logo

Soạn bài: Viết đoạn văn trình bày luận điểm (chi tiết)


 Soạn Văn 8: Viết đoạn văn trình bày luận điểm


I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận

1. Trả lời câu hỏi

- Câu chủ đề:

a. “Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.

b. “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.

- Vị trí câu chủ đề:

a. Cuối đoạn

b. Đầu đoạn

- Kết luận:

      + Đoạn a được viết theo lối quy nạp, câu chủ đề được đặt ở cuối đoạn.

      + Đoạn b được viết theo lối diễn dịch, câu chủ đề được nằm ở đầu đoạn.

2. Trả lời câu hỏi

a. – Lập luận là đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng nhằm dẫn dắt người đọc đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận mà người viết muốn đạt tới.

- Luận điểm: Ngô Tất Tố miêu tả thái độ của vợ chồng Nghị Quế lúc chị Dậu mang ổ chó đến bán,, qua đó tác giả muốn làm nổi bật lên bản chất chó đểu của giai cấp thống trị.

- Cách lập luận: Thủ pháp nghệ thuật tương phản miêu tả hai thái độ đối lập của vợ chồng nhà Nghị Quế:

      + Sự chiều chuộng nâng niu đối với đàn chó

      + Với mẹ con chị Dậu thì chúng lại đối xử tệ bạc cư xử với mẹ con chị Dậu không sánh bằng con chó của đôi vợ chồng

⇒ bộc lộ bản chất của giai cấp thống trị.

b. Đoạn văn được tác giả lập luận theo cách trên làm cho  luận điểm càng trở nên sáng tỏ, chính xác và có sức thuyết phục mạnh mẽ.

c. Sự sắp xếp ý của tác giả đã làm cho đoạn văn thêm hấp dẫn và thuyết phục.

- Đưa chi tiết vợ chồng Nghị Quế yêu thích chó, khiến người ta dễ lầm tưởng việc cư xử với con người của cặp vợ chồng chúng cũng đối xử đàng hoàng tử tế yêu quý như con chó kia, ấy vậy sự thật lại không phải như thế.

- Nếu tác giả đưa nhận xét: "Nghị Quế đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu" lên trên và đưa nhận xét "vợ chồng địa chủ cũng thích chó, yêu gia súc" xuống dưới thì tuy vẫn là đối lập nhưng hiệu quả bất ngờ sẽ giảm đi rất nhiều

d. Tác giả sử dụng các từ ngữ đặc biệt mang tính sắc sảo khiến đoạn trích hấp dẫn sinh động hơn.

- Các cụm từ như chuyện chó con, giọng chó má, thằng nhà giàu rước chó vào nhà,… giúp cho câu văn sinh động. Tác giả đã tạo nên được chất giọng rất riêng, rất ấn tượng của mình, từ đó làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn.


II. Luyện tập

Câu 1 (trang 81 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Luận điểm:

- Cần phải viết ngắn gọn, rõ ràng, tránh lối viết lan man dài dòng.

- Sở thích đam mê của Nguyên Hồng chính là viết và truyền nghề cho các bạn trẻ.

Câu 2 (trang 82 Ngữ Văn 8 Tập 2)

- Luận điểm của đoạn trích được trình bày theo lối diễn dịch ngay trong đầu đoạn: "Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm."

- Các luận cứ:

      + Tế Hanh ghi nhận được những nét đẹp độc đáo đặc sắc về cảnh sinh hoạt chốn quê hương

      + Thơ Tế Hanh đưa vào ta một thế giới rất gần gũi với mỗi con người.

- Sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt:

      + Theo thứ tự hợp lí, luận cứ thứ 2 là hệ quả của luận cứ thứ nhất.

Câu 3 (trang 82 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Viết đoạn văn

a)    

Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài. Thật vậy trong bài “Bàn luận về phép học” Nguyễn Thiếp đã nêu ra phương pháp học tập đúng đắn đó là “học phải đi đôi với hành”. Học tập là quá trình tiếp thu tích lũy kiến thu lại từ những trang sách vở lời giảng dạy của thầy cô truyền đạt tới. Những tri thức đó được tìm tòi nghiên cứu từ bao đời nay của các thế hệ đi trước. Nếu ta không học thì không thể nào hiểu hết được những gì được truyền tải. Việc học lí thuyết là cần thiết nhưng chỉ đọc mà không áp dụng vào bài tập thực hành thì lí thuyết đó cũng chỉ là lí thuyết suông không giúp ích gì được khi ta cần. Việc làm bài tập thực hành ngày những gì đã học giúp cho việc ghi nhớ thông tin ta được hiệu quả lâu hơn củng cố những gì mà ta đã học đã làm khiến bài học được hiểu một cách sâu và lâu hơn.

b)  

Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ. Trong các trường học hiện nay việc học sinh đến trường trả bài thầy cô với hình thức học vẹt ngày càng phổ biến hơn. Học vẹt được hiểu là cách học máy móc, đọc đi đọc lại, lặp đi lặp lại một bài học nhưng đầu óc lại không thể ghi nhớ được khiến cho học sinh vác đến lớp một cái đầu trống rỗng. Hiện nay đã có không ít các bạn học sinh đã tự tạo cho mình một thói quen xấu như vậy khiến cho kiến thức bị trôi tuột theo thời gian một cách nhanh chóng. Dù không thể nào phủ định rằng trong một số trường hợp việc học vẹt cũng có tác dụng của nó nhưng nó phải phù hợp với hoàn cảnh và công việc cụ thể nên nó không có tác dụng gì đối với sự phát triển năng lực có bàn thân làm cho kiến thức lưu lại trong đầu không phải là kiến thức thật sự nào cả. Học vẹt sẽ khiến cho con người không cần suy nghĩ vì vậy mà kiến thức sẽ không tồn tại đọng trong đầu mà ta lại càng không hiểu được hết bản chất giá trị của kiến thức đã học. Chính sự học vẹt như vậy đã khiến cho con người ta ngày càng trở nên lười suy nghĩ hơn, lười tìm tòi vận động kiến thức khiến cho sự phát triển năng lực của bản thân ngày càng kém phát triển.

Câu 4 (trang 82 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Để làm sáng tỏ cho luận điểm "Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu", ta nên sử dụng những luận cứ sau:

- Văn giải thích là loại văn dùng để giải thích cho người khác hiểu về một vấn đề nào đó.

- Nếu các ý trong bài văn không được diễn đạt tốt sẽ càng làm vấn đề trở nên rắc rối, khó hiểu hơn.

- Vì vậy khi viết cần chú ý về cách diễn đạt cần mạch lạc dễ hiểu; tránh dùng những từ ngữ rắc rối phức tạp quá trừu tượng làm cho người đọc không hiểu.

 ⇒ Các luận cứ lí lẽ bên trên phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí rõ ràng rành mạch để tăng hiệu quả thuyết phục của đoạn văn.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác