logo

Soạn bài: Cha con nghĩa nặng (chi tiết)

Tình phụ tử luôn là tình cảm thiêng liêng bậc nhất đối với mỗi người. Tuy không được đề cập quá nhiều trong văn học nhưng hầu hết các tác phẩm viết về tình cha con đều mang lại những cảm xúc, ý nghĩa rất đặc biệt. Cùng soạn bài Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh để hiểu hơn về tình cảm cha con trong tác phẩm nhé


Khái quát Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh)

Soạn văn 11: Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh)


Bố cục

- Phần 1 (từ đầu ... buồn rầu khổ cực nữa): tâm trạng của Trần Văn Sửu khi trên cầu Mê Tức

- Phần 2 (tiếp … trở lại liền): hai cha con gặp nhau cảm động

- Phần 3 (còn lại): hai cha con đoàn tụ


Tóm tắt:

“Cha con nghĩa nặng” là câu chuyện đã kể về tình cảm sâu nặng của cha con Trần Văn Sửu.Trần Văn Sửu là một người cha thương con vô bờ, chấp nhận hy sinh vì con. Ông là một người tù, lòng nhớ nhung con thúc giục ông lẻn vè thăm con, nhưng rồi sự tình chẳng viên mãn khi ông có ý định tự tử vì sợ liên lụy tới con.Sự âm thầm theo dõi cuộc sống của con và ông ngoại đã tạo nên chút niềm tin vào sự sống, niềm tin gặp được con mình. Con trai ông là Trần Văn Tý là một người con có hiếu, biết cha mình đi tù cũng không hề ghét bỏ mà yêu thương cha. Truyện là những trang văn mà tác giả thể hiện tình nghĩa cha con với giá trị nhân đạo sâu sắc.


Soạn bài: Cha con nghĩa nặng

Câu 2 (trang 163 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Tình nghĩa cha con trong đoạn trích được thể hiện sâu nặngở cảhai phía người cha và người con:

- Về người cha:

+ Trần Văn Sửu đã biệt tích hơn chục năm trời, cuộc gặp gỡ này giữa cha vợ và các con được ươm hạt từ những ân hận và nhớ thương

+ Trần Văn Sửu đã thỏa lòng khi biết tin các con của anh không phải chịu khổ vất vả nhiều, anh sung sướng khi cha vợ báo chuyện các con anh được nhận nuôi bởi bà hương quán Tồn thương: một người làm con dâu bà, một người cũng sắp lập gia đình

+ Anh như những người cha khác, có một lòng hy sinh cao cả, nguyện lấy cái chết của mình đem lại bình yên cho các con.

→ Nhân vật Trần Văn Sử là hình ảnh một người cha vô cùng thương yêu và lo lắng cho con, vì hạnh phúc, vì tương lai con anh có thể chấp nhận đánh đổi sinh tử, sẵn sàng chịu khó chịu khổ xa con, thay đổi cái tên cái họ vì con.

- Về người con:

+ Đó là một người có tình cảm rất mạnh mẽ và quyết liệt.

+ Người con thương cha, và càng thương càng quý trọng cha hơn khi cậu ngầm theo dõi câu chuyện của cha, nhận ra tình thương vô bờ của cha với mình. Cậu vụt chạy đuổi theo khi cha cậu nghe lời ông ngoại mà đi.

+ Người con ấy mang trong mình nỗi lo lắng, lòng thương cha. Cậu dứt khoát trong quyết định bỏ nhà của mình, hi sinh tình yêu vừa kịp đến để theo, để lo cho người cha thân yêu.

→ Người cha tốt bụng thương con thì người con thật hiếu nghĩa, chân thành, đáng thương và cũng thật đáng trọng

Câu 3 (trang 163 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Nhiều tình huống nghệ thuật có kịch tính cao gây nên những mâu thuẫn:

- Tình huống mâu thuẫn giữa hạnh phúc của con và sự ra đi của người cha. Tình cha con sâu nặng, con hạnh phúc cũng đồng nghĩa với cha hạnh phúc, nhưng cha lại muốn xa con trong khoảng thời gian ấy. Khó lí giải tại sao điều này lại xảy ra nếu ta chưa biết người cha ấy từng đi tù. Ông thương con, ông nghĩ rằng không ai muốn gả con gái cho con của một người tù.

- Tình huống truyện căng thẳng, rối ren khi mà cuộc gặp gỡ đầy xúc động của hai cha con sau 11 năm vẫn cứ hoài lưu giữ bóng đen quá khứ.

→ Chủ đề “cha con nghĩa nặng” được đặc biệt thể hiện khi người con đưa ra cách giải quyết. Cách giải quyết ấy gây xúc động mạnh cho người cha lẫn bạn đọc. Cái kết tốt đẹp mà đã khiến cho ngừi đọc cảm nhận được tình cha con sâu nặng, cái lẽ sống, cái đạo lý sống tốt đẹp mà tác giả truyền đạt.

Câu 4 (trang 163 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra tính cách con người Nam Bộ qua hình ảnh nhân vật người con Tí. Đó là con người mạnh mẽ, không khuất phục trước hoàn cảnh: đưa ra cách giải quyết hợp tình, giải thoát tình huống tưởng như bế tắc, vừa là vỗ về chính mình, vừa yên lòng cha, dù còn nhiều khó khăn nhiều phức tạp nhưng luôn vững vàng tin tưởng.

- Hình ảnh người cha cũng là một đại diện cho những con người Nam Bộ, con người thương con vô hạn, sẵn sàng bỏ lại mạng sống của mình vì hạnh phúc của con.

→Tính cách con người Nam Bộ được thể hiện qua hai nhân vật người cha và con bằng những diễn biến tâm lí nhân vật và lời độc thoại đối thoại.

Câu 5 (trang 163 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Nghệ thuật kể chuyện được thực hiện theo trình tự thời gian tuyến tình, nó giúp cho người đọc dễ theo dõi, nắm được cốt truyện

- Cùng với việc miêu tả giản dị, chân thật các nhân vật qua các ngôn ngữ đối thoại, xây dựng những cao trào, những mâu thuẫn, cảm động cả nhân vật lẫn người đọc.

- Tác giả nhấn mạnh nói đến tính cách người Nam Bộ khi sử dụng ngôn ngữ rất đời sống, rất gần gũi. Điều này tạo nên màu sắc tượng trưng cho văn phong Hồ Biểu Chánh.


Tổng kết bài Cha con nghĩa nặng

Soạn văn 11: Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh) | Ngữ văn 11 chi tiết nhất

Các bài viết liên quan:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác