logo

Soạn bài: Tinh thần thể dục (ngắn nhất)

Hướng dẫn Soạn bài Tinh thần thể dục ngắn nhất. Với bản soạn văn 11 ngắn nhất này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.


Khái quát tác phẩm Tinh thần thể dục

Soạn bài Tinh thần thể dục ngắn nhất | Soạn văn 11 ngắn nhất – TopLoigiai


Tóm tắt tác phẩm Tinh thần thể dục

Truyện mượn câu chuyện giữa một bên là bóng đá với một bên là tình cảnh khốn khó và tìm cách thoái thác của người dân nghèo khổ để miêu tả mâu thuẫn giữa chính quyền thực dân và bọn chức dịch kỳ hào cổ vũ khuếch trương tinh thần thể dục.


Soạn bài Tinh thần thể dục


Câu 1

Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến nay sức, Lê Thăng): Lệnh quan trên ban bố về làng

- Phần 2 (tiếp theo đến Vâng): Những người bất đắc dĩ bị bắt đi xem bóng đá tìm cách thoái thác.

- Phần 3 (còn lại): cảnh lùng sục để bắt đủ người xem bóng đá.

Nguyễn Công Hoan dựng lên câu chuyện theo dòng chảy của thời gian, nhưng mỗi phần lại phân ra thành nhiều cảnh khác nhau, tổng cộng có năm cảnh.

- Cảnh đầu là cảnh tờ trap về làng.

- Ba cảnh tiếp theo là cảnh ông Lý đi nhắc người đi xem bóng đá và cách người dân van xin cũng như đối phó với ông Lý.

- Hai cảnh cuối là cảnh lùng những người không đến, và dẫn những người tìm được đi xem như áp giải phạm nhân.

- Các cảnh như các lớp diễn của vở kịch, kết nối với nhau để đưa ra các khía cạnh khác nhau của câu chuyện.


Câu 2 

Mâu thuẫn của truyện đến từ việc quan bắt phải có một trăm người đi xem bóng đá, nhưng người dân không muốn đi. Một việc làm vốn là tự nguyện và là một hoạt động tích cực, nhưng đối với người dân nó lại trở thành tai họa.

Mỗi phân cảnh đều có nét trào phúng riêng của mình:

- Cảnh 1: lệnh quan tuyên về bắt đi xem bóng đá. Xem bóng đá vốn là một hoạt động tự nguyện, thuộc về sở thích cá nhân, nay lại trở thành bắt buộc.

- Cảnh 2: Ông lý đến nhà anh Mịch để bắt đi nhưng anh Mịch lấy lý do là phải đi làm trả nợ để từ chối, mặc dù van xin cỡ nào cũng không được vì đã đến lượt anh đi.

- Cảnh 3: nhà bác Phô lấy lý do chồng ốm, thậm chí đề nghị vợ đi thay chồng nhưng vẫn không được chấp nhận.

- Cảnh 4: Bà cụ Bính có tiền nên đã đút lót và thuê người đi thay. Ông lý dù đã đồng ý, tay đút 3 hào vào túi nhưng vẫn giả vở trách mắng thái độ của bà cụ Bính.

- Cảnh 5: Người dân tìm mọi cách để trốn không phải đi xem bóng đá những cụ Lý sai lính lùng sục, bới mọi góc nhằm tìm được người thì thôi.

- Cảnh 6: Cảnh đoàn người đi xem bóng đá những không khác gì bị áp giải, bốn góc đều có người canh, khuôn mặt thì không vui. Câu nói của ông lý mang lên cuối bài mang đậm chất trào phúng, nó vạch trần sự ngang trái của câu truyện: tại sao đi xem bóng đá mà phải trốn?


Câu 3 

Truyện vạch trần sự giả dối, ngang ngược của tầng lớp thống trị. Tinh thần thể dục vốn là vấn đề tố nhưng sự giả dối của tầng lớp cai trị đã bóp méo giá trị của nó. Trong hoàn cảnh đói khổ của người dân, tình thần thể dục ấy xuất hiện như một sự châm biếm, bóc mẽ sự thối nát của tầng lớp thống trị.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác