logo

Soạn bài: Cha con nghĩa nặng (ngắn nhất)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Cha con nghĩa nặng ngắn nhất, đây là phiên bản soạn văn 11 ngắn nhất được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng.


Khái quát tác phẩm Cha con nghĩa nặng

Soạn bài Cha con nghĩa nặng ngắn nhất | Soạn văn 11 ngắn nhất – TopLoigiai


Tóm tắt tác phẩm Cha con nghĩa nặng

Trần Văn Sửu là người nông dân hiền lành, chăm chỉ, kết hôn cùng thị Lưu, có được ba người con Tí, Quyên, Sung nhưng bị Lưu vốn tính xấu xa, ngoại tình cùng hương hào Hội. Không may bị phát hiện, thị Lựu cản chồng cho tình nhân chạy bị Sửu lỡ tay xô chết. Sửu sau đó sợ hãi bỏ trốn, để lại ba đứa con sống cùng ông ngoại. Về sau, Sung ốm chết, Tí, Quyên được bà hương quản Tồn nuôi và giúp đỡ lập gia đình. Sửu sau đó lẻn về thăm con, biết được con có cuộc sống tốt, nhưng anh xuất hiện sẽ gây sự bất lợi nên vội vàng bỏ đi,…Về sau anh được minh oan, và gia đình được đoàn tụ.


Soạn bài Cha con nghĩa nặng


Câu 1

Sau tháng ngày chạy trốn, Sửu trở về thăm con. Biết được con có cuộc sống tốt, và sự xuất hiện của mình sẽ tạo bất lợi cho con, nên anh quyết định bỏ đi. Nhưng Tí- con trai của anh biết được, đã đuổi theo anh, và bắt gặp cha trên cầu. Nghe cha nói rõ mọi chuyện, Tí càng thêm xúc động và yêu thương cha.


Câu 2

Đoạn trích thể hiện sâu sắc tình cảm của Sửu- tình cảm người cha dành cho con. Hơn mười một năm trốn chui, trốn lủi, thân mang tội, nhưng không phút nào Sửu thôi nhớ về con. Anh bất chấp nguy hiểm để về tìm con, chỉ để nghe tin con mình sống tốt và hạnh phúc. Trước hạnh phúc của con, biết mình là một mối đe dọa, anh sẵn sàng hi sinh “Miễn là con được sung sướng.” Tình yêu thương của Sửu thể hiện sâu sắc nhất khi anh định tự tử vì sợ ảnh hưởng đến con mình “Bây giờ mình còn sống nữa làm gì. Bấy lâu nay mình lăn lóc chịu cực khổ mà sống, ấy là vì thương con…” Có thể nói, Sửu là một người cha tốt, hết lòng yêu thương con, sẵn sàng hi sinh vì con.

Tình cảm của Tí dành cho cha cũng rất sâu đậm. Nghe câu chuyện từ ông ngoại, cậu không oán trách cha gây ra cái chết của mẹ, bỏ 3 anh em lại mà bỏ trốn, cậu chỉ cảm thấy thương và quý trọng cha. Ngay khi nghe tin cha, cậu đuổi theo. Thậm chí, Tí sẵn sàng bỏ cả cả hạnh phúc của bản thân, dù rằng cuộc sống của cậu đầy hứa hẹn. Tí chính là một người con có hiếu nghĩa.


Câu 3

Tình cha con được tác giả thể hiện qua tình huống truyện kịch tính: Tí muốn chăm sóc cha, nhưng nếu cha cậu ở lại sẽ bị bắt. Sự mâu thuẫn trong lòng Tí đẩy lên cực điểm, và cuối cùng cậu đưa ra giải pháp: từ bỏ hạnh phúc các nhân của mình để ở bên chăm sóc cha.

Người đọc bị làm cảm động bởi những chi tiết của truyện. Đó là sự mong  ngóng sau mười một năm gặp lại của cha và con, nhưng hai người lại không thể ở bên nhau, sự hi sinh của mỗi người dành cho người kia, tạo thành mâu thuẫn truyện đối lập nhưng lại rất logic, hợp với mạch truyện.


Câu 4 

Tính cách nhân vật được khắc họa rõ qua tác phẩm:

- Nhân vật Sửu để lại ấn tượng cho người đọc là một người hiền lành, yêu thương con, cũng rất kiên quyết. Đồng thời anh cũng à người có lòng vị tha: tha thứ cho người vợ đã phản bội mình.

- Tí là người thấu hiểu, hiểu lí lẽ. Tí cũng là con người hết mực yêu thương cha của mình, có đức hi sinh, luôn đặt chữ hiếu lên đầu.


Câu 5 

Đoạn trích chỉ gồm những lời đối thoại của hai cha con, nhưng ta có thể thấy, mạch truyện được thúc đẩy theo lời đối thoại đó. Câu chuyện diễn ra hết sức lôi cuốn, mạch truyện nhanh, nhưng nó vẫn rất tự nhiên và sinh động. Lời ăn tiếng nói của các nhân vật đều là những lời nói đặc trưng, gắn với đời sống của người dân Nam Bộ. Màu sắc Nam Bộ thể hiện rõ nét qua ngôn ngữ đó. Chính vì thế, đoạn trích đã thể hiện được tài năng của Hồ Biểu Chánh, đồng thời cũng thể hiện phong cách viết đậm chất Nam Bộ của ông

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác