (từ Hán Việt)

b. Nếu tách riêng hai tiếng trong từ thì mỗi tiếng đều có nghĩa riêng do vậy nên chúng đều là từ ghép.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác