logo

Soạn bài: Bàn về phép học

Tuyển tập soạn bài Bàn về phép học lớp 8 bằng BA CÁCH tuyệt hay. Cách soạn bài độc đáo với 3 nội dung NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT hứa hẹn sẽ giúp bạn soạn văn 8 xuất sắc nhất


Khái quát tác phẩm: Bàn về phép học


Tóm tắt

Nguyễn Thiếp vốn là một thiên tư sáng suốt học rộng hiểu sâu, từng đỗ đạt ra làm quan dưới triều Lê. Khi được vua Quang Trung mời về làm công tác để góp phần xây đất nước về chính trị,a trước tình cảnh đất nước các quan mọn yếu hèn không coi trọng đèn sách kinh sử, học chỉ để hám danh cầu lợi trước mắt khiến cho dân chúng biết bao cực khổ. Thấy vậy ống đã viết tấu dâng lên vua. Tác phẩm “bàn về phép học” của ông được viết ra theo thể tấu là để chỉ ra các tiêu cực về học vấn trong xã hội lúc bấy giờ. Lối học của những kẻ quan tướng hám danh cầu lợi “chúa tầm thường, thần nịnh hót” ấy vậy đã dẫn đến cảnh nước mất nhà tan. Chính vì thế mà Nguyễn Thiếp đã đưa ra mục đích chính của việc học, ông thẳng thắn phê phán những lối học tiêu cực của các quan lại đương thời đồng thời nêu ra thực trạng này hiện vẫn còn đang tồn tại rõ ràng trong xã hội. Nêu lên được quan điểm khẳng định thế nào là phương pháp học đúng đắn và cuối cùng là đề đạt lên vua mong được xem xét vì tác dụng to lớn của phương pháp đó.


Bố cục

- Phần 1: Từ đầu đến "tệ hại ấy": Việc học của các quan lại chỉ là để cầu danh tiến thân qua loa nịnh hót. Quên đi mất mục đích chính của việc học là như thế nào.

- Phần 2: Từ "cúi xin từ nay.. chớ bỏ qua”: phương pháp học như thế nào mới hiệu quả , cách thực hiện phương pháp ấy.

- Phần 3: Từ "đạo học.. thịnh trị": Sự cần thiết của phép học có lợi ích và hiệu quả

- Phần 4: Còn lại: Kết luận của bài tấu

Soạn bài: Bàn về phép học lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT


Soạn bài Bàn về phép học 3 cách


Câu 1 (trang 78 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?

Soạn ngắn nhất

Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học nhằm mục đích cho mọi người hiểu rõ phải học những gì chứ không phải chì học đề cầu danh lợi.

Soạn siêu ngắn

Mục đích: Học để rèn luyện đạo đức, học để giữ đạo làm người.

Soạn chi tiết

Phần đầu tác giả nêu lên mục đích chân chính của việc học. Mục đích ấy là:

- Học để biết rõ đạo, biết cách cư xử, ứng xử sao cho đúng mực, bết cách sống tốt sao cho hợp lẽ hợp tình với con người và xã hội

- Trong các chế độ xưa học là để vào kinh thi trạng ra làm quan, tiến thân mình đến chốn quan trường phò vua giúp nước

-> Việc học có ý nghĩa to lớn học để biết cách sống chuẩn mực, học để lấy trí tuệ áp dụng vào thực tế giúp phát triển đất nước.


Câu 2 (trang 78 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào? Tác hại của lối học ấy là gì?

Soạn bài: Bàn về phép học lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái:

+ Học vì danh lợi. ( Tác hại:khiến cho đất nước thụt lùi, toàn những kẻ nịnh bợ, tầm thường,...)

+ Lối học hình thức "không biết tới tam cương ngũ thường" (Tác hại: không hiểu rõ được ý nghĩa của việc học chân chính, không biết điều hay lẽ phải…)

+ Tác giả thẳng thắn trung thực trong lời nói về thực trạng của việc học hình thức,học cầu danh lợi. (Tác hại: những người học theo học giả dối nếu làm quan sẽ tạo ra những tên quan lại chỉ biết nịnh nọt, cơ hội, sâu mọt cả đất nước)

Soạn siêu ngắn

Những lối học lệch lạc, sai trái:

+ Lối học chạy theo hình thức, mưu cầu danh lợi mà không chú trọng thực chất

+ Tác hại của lối học này:

- Vua chúa tầm thường, chỉ biết xu nịnh mà lên

- Nước mất, nhà tan

Soạn chi tiết

- Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái:

      + Học chỉ để danh tiếng, học để hám quan tiến thân cầu danh lợi.

      + Học chuộng hình thức: gian dối không biết đến tam cương nên trở thành nịnh thần.

- Tác hại của việc học ấy:

      + “Chúa tầm thường, thần nịnh hót” → học chỉ để hòng cầu danh lợi thăng quan tiến chức sẽ làm cho bố máy quan lại thực dụng, yếu hèn dẫn đến cảnh nước mất, nhà tan


Câu 3 (trang 78 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì?

Soạn ngắn nhất

Để khuyến khích việc học Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách:

+ Mở trường, cho phép mọi tầng lớp đều cs thể đi học và đáp ứng các điều kiện thuận lợi cho việc học.

+ Việc học phải được sắp xếp hợp lí theo trình tự "bồi lấy gôc-tứ thư ngũ kinh- chư sử".

+ Học rộng rồi tóm lược.

+ Phải kết hợp giữa học và hành

Soạn siêu ngắn

Những chính sách Nguyễn Thiếp khuyên vua:

+ Mở thêm nhiều trường học mới, cho phép được nhiều thành phần được vào học, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để ai cũng được học hành

Soạn chi tiết

Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung nên thực hiện những chính sách:

- Đưa ra chính sách động viên khích lệ mọi người dân đều tham gia đến trường lớp, có thể tham gia học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho người học.

- Việc học được tiến hành một cách phổ biến, mọi người đều được đi học, học ở bất cứ nơi đâu

- Học là phải theo tuần tự, phương pháp đúng đắn

- Học là phải biết cách tìm tòi mở rộng biết tóm lược ngắn gọn rõ ràng và học phải đi đôi với hành.

à Đầu tư cho việc học chính là đầu tư cho đội ngũ quan lại tướng sĩ nâng cao tri thức nhận thức và trách nghiệm đối với quốc gia đất nước, thu về một nguồn nhân tài to lớn góp phần phát triển đất nước, đấu tranh giành độc lập, do đó việc chính học được phát triển hơn là việc làm cần thiết.


Câu 4 (trang 78 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Bài tấu có đoạn bàn về "phép học", đó là những "phép học" nào? Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy? Từ thực tế việc học của bản thân, em thấy phương pháp học tập nào là tốt nhất? Vì sao?

Soạn bài: Bàn về phép học lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

Bài tấu có đoạn bàn về "phép học", đó là những "phép học": học lấy gốc-học theo tuần tự-học rộng rồi tóm gọn-học đi đôi với làm

- Tác dụng và ý nghĩa của "phép học" đó là người thực hiện "phép học" có cơ hội tiến công lập nghiệp, vừa giúp ích cho đất nước.

- Từ thực tế của bản thân,phương pháp học tập tốt nhất đó là học từ những thứ cơ bản rồi đến phức tạp,và học phải đi đôi với hành.

Soạn siêu ngắn

Các phép học:

+ Phép dạy học nên theo phép dạy của Chu Tử, từ thấp lên cao, từ hẹp đến rộng

+ Học phải kết hợp với làm

+ Học cho rộng, nghĩ cho sâu, biết tóm tắt những ý cơ bản, tích lũy những điều hay

Từ thực tế, phương pháp học kết hợp với hành là tốt nhất. Vì khi vừa học vừa thực hành, các kiến thức lý thuyết sẽ được đưa ra thực hành, đực làm và trải nghiệm sẽ hiểu rõ bản chất của vấn đề hơn.

Soạn chi tiết

- Những phép học trong bài tấu:

      + Học từ trước đến sau, đơn giản đến phức tạp: tuần tự từ tiểu học lên “bồi lấy gốc”.

      + Học rộng nhưng phải biết chắt lọc tinh túy, tuần tự tiến lên “ tứ thư Ngũ kinh, Chư sử”

      + Học đi đôi với hành

→ Như thế mới lập được nhiều công trạng.

- Từ sự học của bản thân em thấy phương pháp học đi đôi với hành là tốt nhất

      + Nếu chỉ học lí thuyết mà không biết áp dụng thì học cũng chẳng có nghĩa lí gì.

      + Việc học quan trọng nhất là phải đi đôi với thực hành, được trải nghiệm và áp dụng những điều mình học vào môi trường sống xã hội mình đang sống qua đó có thể đưa ra được các bài học cần thiết đúc kết ra kinh nghiệm cần thiết cho lợi ích của cá nhân hay cả quốc gia.


Câu 5 (trang 78 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Xác định trình tự lập luận của đoạn văn bằng một sơ đồ.

Soạn chi tiết

Trình tự lập luận của đoạn văn:

Soạn bài: Bàn về phép học lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT


Luyện tập

Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp "học đi đôi với hành".

Soạn ngắn nhất

Sự cần thiết và tác dụng của việc học đi đôi với hành:

- Học là tiếp thu kiến thức lí thuyết trên sách vở, hành là quá trình thực tập áp dụng vào thực tế.

- Học đi đối với hành giúp củng cố trí nhớ bằng nhận biết hình ảnh, thông số nhanh hơn so với số liệu đơn giản, tìm ra những sai lầm và tự sửa chữa.

- Học không có hành sẽ không có dấu ấn trong trí não, mau quên.

- Học không có hành chỉ là những lí thuyết sáo rỗng, không kích thích khả năng tìm hiểu của mỗi người

Soạn chi tiết

- Sự cần thiết của phương pháp học đi đôi với hành:

      + Học mang lại cho chúng ta nguồn kiến thức mở rộng , tăng vốn hiểu biết được tiếp cận và trải nghiệm thực tế. Qua đó mà lí thuyết được nghiên cứu sâu hơn khắc ghi trong trí thức của mỗi người được đúc rút ra qua nhiều năm.

      + Hành là thực hành, lí thuyết trong sách vở được đưa ra ngoài thực tiễn để nghiên cứu và áp dụng vào trong cuộc sống điều đó sẽ giúp người học dễ tiếp thu được lượng kiến thức trong sách vở trước sau đó là lí thuyết giảng dạy nâng cao hiệu quả bài học hơn. Học mà để đó trong sách vở thì cũng vô ích, không được đưa ra sử dụng thì cũng chỉ là lí thuyết suông.

→ Học là phải thực hành.

- Tác dụng của "học đi đôi với hành"

      + Học sẽ có kiến thức để khi vào thực hành sẽ chuẩn xác hơn

      + Thực hành sẽ củng cố được những kiến thức mà ta đã được học từ trong sách vở. Trên lớp học gì ngoài dùng cái đó sẽ khiến cho não bộ dễ dàng ghi nhớ lại các thông tin hình ảnh bài học.  

 → “học đi đôi với hành”- phương pháp học tập chủ yếu mà các thế hệ học sinh phải thực hiện,  chúng ta có thể đạt các kết quả cao trong học tập và công việc.


Nội dung chính bài Bàn về phép học

Bàn luận về phép học giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt, học phải đi đôi với hành.

Trên đây TOPLOIGIAI đã giới thiệu đến các bạn nội dung phần soạn bài Bàn về phép học bằng 3 cách, giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn và cách diễn đạt khi soạn một tác phẩm. Mời các bạn xem thêm các bài liên quan nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác