logo

Soạn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 1. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu (ngắn nhất)

Để đáp ứng được mong muốn của các bạn học sinh có 1 bản Soạn văn 11 ngắn nhất, dễ hiểu nhưng vẫn phải đầy đủ các ý chính, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 1. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu ngắn nhất theo phương pháp đó. Hi vọng bản soạn văn này sẽ giúp các bạn hiểu bài nhanh chóng hơn.


Khái quát Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 1. Tác giả Nguyễn Đình

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 1. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu ngắn nhất | Soạn văn 11 ngắn nhất – TopLoigiai


Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 1. Tác giả Nguyễn Đình


Câu 1

- Nguyễn Đình Chiểu sinh năm 1822, mất năm 1888.

- Ông có tự là Mạch Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai.

- Sinh tại quê mẹ: làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh), xuất thân trong gia đình nhà nho.

- Năm 1843, ôn thi đỗ tú tài.

- Năm 1846 ông ra Huế học, chuẩn bị thi tiếp thì nhận được tin mẹ mất, ông phải bỏ thi về chịu tang mẹ. Nhưng ông không may bị đau mắt rồi mù.

- Về lại quê hương Gia Định, ông mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân và làm thơ.

- Giặc Pháp dụ dỗ, nhưng ông vẫn giữ tấm lòng son sắt thủy chung với đất nước, nhân dân.

⇒ Nguyễn Đình Chiểu là một người có tài, nhưng cuộc đời không may mắn, ông trải qua nhiều khó khăn. Nhưng vượt lên sự khó khăn đó, ông sống giàu nghị lực, vượt qua khó khăn, giàu lòng nhân ái giúp đỡ người khác, có một tấm lòng yêu nước nồng nàn, kiên cường trước kẻ thù.


Câu 2 

Lí tưởng đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu dựa trên tình thương người. Ông thấu hiểu nỗi khó khăn của những con người khốn khổ, hết lòng giúp đỡ người khác. Đây là tư tưởng chủ đạo của đạo

Tình yêu nước trong văn Nguyễn Đình Chiểu thể hiện qua những dòng văn ghi lại chân thực đau thương một thời của đất nước, làm tăng nhuệ khí chiến đấu. Ông thẳng thắn tố cáo tội ác của quân thù, ngợi ca sĩ phu yêu nước, đồng thời phản kháng mãnh liệt sự dụ dỗ của quân địch. Tác phẩm của ông đã khích lệ cao tinh thần chống giặc của nhân dân, đánh thức lòng yêu nước, đồng thời chỉ ra con đường đúng đắn.

Sắc thái Nam Bộ trong văn ông thể hiện qua các nhân vật từ lời ăn tiếng nói mộc mạc, bình dị đến tâm hồn nồng nhiệt, chất phác, cách cư xử khoáng đạt, hồn nhiên,…Sắc thái Nam Bộ còn thể hiện qua lối thơ  thiên về kể truyện mang màu sắc diễn xướng rất phổ biến trong văn học Nam Bộ.


Câu 3

Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Trãi đều là những con người yêu nước, thương người nên thơ văn của họ đều giàu lòng yêu nước và lấy nhân nghĩa làm nền tảng. Nhưng nếu Nguyễn Trãi chỉ cho rằng nền tảng nhân nghĩa là quyền lợi của nhân dân thì Nguyễn Đình Chiểu lại lấy cuộc sống thường ngày của nhân dân, gần gũi với nhân dân là tiền để của nhân nghĩa.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác