logo

Soạn bài: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người (chi tiết)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 7 chi tiết được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh soạn bài một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.


Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người Đọc - Hiểu


Câu 1. Chọn ý kiến đúng

Đáp án là b và c.


Câu 2. Lý do chàng trai và cô gái dùng đặc điểm địa danh để hỏi – đáp

Với việc hỏi – đáp, cả chàng trai với cô gái đều lựa chọn hình thức chính là đối đáp về địa danh và đặc điểm của những địa danh để đối đáp với những lý do sau

- Thử tài kiến thức và hiểu biết sâu rộng của bên kia. Đã là người con của đất nước này, quê hương này thì nhất định phải hiểu biết về địa danh và con người nơi đây

- Bày tỏ niềm tự hào và sự gắn bó với quê hương, đất nước.

- Một cách để khẳng định bản thân và bày tỏ tình cảm cá nhân


Câu 3. Phân tích cụm từ “rủ nhau”

- Cụm từ trên nhấn mạnh tính chất gắn bó, thân thiết trong quan hệ cộng đồng. Đây cũng là đặc điểm thường xuyên thấy trong ca dao vì đây là sáng tác tập thể của một cộng đồng.

- Bài 2 không đi vào phân tích vẻ đẹp từng cảnh cụ thể mà chủ yếu chỉ là liệt kê sự phong phú của cảnh.

- Những địa danh được đề cập đến trong bài nằm nhấn mạnh nét đẹp của mảnh đất Hà Thành. Chất chứa trong đó là bao tình cảm gắn bó, tự hào về lịch sử và bề dày văn hóa của đất nước.

- Cuối bài là câu hỏi tu từ “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?” vừa gợi nhắc vừa nhắn nhủ về trách nhiệm trân trọng, tiếp nối và phát huy những truyền thống quý báu mà cha ông để lại.


Câu 4. Cảnh xứ Huế

- Thiên nhiên và phong cảnh của vùng đất cố đô Huế vô cùng lãng mạn, thơ mộng và có khả năng cuốn hút người xem. Với phép so sánh đặc sắc cùng với cách sử dụng ngôn ngữ vừa tả vừa gợi giúp kích thích trí tò mò và tình yêu vùng đất này trong tâm hồn người đọc.

- Đại từ phiếm chỉ “Ai”: ám chỉ một đối tượng bất kì nào đó, không có sự giới hạn về đối tượng được nhắc đến.

- Lời nhắn nhủ cũng là lời mời gọi vô cùng tha thiết “Ai vô xứ Nghệ thì vô …” ẩn chứa biết bao niềm yêu thương, gắn bó và tự hào. Đồng thời mong muốn được chia sẻ và lan tỏa niềm yêu đến toàn thể mọi người trên đấy nước này.


Câu 5. 

- Xét về mặt nghệ thuật, nét đặc biệt của của hai câu đầu bài thứ bốn là trong khi toàn bài tuân theo thể thơ lục bát thì dòng này lại có tới 12 tiếng đồng thời còn sử dụng thủ pháp đảo và điệp ngữ khá tinh tế.

- Vai trò: Khắc sâu thêm tính chất rộng rãi và ngập tràn sức sống của cảnh.


Câu 6. Hình ảnh cô gái

Cô gái trong bài thơ được so sánh với hình ảnh ‘chẽn lúa đòng đòng” ám chỉ sự trẻ trung và tinh khôi của người thiếu nữ. Nhờ hình ảnh này mà toàn bài thơ như bừng tỉnh sức sống. Sự kết bó và hài hòa giữa thiên nhiên và con người cũng được nhấn mạnh hơn.


Câu 7. Lời của người trong bài 4

- Lời trong bài 4 là của một chàng trai đang ngắm cô gái đứng trên cánh đồng. Ngắm nhìn hình ảnh cô gái ấy thì chàng trai đã đem lòng yêu mến và cảm nhận được sâu sắc sự trong trắng, trẻ trung của cô gái.

- Tuy nhiên vẫn còn có cách hiểu khác là đây có thể là lời của cô gái cất tiếng nói giữa thiên nhiên rộng lớn và bát ngát.


Các bài viết liên quan bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người:

Dàn ý phân tích bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người (ngắn nhất)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 13/08/2021

Tham khảo các bài học khác