logo

Soạn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 2. Tác phẩm (ngắn nhất)

Để đáp ứng được mong muốn của các bạn học sinh có 1 bản Soạn văn 11 ngắn nhất, dễ hiểu nhưng vẫn phải đầy đủ các ý chính, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 2. Tác phẩm ngắn nhất theo phương pháp đó. Hi vọng bản soạn văn này sẽ giúp các bạn hiểu bài nhanh chóng hơn.


Khái quát tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 2. Tác phẩm ngắn nhất | Soạn văn 11 ngắn nhất – TopLoigiai


Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc


Câu 1

Văn tế là một loại văn thường gắn với phong tục tang lễ, kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã khuất, qua đó thể hiện lòng thương cảm.

Văn tế có thể được viết theo nhiều thể: văn xuôi, thơ lục bát, song thất lục bát, phú,... Bố cục của văn tế thường là: lung khởi, thích thực, ai vãn và kết. Giọng điệu chung của bài văn tế nói chung là lâm li, thống thiết, sử dụng nhiều từ ngữ giàu cảm xúc, những từ ngữ, hình ảnh có giá trị cao.

- Bố cục của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:

+ Đoạn 1 - Lung khởi (từ Hỡi ôi đến... tiếng vang như mõ): tố cáo tội ác của địch và ca ngợi sự hi sinh của người nghĩa sĩ.

+ Đoạn 2 - Thích thực (từ câu 3 đến câu 15): Miêu tả cuộc đời người nghĩa sĩ qua từng giai đoạn.

+ Đoạn 3 - Ai vãn (từ câu 16 đến câu 28): Tác giả và nhân dân thương xót trước cái chết của người nghĩa sĩ.

+ Đoạn 4 - Kết (hai câu cuối): Linh hồn người nghĩa sĩ sẽ mãi mãi bất tử.


Câu 2

Người nghĩa sĩ Cần Giuộc xuất thân từ người nông dân nghèo cần cù, không biết chiến đấu, nhưng trước quân thù để bảo vệ đất nước, họ quyết vùng lên. Bằng nghệ thuật tương phản “chưa quen” với “chỉ biết”, “vốn quen” với “chưa biết” tác giả đã khái quát lại quá trình từ người nông dân hiền lành chất phác, trở thành người anh hùng với tầm vóc vĩ đại.

Họ có một tinh thần yêu nước nồng nàn, thể hiện qua sự thay đổi cảm xúc trước sự xâm lược của quân Pháp, đi từ lo sợ đến trông chờ, căm thù rồi quyết định đứng lên chống giặc.

Những người nghĩa sĩ họ vốn là những người nông dân chân lấm tay bùn, không quen chiến đấu, nhưng họ sẵn sàng đứng lên, với quân trang, trang bị thô sơ chỉ là những manh áo vải, những ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cút,…, họ đã tạo nên một trang sử hào hùng. Nó còn thể hiện qua những hành động mạnh mẽ: đạp rào, lướt xông vào, những hành động nhanh gọn dứt khoát: đốt xong, chém rớt đầu,…Một trận chiến đầy cam go, quyết liệt như hiện lên trước mắt chúng ta.

Tác giả đã dựng lên bức tượng đài về người nghĩa sĩ Cần Giuộc tuy bề ngoài thô sợ, nhưng học có những phẩm chất cao đẹp như giàu lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu anh dũng không ngại hy sinh.

Đoạn văn không sử dụng những chi tiết lí tưởng hóa, tất cả các hình ảnh đều chân thực, gần gũi, nhưng lại mang sự khái quát cao, mang đến cho người đọc cái nhìn tổng thế. Giọng văn vừa có sự hào hùng, lại mang một chút gì đó xót xa, thương cho số phận người nghĩa sĩ. Đồng thời đoạn văn cũng thể hiện đặc điểm tiêu biểu trong văn Nguyễn Đình Chiểu: màu sắc Nam Bộ phong phú.


Câu 3 

Đoạn 3 xuất hiện nhiều tiếng khóc:

- Đó là tiếng khóc thương cho người liệt sĩ hy sinh vì đất nước nhưng tiếc thay, nghiệp lớn chưa thành.

- Là tiếng khóc xót xa của những gia đình mất người thân, của mẹ già mất còn, vợ trẻ mất chồng, con thơ mất cha.

- Nó cũng là tiếng khóc của sự căm hờn quân địch tàn ác, đẩy cuộc sống của người dân vào nghèo khổ, giết hại những người nghĩa sĩ, là lời ai oán trước cảnh đất nước nghèo đói, đau thương trước quân địch.

- Đây là tiếng khóc chung của cả một đất nước chứ không của riêng cá nhân nào. Nó không bi lụy, thảm thương mà mag cái gì đó hào hùng, là niềm tự hào trước sự anh dũng của người từ sĩ Cần Giuộc, nó cũng là lời nhắc nhở về tinh thần chiến đấu bảo vệ dân tộc.


Câu 4 

Sự gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế đến từ những cảm xúc chân thành, mãnh liệt của nhà văn thể hiện qua câu chữ. Tiêu biếu như: “Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.” Câu văn vừa khắc họa tình cảnh thật lúc bấy giờ, vừa bộc lộ mạnh mẽ nỗi xót xa trước cảnh ly biệt, đồng thời nó vạch trần những tội ác xấu xa của quân địch, từ đó thể hiện sự căm ghét của nhà văn. Những cảm xúc đa chiều đan xen, kết hợp giọng điệu đa dạng, những câu văn bộc lộ trực tiếp cảm giác bi tráng, hình ảnh sống động đã góp phần làm nên sự gợi cảm mạnh mẽ của tác phẩm.


LUYỆN TẬP


Câu 2 

Câu văn của giáo sư Trần Văn Giàu nói về cái sống vinh nhục trong xã hội xưa: đánh Tây là vinh, theo Tây là nhục. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thể hiện sâu sắc quan điểm đó. Những dẫn chứng tiêu biểu chứng minh luận điểm đó là “Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.” hay “Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.”. Câu văn củng cố quan điểm của giáo sư Trần Văn Giàu, rằng theo quân địch làm việc xằng bậy là nhục, sống chỉ thêm buồn, thà rằng chịu chết mà vinh còn hơn nhẫn nhịn địch. Hai câu văn vừa là lời khẳng định chết vinh còn hơn sống nhục, vừa khẳng khái vạch trần sự nhục nhã, khổ sở khi theo quân địch, từ đó cổ vũ tinh thần chiến đấu của người nghĩa sĩ.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác