logo

Soạn bài: Ca dao dân ca, những câu hát về tình cảm gia đình (chi tiết)

Hướng dẫn Soạn bài Ca dao dân ca, những câu hát về tình cảm gia đình chi tiết. Với bản soạn văn 7 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập chi tiết nhất, qua đó nắm vững nội dung bài học


Soạn bài Ca dao dân ca, những câu hát về tình cảm gia đình Đọc - Hiểu


Câu 1. Ai là người hát và ai là đối tượng hướng đến. Lý do

Bài 1: Lời người mẹ hát ru mà cũng là để nhắc nhở, răn dạy con mình. Thể hiện qua cụm từ “ghi lòng con ơi”

Bài 2: Là lời người con gái lấy chồng xa nhắn nhủ, gợi nhắc đến người mẹ của mình với bao nỗi niềm tâm trạng “trông về quê mẹ”

Bài 3: Lời của con cháu hướng đến ông bà của mình. Dấu hiện nhận biết là cụm từ “nhớ ông bà”

Bài 4: Lời của những bậc bề trên trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, cô, dì, chú, bác) dặn dò bề dưới (con , cháu) hoặc anh em một nhà tự nhắc nhở bảo ban nhau. 

Bài 1

* Nội dung: Nhắc nhở con cái phải khắc ghi tình yêu thương và công ơn trời biển mà đấng sinh thành đã dành cho mình. 

- Nghệ thuật

+ Sử dụng phép so sánh: so sánh giữa công cha và nghĩa mẹ với những hiện tượng kì vĩ, không thể đo đếm được của thiên nhiên.

+ Phép đối xứng

+ Thể thơ lục bát quen thuộc có nguồn gốc từ dân gian với âm điệu chậm rãi, nhiều lắng đọng.

+ Tiếng gọi ở cuối bài “con ơi” tạo âm hưởng tha thiết,

- Một số câu ca dao tương tự:

+ "Lên non mới biết non cao

Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy”

Bài 2

Hai câu thơ thể hiện sâu sắc những xúc cảm của người con gái lấy chồng xa xứ khi nghĩ về quê hương và mẹ cha ở nhà.

- Thời gian: "chiều chiều" →Khoảng thời gian gần hết một ngày, cũng là lúc con người trở về với gia đình của mình. Đồng thời đây còn là một từ láy khiến cho người đọc cảm nhận được thời gian dường như ngừng đọng và lặp đi lặp lại.

- Không gian: "ngõ sau " → cung đường nhỏ gợi sự cô đơn, buồn tủi

- Dáng "đứng" → ánh mắt hướng đi xa xăm với nhiều nỗi suy tư chất chứa.

- Tình cảm: "ruột đau chín chiều" – đau đơn và cô đơn.

Bài 3

Tình cảm yêu thương, kính trọng với ông bà. Trong gia đình, tình cảm tôn thông qua tình cảm giữa con cháu với ông bà của mình.

- Hành động: “ngó lên” bày tỏ sự kính trọng

- “Nuộc lạt” vừa nhấn mạnh tính số lượng “nhiều” và chất “tính gắn bó”

- So sánh tăng tiến “bao nhiêu … bấy nhiêu” nhấn mạnh tính chất trùng điệp, chất chứa và bao la của nỗi nhớ.

Bài 4

Tình cảm gắn bó giữa những người anh em trong nhà. Bên cạnh tình cảm giữa con cháu với ông bà, cha mẹ thì tình cảm anh em cũng là thứ vô cùng thiêng liêng và cao cả.

So sánh với những bộ phận gắn bó trên cơ thể là tay với chân. Một cơ thể nếu khuyết đi một bộ phận cũng không thể là cơ thể hoàn chỉnh. Dù là tay hay chân có mạnh đến bao nhiêu thì nếu mất đi bộ phận kia cũng không thể phát huy tối đa sức mạnh của mình.

Điệp từ “cùng” nhấn mạnh tính gắn bó không thể tách rời

Qua đó nhắc nhở anh em trong nhà nên bảo ban, nhắc nhở nhau, yêu thương và quan tâm nhau.


Câu 2. Biện pháp nghệ thuật

- Thể thơ lục bát của dân tộc

- Thủ pháp so sánh, dối xứng

- Hình ảnh quen thuộc với đời sống thường sống của người dân

- Âm điệu tâm tình, thủ thỉ nhẹ nhàng, dễ đi vào lòng người.


Các bài viết liên quan bài Ca dao dân ca, những câu hát về tình cảm gia đình:

Dàn ý phân tích bài Ca dao dân ca, những câu hát về tình cảm gia đình

Soạn bài Ca dao dân ca, những câu hát về tình cảm gia đình (ngắn nhất)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 13/08/2021

Tham khảo các bài học khác