logo

Soạn bài: Tinh thần thể dục (chi tiết)

Hướng dẫn soạn bài Tinh thần thể dục trong SGK Ngữ văn 11 để thấy được hiện trạng xã hội lúc bấy giờ vô cùng nhố nhăng, hỗn độn, và thối nát bên cạnh đó là số phận đáng thương của những người nông dân.


Khái quát tác phẩm Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan)

Soạn văn 11: Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan)


Bố cục

- Phần 1 (từ đầu.. Lê Thăng): trát quan tới làng đưa lệnh của quan trên

- Phần 2 (tiếp… “vâng”): Sự van nài của những người bị bắt đi xem bóng

- Phần 3 (còn lại): Cảnh lùng sục, ép buộc người đi xem thể thao


Tóm tắt:

Tinh thần thể dục là truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan. Truyện là tiếng nói phê phán mạnh mẽ, dứt khoát thói giả dối, lừa bịp mị dân của lũ thực dân phong kiến. Chế độ có trên có dưới, chế độ bắt người tập trung đi “chơi” cũng là một chính sách tưởng hay ho mà lại không hề. Chúng tưởng có thể lu mờ ý chí cứu nước của dân ta ư. Dù quan có đặt điều bắt dân ta làm những việc vô lí như vậy thì người dân xã Ngũ Vọng cũng không muốn tuân theo. Điều này gây nên những cảnh tượng bi hài lẫn lộn. Người thì chạy trốn bị lôi lên, người thì lo lót, khẩn cầu cái con người được gọi là ông lí để không phải đi xem bóng đá – thú vui không phù hợp chút nào với những người dân vất vả kiếm miếng ăn. Không đủ số người, lí trưởng phải đe dọa, lùng sục như lùng tử tù bỏ trốn. Trận bóng diễn ra mà lí tưởng phải canh giữ không để dân trốn chạy như những tù nhân.


Soạn bài Tinh thần thể dục

Câu 1 (trang 177 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Bố cục

- Cách dựng truyện của Nguyễn Công Hoan có nét độc đáo khi thể hiện được mâu thuẫn và cái cười trào phúng giữa bản chất và hình thức của phong trào thể dục thể thao mà Pháp đề ra bắt buộc người dân thực hiện theo. Cái mâu thuẫn thể hiện ở sự thúc ép, sự bắt bớ, hành hạ nhân dân của lũ thực dân. Những ai thích thể thao thì không cần nhắc nhở nói chuyện họ cũng tự nguyện thực hiện và theo dõi thể thao, còn với những người quá nhiều điều phải lo lắng, không có yêu thích thể thao thì họ lại bị thúc ép, bị bắt đi xem thể thao như một tù binh vậy. Sự tự do của họ đặt ở đâu. Nhân lúc này, bọn hương lí đục nước béo cò bóc lột tiền của, bòn rút sức lực của nhân dân nghèo khó. Cái trào phúng cứ lồng ghép vào các mâu thuẫn, khi mà “tinh thần thể dục” được diễn ra trong cảnh hỗn độn, một mớ bòng bong nhố nhăng bởi chính sự thối nát của chế độ, vẽ nên cả tấn bi kịch.

Từ đây tác giả đã viết nên chân thực cảnh đời éo le, những số phận đáng thương của con người. Cười mà vẫn xót, xót cái khổ của người nông dân vừa mất tự do, vừa mất bình đẳng, lại mất của cải.

Câu 2 (trang 177 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện nằm ở mâu thuẫn giữa chính quyền với dân nghèo, giữa sự hô hào lớn tiếng của bọn quan lại thực dân phong kiến đòi hỏi những người dân nghèo đi xem bóng đá với lời van xin từ chối tham gia xem thể thao, mong muốn được ở nhà của người dân, giữa hành động tìm cách trốn tránh “tinh thần thể dục” của người dân với việc đi cổ vũ bóng đá.

- Từ mâu thuẫn cơ bản, truyện có mâu thuẫn trào phúng với từng cảnh:

+ Chính cái mệnh lệnh yêu cầu gắt gao đã dẫn đến tình cảnh dân làng Ngũ Vọng đi xem thể thao trong nỗi sợ hãi và trốn tránh cái lệnh vô lí đó.

• Nực cười thay rằng anh Mịch xin xỏ, van nài ông lí để không phải đi xem đá bóng, anh chấp nhận đi làm trừ nợ nhưng như vậy vẫn chưa thỏa đáng đối với ông lí.

• Đáp trả cái khuôn mặt, lời lẽ van xin khẩn nài của anh Mịch, ông lí chẳng những không thương mà còn dọa dẫm, thốt một lời lẽ thật vô trách nhiệm và vô cảm: “kệ mày”

+ Không van xin khẩn cầu như anh Mịch, bà cụ Phó bính chọn việc hối lộ để cho qua chuyện đi xem bóng đá, để cho một thằng khác – thằng Sang đi thay.

+ Tự nguyện khó thì người ta phải dùng bạo lực, lũ lính đi tróc nã truy tìm người dân đi xem bóng. Điều này dẫn đến một cảnh tượng đến buồn cười:

• Trốn đằng trời vẫn cứ bị lôi ra như thằng Cò ôm con nằm trong đống rơm mà vẫn bị bại lộ. Người người chạy trốn, lẩn tránh, người người cầu xin… hỗn loạn.

• Bi hài cảnh lí trưởng như kẻ coi ngục canhđoàn người đi xem bóng đá như canh tù nhân.

Câu 3 (trang 177 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

“Tinh thần thể dục” mang ý nghĩa phê phán bởi chính cái hiện thực được phô bày một cách chân thực, cái hiện thực giả tạo, lố lăng thật đáng cười chê. Cái chế độ ấy, chế độ người bắt nạt người, kẻ thực dân người phong kiến dở dở dang dang còn đang tàn phá dân nghèo, những con người lao động. Tác phẩm cũng đã lột trần được thứ âm mưa đê hèn của lũ thực dân, bày ra “phong trào thể thao” ư, “sức khỏe nòi giống” ư? (Cười) chỉ là cái cớ thôi, cái cớ để chúng ta lầm tưởng thực dân đến đây khai hóa văn minh thật, phủ mờ đi lí trí cứu nước vĩ đại trong lòng dân. Nực cười làm sao!


Tổng kết tác phẩm Tinh thần thể dục

Soạn văn 11: Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan) | Ngữ văn 11 chi tiết nhất

Các bài viết liên quan:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác