logo

Soạn bài: Vi hành - Nguyễn Ái Quốc (chi tiết)

Hướng dẫn soạn bài Vi hành để thấy được tài năng kể chuyện sinh động, nhẹ nhàng mà hóm hỉnh sâu cay của Nguyễn Ái Quốc khi xây dựng hình tượng tên vua bù nhìn Khải Định qua cái nhìn và nhận xét của hai thanh niên người Pháp trên chuyến tàu điện ngầm Paris.


Khái quát bài Vi hành (Nguyễn Ái Quốc)


Bố cục

- Phần 1 (từ đầu …“vi hành” đấy): Kể lại cuộc trò chuyện đôi trai gái trên chuyến tàu ngầm

- Phần 2 (còn lại): Nhận định tác giả với thái độ mỉa mai cho vua Khải Định


Tóm tắt:

Người kể chuyện của câu chuyện là nhân vật “tôi” – một người An Nam da vàng. “Tôi” kể lại chuyện đôi trai gái nói với nhau trên tàu điện ngầm. Vì ánh nhìn khinh thường cười cợt của người Tây với người da vàng, đôi trai gái bàn luận, nhận xét lầm tưởng nhân vật “tôi” chính là vị vua Khải Định được thực dân Pháp đưa đến Pháp. Họ vô tư nói về vị vua này như một tên hề, như một con rối rẻ tiền. Mà thực ra đó cũng là hình ảnh vị vua An Nam trong thực tế. Khi cặp đôi ấy xuống tàu, nhân vật “tôi” nhớ về câu chuyện của vua Pie thời bé, “tôi” đã biết về cuộc vi hành của vị vua đó, cả vua Thuần. Từ đó mà liên tưởng suy diễn về cuộc vi hành mờ ám, cuộc vi hành được thực hiện vì mục đích riêng của Khải Định chứ không phải vì dân chúng. Câu chuyện cũng là một tiếng nói về việc châm biếm cách đối xử khinh thường của thực dân với người Việt Nam yêu nước.


Soạn bài Vi hành

Câu 1 (trang 171 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện xuất hiện ở sự nhầm lẫn giữa bên trong và bên ngoài, giữa bản chất và hình thức, cái bù nhìn sa đọa – thực chất mục đích của việc đưa Khải Định sang Pháp của thực dân Pháp.

Câu 2 (trang 171 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Tình huống mà tác giả sáng tạo độc đáo được thể hiện:

Tình huống mở đầu: sự nhầm lẫn, lời bàn tán của cặp đôi người Pháp trên chuyến tàu điện ngầm. Họ nhầm lẫn khi cho rằng nhân vật “tôi” chính là vua Khải Định được đưa sang Pháp.

- Tác dụng

+ Con mắt người phương Tây nhìn về người châu Á còn quá mờ nhạt, họ không phân biệt được người da vàng với nhau, họ có biết đâu ai là vua ai là quan.

+ Vì là nhầm lẫn nên nó khá khách quan, qua giọng văn hài hước, sâu cay và trải nghiệm đáng nhớ này, nhân vật “tôi” vỡ ra nhiều điều về câu chuyện thầm tinh quái của đôi trẻ.

+ Vua Khải Định trong truyện chỉ xuất hiện như cái bóng, như đối tượng được nói đến một cách tình cờ, nhưng cũng vì tình cờ mà rõ ràng hơn, sâu sắc hơn và khách quan hơn. Chân dung một vị vua dưới con mắt châm biếm.

Câu 3 (trang 171 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

∗ Hình tượng nhân vật Khải Định không có lời thoại nhưng lại rất rõ ràng về hình ảnh:

- Ngoại hình

+ Như đặc trưng của người da vàng, vị vua phương Đông này có làn da vàng bủng như quả chanh, mũi tẹt, mắt xếch

+ Trang phục lố lắng, nó chẳng ra dáng một phong cách cụ thể, mà chỉ cốt khoe trang sức lụa là, sự giàu có bóng bẩy được đeo trên người khoe mẽ.

+ Cái giọng văn về điệu bộ mới thật lắm nghĩa, đó là điệu lấm lét lúng túng như phường vụng trộm

- Hành động, thái độ: nhút nhát, lén lút vi hành.

→Vài nét đơn giản nhưng cũng cho thấy được bản chất ông vua bù nhìn, ông vua của vẻ ngoài rởm đời, như một con rối được giật dây từ bàn tay thực dân, để mua vui, để trở thành một thằng hề, làm kẻ tay sai ngu ngốc.

∗Qua hình tượng nhân vật vua Khải Định bù nhìn, ta thấy được tính chiến đấu mạnh mẽ của tác phẩm. Một mặt tác phẩm tố cáo thực dân cùng chế độ chính sách dã man và bịp bợm của chúng, vạch trần những chính sách ngu dân, đầu độc những người da vàng còn ngây thơ bằng thuốc phiện và rượu cồn. Phần nào cũng lột tả các chính sách lừa bịp quốc tế của lũ thực dân và tay sai, miệng nói văn mình nói khai hóa không ngừng nhưng thực chất là lũ cướp nước. Tác giả còn nói lên cái chế độ nhà tù, chế độ mà những truy nã khắc nghiệt cứ bám víu dò xét những người yêu nước trên khắp đất Pháp.


Khái quát tác phẩm Vi hành

Soạn văn 11: Vi hành (Nguyễn Ái Quốc) | Ngữ văn 11 chi tiết nhất

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác