logo

Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 6 (chi tiết)


Viết bài tập làm văn số 6 - Văn nghị luận

Đề 1. Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.

Dàn ý

a. Mở bài

- Đất nước Đại Việt tồn tại trải qua biết bao nhiêu thời kì dựng nước và giữ nước, bao nhiêu đời các vị vua anh minh hào kiệt. Qua hai bài “Hịch tướng sĩ” và “Chiếu dời đô”, hai tác phẩm đã thể hiện được sự anh dũng, tài tình, người có công to lớn đối với toàn dân tộc của hai vị vua Trần Quốc Tuấn và Lí Công Uẩn.

- Lí Công Uẩn – vị vua đầu tiên của triều đại nhà Lí, mở ra lịch sử phát triển của cả triều đại tại một vùng đất kinh đô mới, viết nên nền văn hóa 1000 năm Thăng Long của đất nước Đại Việt.

- Trần Quốc Tuấn vị chủ tướng đầy tài tình và lòng yêu nước, người có tài cầm quân và chiến đấu anh dũng bảo vệ nền độc lập chủ quyền của nước nhà.

b. Thân bài

- Giới thiệu văn bản “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn và “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn,  vai trò của những người lãnh đạo anh minh.

+ Chiếu dời đô: Thấy vận nước kém hưng thịnh, hai nhà Đinh Lê lại chỉ dừng chân tại một chỗ nên Lí Công Uẩn đã quyết định dời đô về nơi có vị trí đắc địa- thành Đại La.

+ Hịch Tướng sĩ: Trước tình hình đất nước suy yếu, lại chứng kiến cảnh binh lính ham chơi vô trách nghiệm quên mất nghĩa vụ của mình, Trần Quốc Tuấn thẳng thắn phê phán thái độ thấy nước nhục mà còn chơi, thấy dân nhục mà còn cờ bạc chọi gà. Từ đó ngài vạch ra con đường đúng đắn phải làm của các tướng sĩ, khích lệ động viên để mọi người cùng noi theo những tấm gương thần nghĩa sĩ một mực hết lòng với chủ tướng.

- Cả hai người đểu là những người lãnh đạo anh minh, vị tướng tài ba của dân tộc. Trước hết, cả hai đều là những người có lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc :

      + Đối với Lí Công Uẩn chứng kiến cảnh nước nhà kém thịnh nhân dân đói nghèo, tình hình đất nước khắc khổ vì thế người dời đô vì muốn đất nước hưng thịnh dài lâu, muốn dân được an yên ấm no hạnh phúc.

      + Trần Quốc Tuấn đứng trước tình thế loạn lạc của đất nước, bên ngoài giặc ngoại xâm dòm ngó xâm lược, bên trong binh lính không chịu rèn luyện, ham chơi quên mất trách nhiệm của mình. Điều ấy đã dẫn đến sự yếu kém của tướng sĩ, khiến cho vị chủ tướng không khỏi âu lo “tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối,…” Sự căm thù giặc càng sâu sắc hơn.

- Nghiêm khắc phê phán những điều sai trái, không có lợi cho quốc gia:

      + Dưới hai triều nhà ĐInh, Lê đã khiến cho dân chúng điêu đứng khổ cực, dẫn tới cảnh tình hình đất nước kém thịnh người dân đói nghèo. Trước tình cảnh ấy Lí Công Uẩn đã trực tiếp đưa ra quan điểm của mình nhìn nhận thấy sự thiếu trách nhiệm đối với dân của hai triều, đồng thời phê phán không biết noi gương sử sách không biết nhìn xa trông rộng của hai nhà Đinh Lê vì thế mà muôn dân cơ cực.

      + Trần Quốc Tuấn vốn là một vị chủ tướng hết lòng vì dân vì nước, người thẳng thắn phê phán các tướng sĩ vẫn còn đang nhởn nhơ không biết lo cho vận mệnh của đất nước , chỉ ham ăn chơi hưởng lạc, thiếu trách nhiệm của bản thân đối với lòng yêu nước.

=> Lấy lợi ích vận mệnh của quốc gia lên trên đầu, để lãnh đạo được đất nước lớn mạnh trước hết là phải tìm ra được lỗi sai để sửa chữa khắc phục

- Cả hai đều là những người sáng suốt, mưu lược :

      + Lí Công Uẩn có tài nhìn xa trông rộng, người nhận thấy thành Đại La với vị trí đắc địa thuận lợi để phát triển kinh tế, mưu lược về quân sự nên đó là nơi xứng đáng để đóng đô.

      + Trần Quốc Tuấn khích lệ tướng sĩ lòng tự hào dân tộc, tự trọng cá nhân, tự ý thức được trách nhiệm đánh giặc cứu nước, rèn luyện và học tập bằng ý chí sức  mạnh bản thân, tướng sĩ học cuốn Binh thư yếu lược để rèn luyện binh pháp.

- Cả hai đều để lại công danh mình ghi danh vào sử sách nước nhà với sự tài tình và anh dũng có công lao to lớn trong sự nghiệp đánh giặc, dẹp tan quân thù và xây dựng quốc gia hưng thịnh, bền vững.

c. Cảm nhận của bản thân về trách nhiệm vai trò của các vị anh hùng ấy trong các cuộc kháng chiến. Sự tự  ý thức về lòng yêu nước xây dựng quốc gia.

- Rút ra bài học cho bản thân, trách nhiệm của người công dân Việt Nam xứng đáng với sự hy sinh của các vị anh hùng đã khuất.

Đề 2. Từ bài "Bàn luận về phép học" của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành"

a. Mở bài

+ Dưới triều vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã được ra những lí luận quan điểm của mình trong tác phẩm “Bàn về phép học”

+Phương pháp học tập là phải đi đôi với hành được Nguyễn Thiếp đưa ra trong bài.

b. Thân bài

- Đưa ra mục đích của việc học và học tập như thế nào mới là hiệu quả và đúng đắn. Phương pháp học thời xưa chỉ là để hòng hám danh cầu lợi, việc thi cử không được coi trọng các tướng sĩ quan lại đua thần nịnh nọt khiến việc thi cử không được công bằng. Cứ “theo điều học mà làm” thì việc gì cũng đều đem lại hiệu quả tốt nhất.

- Học là lí thuyết là những vấn đề, bài học được giảng dạy trực tiếp trên sách vở trường lớp chỉ được dạy thông qua ngôn từ và ghi nhớ, còn hành là thực tiễn là những bài học vấn đề đó được đưa ra ngoài cuộc sống để nghiên cứu phân tích làm sáng tỏ hơn những gì đã được học. Nếu không có hành thì cũng chả khác nào “nước đổ đầu vịt” khiến học sinh khó mà ghi nhớ nhận thức được.

- Việc kết hợp học với hành đã đem lại lợi ích rất lớn. Được tự mình trải nghiệm, thực nghiệm những gì đã học lí thuyết ta có khả năng ghi nhớ thông tin qua hình ảnh nhanh hơn lâu hơn việc ghi nhận thông tin qua các trang sách đều tăm tắp toàn chữ.

- Học để là người có nhận thức có trình độ là những chủ nhân tương lai của đất nước người sẽ giúp đất nước phát triển vững mạnh.

- Học không hành cũng là kẻ vô dụng, hành mà không học sẽ không có đủ kiến thức để làm mọi việc.

→ Mối quan hệ gắn kết giữa học và hành

c. Kết bài

- Học và hành chính là hai yếu tố không thể tách rời. Muốn đem lại kết quả tốt nhất thì ta cần biết cách kết hợp đúng đắn hợp lí giữa việc học và thực hiện nó “hành”.

Đề 3. Câu nói của M. Go-rơ-ki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống" gợi cho em những suy nghĩ gì?

a. Mở bài

- Lê Quý Đôn đã từng nói: “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng

Chẳng bằng kinh sử một vài pho.”

- Người xưa cũng đã nhận thức được sự quan trọng của sách vở còn đáng hơn cả đồng tiền.

- Sách chính là một người bạn tri kỉ, món quà tinh thần quý giá không thể thiếu trong cuộc sống con người từ xưa tới nay. Có thể nói sách là một chiếc chìa khóa để mở cánh cửa to lớn của tri thức.

- Cho nên khi nhận định về sách, M.Go-rơ-ki đã nói "Hãy yêu sách.." kiến thức mở ra trí tuệ, trí tuệ mở ra con đường sáng lạng cho bước chân ta đi sau này.

b. Thân bài

- Kiến thức của nhân loại được gửi gắm trong từng câu từ của cuốn sách.

- Để viết ra một trang sách nhà soạn đã không ngừng dồn hết tâm huyết, kiến thức hiểu biết của mình để truyền đạt lại cho người đọc.

- Đọc sách là ta mở rộng thêm hàng trăm kiến thức về tất cả lĩnh vực ngành nghề đời sống xã hội của con người. Đi đến đâu ta cũng có thể mang theo sách nên nó dường như đã trở thành người bạn không thể tách rời, bầu bạn với ta mọi lúc.

→ “Hãy yêu sách,..” vì ở đó không chỉ dạy ta bài học để làm người mà còn dạy ta một kho tàng kiến thức phong phú về tất cả mọi thứ trong đời sống, thế giới xung quanh. Sách là nguồn tri thức không cần thầy dạy ta cũng có thể biết bởi ta có thể tự đọc tự suy ngẫm tự phân tích và tìm tòi khám phá ra cho bản thân những bài học hay đắt giá và bổ ích. Đó là những lợi ích to lớn mà sách mang lại trong từng trang giấy.

- Vậy đọc sách như thế nào là hiệu quả: Cần rèn luyện thói quen đọc sách ngay từ lúc còn nhỏ để rèn luyện tính kiên trì bình tĩnh của việc đọc sách. Đọc sách là cần đọc cẩn thận trích được ý hay cần lưu giữ, tránh lối học qua loa vội vã cho xong thì đọc cũng không giúp được gì cho vốn kiến thức.

- Sách có nhiều loại nên không phải sách nào cũng mang lại lợi ích tất cả. Cần biết lựa chọn sách mà đọc phù hợp nội dung lứa tuổi.

c. Kết bài

- Đâu phải ngẫu nhiên Go-rơ-ki trở thành nhà văn nổi tiếng, đó là do thói quen và sở thích đọc sách,… Vì vậy mỗi chúng ta nên tự tạo cho mình thói quen đọc sách để tích lũy kiến thức cho bản thân.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác