logo

Soạn bài: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn (chi tiết)


Soạn văn 11: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn


I. Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

1. Mục đích của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là thu thập thông tin về một chủ đề quan trọng, chủ đề có ý nghĩa. Nếu là phỏng vấn xin việc thì đó là để người được phỏng vấn thể hiện bản thân, người phỏng vấn có nhận định đúng về người tham gia phỏng vấn có đủ năng lực trình độ làm việc hay không. Nếu đó là phỏng vấn người nổi tiếng thì mục đích để lấy thông tin về người nổi tiếng đó (quá khứ, tư tưởng, quan điểm, nỗ lực…)

2. Nói như trên là đúng vì một xã hội dân chủ là một xã hội tôn trọng tiếng nói của mỗi con người, biết đề cao con người, đề cao sự khách quan, sự thật. Tôn trọng hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn chính là tôn trọng sự thật, quyền bày tỏ ý kiến của công chúng.


II. Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn

1. Chuẩn bị phỏng vấn

a. Những thông tin về nội dung cuộc phỏng vấn như chủ đề, mục đích, đối tượng thì chưa đủ. Bởi nếu cứ như thế phỏng vấn có chắc chúng ta có thể lưu giữ được những thông tin quan trọng bằng trí nhớ. Chúng ta cần có phương tiện thực hiện phỏng vấn, đó có thể là sổ tay, bút, đặc biệt với phỏng vấn lấy âm thanh, hình ảnh thì chúng ta còn nên chuẩn bị những phương tiện máy quay, máy ghi âm chất lượng tốt. Các yếu tố nội dung và cách thức của bài phỏng vấn có sự liên kết gắn bó nhau.

b. Để đạt được mục đích phỏng vấn, câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu:

+Tính súc tích ngắn gọn mà vẫn rõ ý

+Câu hỏi được đưa ra dựa trên mục đích và đối tượng thực hiện phỏng vấn.

+Bám sát và làm rõ chủ đề

+Không mắc lỗi logic, có liên kết với nhau và được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

- Chọn A

2.Tiến hành phỏng vấn

a. Khi phỏng vấn, người phỏng vấn tất nhiên sẽ có sự chuẩn bị các câu hỏi có sẵn, tuy vậy nếu chỉ chăm chăm hỏi những câu đã có sẵn mà không tùy ngữ cảnh, tùy câu trả lời của người được phỏng vấn mà hỏi rộng thêm về lĩnh vực liên quan đến câu hỏi ấy thì sẽ khá cứng nhắc và thiếu tự nhiên cho người được phỏng vấn. Nên có thêm các câu hỏi “ngẫu hứng”, “ứng đối”.

Các câu hỏi dạng ấy vừa làm câu chuyện liên tục, không rời rạc, mà còn khiến người được phỏng vấn thấy thoải mái hơn và trả lời đúng ý hơn. Đôi lúc người được phỏng vấn dễ nói lan man, lạc đề, đi quá xa chủ đề mà người phỏng vấn hỏi thì các câu hỏi này sẽ nhắc nhở và kéo họ lại chủ đề phỏng vấn. Trong trường hợp người được phỏng vấn thấy bế tắc và khó trả lời vì chưa có ý hoặc ngôn ngữ truyền đạt không rõ ràng thì các câu hỏi gợi mở sẽ gợi ra hướng trả lời rõ ràng hơn.

b.Trong quá trình phỏng vấn, ngoài sự khiêm tốn, nhã nhặn và lắng nghe, người phỏng vấn cần lịch thiệp, chân thành, có đồng cảm và hợp tác, người phỏng vấn cũng cần có thái độ tôn trọng ý kiến cũng như tôn trọng người được phỏng vấn.

c. Không bao giờ một người phỏng vấn chuyên nghiệp lại quên dành câu cảm ơn cho người được phỏng vấn để thể hiện sự trân trọng của họ sau khi kết thúc phỏng vấn.

3. Biên tập khi phỏng vấn

Khi biên tập người phỏng vấn được phép sửa lại lời nói của người được phỏng vấn cho hay hơn (trường hợp dẫn gián tiếp), có thể ghi lại ánh mắt, cử chỉ của họ nhưng không được thay đổi nội dung chính mà họ đã trả lời, vì như vậy là thiếu tôn trọng sự thật khách quan.


III. Những yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn

Người trả lời phỏng vấn phải trung thực, có chính kiến, nêu lên được quan điểm rõ ràng của mình. Nếu trình bày hấp dẫn được thì càng tốt


Luyện tập

Bài 1 (trang 182 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Nhận xét về người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn trên truyền hình:

- Về người phỏng vấn

Phóng viên sự chuẩn bị kĩ lưỡng nhiều câu hỏi trọng tâm, phong phú, khai thác được thông tin; câu dẫn dắt tự nhiên, khéo léo, nhã nhặn, lịch sự.

- Về người trả lời phỏng vấn

Họ khá thẳng thắn trung thực, trả lời rõ ràng, thái độ hợp tác, thân thiện và lịch sự

Bài 2 (trang 182 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Cách hay nhất để trả lời câu hỏi là thành thật chỉ ra điểm yếu của bạn và đồng thời chỉ cách thức bạn biến điểm yếu thành điểm mạnh của mình

- Có thể nêu những nhược điểm, nhưng đó là những nhược điểm ít ảnh hưởng đến công việc mình muốn xin làm và nhiều người mắc phải dễ được thông cảm: ngủ dậy muộn, dễ tin người, thỉnh thoảng nóng tính…

Bài 3 (trang 182 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Chuẩn bị các câu hỏi xoay quanh chủ đề xem phim:

+ Bạn có quan tâm đến lĩnh vực phim ảnh không? (Nếu có thì thực hiện tiếp các câu hỏi dưới)

+ Bạn thích nhất bộ phim nào? Đó là phim thuộc thể loại gì?

+ Bạn có thể nói tóm tắt về nội dung phim được không?

+ Bạn cảm nhận được những thông điệp gì xoay quanh bộ phim mà đạo diễn muốn truyền đạt

+ Những nhân vật nào bạn thấy ấn tượng trong bộ phim đó? Có lý do nào để bạn cảm thấy ấn tượng với nhân vật đó hay không?

+ Cảnh quay nào gây ấn tượng mạnh mẽ nhất cho bạn về cảm xúc?

+ Bạn có hài lòng với kết phim hay không? Nếu không, bạn thích một cái kết như thế nào? Tại sao?

- Việc trả lời các câu hỏi cũng cần tính chất đầy đủ và dí dỏm, phù hợp với sự cảm thụ của lứa tuổi với vấn đề được hỏi

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác