logo

Soạn bài: Thực hành về thành ngữ, điển cố (ngắn nhất)


Soạn bài: Thực hành về thành ngữ, điển cố

Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Đoạn trích sử dụng khá nhiều các thành ngữ:

- Thành ngữ “một duyên hai nợ” dùng số từ “một, hai” và cách sáng tạo độc đáo “duyên, nợ” đi sóng đôi, diễn tả sự vất vả của bà Tú. Câu thơ diễn tả sự vất vả khi kiếm tiền để nuôi đủ “năm con với một chồng”.

- Năm nắng mười mưa khẳng định những khó khăn, vất vả mà bà Tú phải trải qua.

So với các thành ngữ có ý nghĩa tương đương, hai thành ngữ được sử dụng ngắn gọn hơn, kết hợp biện pháp tu từ được sử dụng trong thành ngữ đã nhấn mạnh ý nghĩa muốn truyền tải, tăng tính biểu cảm của câu thơ, từ đó đã khái quát nên bức tranh về người vợ tần tảo sớm hôm, chăm lo, vun vén đầy đủ cho chồng con.

Câu 2 (trang 66 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Thành ngữ “đầu trâu mặt ngựa” diễn tả sự hung tàn của bọn người đến khám nhà Thúy Kiều. Sử dụng thành ngữ là để so sánh bọn chúng với loài súc sinh như trâu, ngựa, nó cho thấy sự hung bạo, vô tổ chức như những con vật không có suy nghĩ, phường vô lại không có tình cảm.

“Chim lồng cá chậu” gợi một cuộc sống xa hoa, đầy đủ nhưng tù túng, không có tự do như bị nhốt trong “lồng”, trong “chậu”. Cuộc sống ấy nhìn bề ngoài thì rất xa hoa, tự như sống trong lầu vàng, gác tía, nhưng thật ra đầy tẻ nhạt, con người sống trong hoàn cảnh đó hoàn toàn mất tự do như không hoa mỹ như vẻ bề ngoài.

“đội trời đạp đất” gợi nên một khí thế anh hùng lớn lao, sánh ngang với trời đất. Thành ngữ này dùng để nói Từ Hải một lần nữa khẳng định khí thế của người anh hùng hiên ngang, bất khuất, sánh ngang với trời đất, thậm chí còn có phần vượt lên cả trời đất.

Câu 3 (trang 66 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Hai câu thơ nhắc đến hai điển cố là “giường kia”, và “đàn kia” nó gợi về một tình bạn thắm thiết như tri âm, tri kỷ, để đến khi người bạn mất đi, tác giả đã treo giường, bỏ đàn để tưởng nhớ bạn mình.

Điển cố là những chuyện xưa hoặc trong sách được dẫn ra để thể hiện những điều tương tự. Mỗi điển cố đều thể hiện một ý nghĩa cố định mà người viết muốn biểu đạt.

Câu 4 (trang 66 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Ba thu: Gợi về câu thơ “Nhất nhật bất biến kiến như tam thu hề”(một ngày không gặp tựa ba thu) trong Kinh Thi, diễn tả nỗi nhớ nhung da diết khi không gặp nhau, khắc sâu tình cảm của hai người. Đặt trong hoàn cảnh câu thơ, nó diễn tả tình cảm sâu đậm của Kim Trọng dành cho Thúy Kiều

Chín chữ: Là chín chữ nói về công ơn của cha mẹ với con cái trong Kinh thư gồm: sinh, cúc, súc, trưởng, dục, cố, phục, phúc. Trong thâm tâm Thúy Kiều, công ơn của cha mẹ khiến cô nơi đất khách quê người cô càng buồn tủi vì chưa trả được ơn ấy.

Điển cố “liễu Chương Đài” lấy từ truyện xưa, một vị quan xa nhà viết thư về cho vợ con: “ Cây liễu Chương Đài xanh xanh- Nay có còn không- Hay là tay khắc đã vịn bẻ mất rồi?” Thúy Kiều nhớ về Kim Trọng, nàng thấy tủi hổ, lo lắng vì nàng đã không giữ được lời thề, rời bỏ chàng Kim bước đi theo người khác.

Mắt xanh là lấy từ chuyện xưa Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì nhìn bằng mắt xanh (lòng đen), ghét ai thì nhìn bằng mắt trắng (lòng trắng). Điển cố đưa ra đánh giá của Từ Hải về Thúy Kiều, Thúy Kiều tuy sống trong lầu xanh, nhưng trước giờ chưa hề vừa ý ai.

Câu 5 (trang 57 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

a,

- Ma cũ bắt nạt ma mới: người cũ bắt nạt người mới đến.

- Chân ướt chân ráo: mới đến, chưa quen thuộc

Thay thế: Này các cậu, đừng có mà bắt nạt người mới đến. Cậu ấy vừa mới đến, chưa quen thuộc, mình phải tìm cách giúp đỡ chứ.

b,

-  cưỡi ngựa xem hoa: làm việc qua loa, không có hiệu quả.

Thay thế: Họ không đi tham quan, không đi thực tế kiểu qua loa, không có hiệu quả mà đi chiến đấu thực sự, đi làm nhiệm vụ của những chiến sĩ bình thường.

Câu 6 (trang 67 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Tuy có chút khó khăn, nhưng cuối cùng cô ấy cũng mẹ tròn con vuông.

- Trẻ con thì không nên trứng đòi khôn hơn vịt.

- Bao công sức nấu sử sôi kinh của cô ấy đã được đến đáp bằng giải nhất học sinh giỏi quốc gia.

- Những kẻ lòng lang dạ thú có thể có vẻ bề ngoài rất hiền lành.

- Từ ngày anh ấy giàu lên, anh ấy cư xử lễ nghĩa hơn hẳn, đúng là phú quý sinh lễ nghĩa.

- Anh đừng mơ lừa tôi, tôi đi guốc trong bụng anh rồi.

- Nói chuyện với nó như nước đổ đầu vịt.

- Bạn bè thẳng thắn nói chuyện bình tĩnh, dĩ hòa vi quý, chuyện gì cũng có thể giải quyết được.

- Đứa bé ấy con nhà lính, tính nhà quan, thật chẳng biết thương bố mẹ.

- Anh đừng thấy người sang bắt quàng làm họ, tôi không quen anh.

Câu 7 (trang 67 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Hơi yếu là gót chân A-sin trong giọng hát của cậu ấy.

- Hắn đi vay nợ khắp nơi, nợ như chúa Chổm.

- Học sinh không nên đẽo cày giữa đường, làm cái gì cũng phải cố gắng đến cùng.

- Hắn nhìn là biết là một gã Sở Khanh, thật tội nghiệp cho cô gái bị hắn lừa.

- Trong một chốc lớp tôi như có sức trai Phù Đổng, bỗng chốc thắng được đối thủ trong trận bóng đá.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác