logo

Dàn ý phân tích bài Bàn luận về phép học


Dàn ý phân tích bài Bàn luận về phép học


(Nguyễn Thiếp)


Dàn ý:

1. Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Thiếp - một viên quan dưới triều nhà Lê, có nhiều đóng góp cho xây dựng đất nước về chính trị.

- Bàn luận về phép học là một bài tấu đã khát quát và đưa ra một cách khách quan nhất về mục đích của việc học và cách học sao cho đúng đắn đạt hiệu quả.

2. Thân bài

a. Bàn luận về mục đích của việc học

- Khái quát mục đích của việc học: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” => chân lí học tập đúng đắn từ lâu đời

- Chỉ bằng con đường học tập thì con người mới trưởng thành, là người có đạo đức

- Học là một quá trình tất yếu, quy luật muôn đời

- Phê phán lối học hình thức

- Nêu lên hậu quả khôn lường của những lối học tiêu cực ấy

⇒ Những lời bàn luận sâu sắc, nghiêm túc, xác đáng với tầm nhìn cao rộng, đầy tâm huyết với nước nhà

b. Bàn luận về cách học

- Phê phán những cách học sai lầm và nêu rõ mục đích tai hại của nó

- Tác giả cũng đã trình bày quan điểm tích cực của mình về chủ trương phát triển sự học cho thật hiệu quả

- Bên cạnh đó tác giả còn nêu lên chủ trương phát triển sự học sâu rộng khắp cả nước

⇒ Về nội dung học, tác giả vẫn đi theo truyền thống cũ, không đưa ra điều gì mới mẻ mà chủ yếu là cải cách về phương pháp học

c. Tác dụng của phép học

- Mục đích học chân chính, cách học tích cực sẽ là cơ sở vững chắc cho đạo học, bồi dưỡng được nhân tài cho quốc gia

⇒ Tin tưởng rằng, học chân chính nhất đinh trường tồn và cũng gửi gắm niềm hi vọng về tương lai tốt đẹp của đất nước

3. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật: Là bản tâu của Nguyễn Thiếp về việc học để phần nào củng cố, kiến thiết xây dựng nước nhà phát triển theo hướng chú trọng giáo dục.

- Liên hệ: Bản thân mỗi người nhất là học sinh cần chú trọng việc học tập, tu dưỡng để đưa đất nước ngày càng giàu đẹp bằng con đường học tập chân chính

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021