Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Vi hành ngắn ngắn nhất, đây là phiên bản soạn văn 11 ngắn nhất được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng.
Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện ngắn là khi nhà văn đi tàu, bị nhầm thành vua Khải Định.
Tình huống của truyện là nhà văn đi tàu, và vì có vẻ hình của người phương đông với mũi tẹt, mắt xếch, mặt bủng như vỏ chanh và bị đôi nam nữ nhầm tưởng thành vua Khải Định. Họ đã vô tư đàm tiếu trước mặt nhà văn mà không hề hay biết nhà văn cũng hiểu.
Tình huống đó thể hiện sâu sắc sự trào phúng của tác phẩm, khi mà người dân vốn không biết vua Khải Định là ai. Họ cứ mặc định “mũi tẹt, mắt xếch, mặt bủng” chính là vua Khải Định. Nó cho thấy người nước ngoài họ vốn không coi trọng nhà vua mà chỉ coi ông như chủ đề để bản tán.
Vua Khải Định trước hết hiện lên với ấn tượng về ngoại hình “mũi tẹt, mắt xếch, da vàng bủng như quả chanh”, quần áo “đội cái chụp đèn lên đầu quấn khăn, ngón tay đeo đầy nhẫn”- một cách ăn mặc lố lăng khoe khoang. Điệu bộ thì lúng túng, nhút nhát như phường ăn cắp. Trong mắt người Pháp, vua Khải Định hiện lên như một thằng hề mua vui.
Xây dựng hình ảnh như vậy, nhà văn đã tố cáo mạnh mẽ chính sách dã man, tàn bạo, ngu dân của thực dân Pháp. Dựng lên ông vua bù nhìn Khải Định với chuyến sang Pháp để “khai sáng” nhưng đầy mỉa mai để lừa gạt nhân dân về sự xâm lược của chúng.
Nhà văn đã thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật, kết hợp lối kể truyện tự nhiên, phóng khoáng như một bức thư, và giọng điệu thay đổi liên tục, từ giễu cợt, mỉa mai, đến phê phán đả kích, trữ tình tự sự,…
Các bài viết liên quan khác: